TỈNH, CẤP HUYỆN
2.1. Mục đích và yêu cầu
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, cấp huyện là quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính. Quy hoạch sử dụng đất đai là tài liệu vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý, là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chếđược xử lý bằng phương pháp tổng hợp để hình thành các phương án và thông qua so sánh, lựa chọn, thực thi theo pháp lệnh của Nhà nước.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, cấp huyện được coi là hệ thống các giải pháp phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ và cụ thể hoá thêm một bước của quy hoạch sử dụng đất đai cả nước trên một vùng lãnh thổ.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh phải thực sự làm cơ sở của kế hoạch sử dụng đất 10- 15 năm, trùng với kế hoạch của quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tuỳ theo tính khả thi của phương án (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp). Quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ để chính quyền thực hiện thẩm quyền cụ thể của mình về thu hồi đất và giao đất hoặc chuyển mục đích sử dụng của các loại đất.
Quy hoạch sử dụng đất đai còn là công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộđất đai thông qua các tổ chức pháp quyền.
Đối tượng của quy hoạch là 6 loại đất như Luật đất đai 1993 quy định.
Các bước nội dung công việc và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện theo hướng dẫn do Tổng cục Địa chính ban hành. Tuỳ theo đặc thù của từng vùng, mỗi loại đất chiếm tỷ lệ khác nhau trong tổng diện tích tự nhiên và được chia nhỏ ra các đơn vị đất khác nhau. Trong khi tiến hành quy hoạch cần cụ thể hoá và chi tiết hoá cho phù hợp yêu cầu của từng giai đoạn và phân dị giữa các vùng.
2.2. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, cấp huyện
2.2.1. Các văn bản pháp quyền
Những căn cứ cho việc lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, cấp huyện dựa vào những văn bản sau:
-Luật đất đai (1993, 1998).
-Các văn bản dưới luật (Nghị định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn của các ngành địa chính hoặc liên ngành).
2.2.2. Các tài liệu nghiên cứu tiền kế hoạch
+ Tài liệu quy hoạch định hướng sử dụng đất và kế hoạch giao đất nông - lâm nghiệp có rừng vào các mục đích sử dụng khác.
Các quy hoạch phát triển ngành của các bộ, ngành, Trung ương. Tài liệu nghiên cứu chiến lược như:
-Định hướng phát triển kinh tế - xã hội. -Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.
-Chiến lược phát triển nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ và các ngành quan trọng khác trên địa bàn.
-Quy hoạch đô thị và hệ thống mạng lưới điểm dân cư.
+ Các tài liệu dự báo tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, các dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội.
Các tài liệu nghiên cứu vềđất có liên quan trên địa bàn tỉnh, huyện. Các tài liệu quy hoạch trước đây.
Thừa kế các tài liệu phân vùng quy hoạch, lập sơđồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, quy hoạch tổng thểđã được phê duyệt trước đây.
3. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN 3.1. Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, tài nguyên và thực trạng phát triển kinh