QUAN HỆ GIỮA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VỚI CÁC QUY HOẠCH KHÁC

Một phần của tài liệu Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI (Trang 29 - 33)

KHÁC

3.1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội kinh tế - xã hội

Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà nội dung của nó mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát triển kinh tế - xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian (lãnh thổ) có tính chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp sản xuất các vùng và các đơn vị lãnh thổ cấp dưới trong từng giai đoạn phát triển đất nước.

Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó có đề

cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu; còn dối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý để phát huy hiệu quả cao và bền vững của lãnh thổ.

Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phân bổ trên lãnh thổ, nhưng nội dung cần được

điều hoà thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

3.2. Quy hoạch sử dụng đất đai với dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai

Để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai các cấp vi mô (xã, huyện) cho một thời gian trước mắt (5 - 10 năm), trước hết phải xác định được định hướng và nhu cầu sử dụng

đất đai dài hạn (dự báo cho 15 - 20 năm) trên phạm vi vĩ mô (tỉnh, vùng, cả nước). Khi lập dự

báo có thể sử dụng các phương án có độ chính xác không cao, kết quả được thể hiện ở dạng khái lược. Việc thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện trên cơ sở thống kê

đầy đủ và chính xác đất đai về mặt số lượng và chất lượng. Dựa vào các số liệu thống kê đất

đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành sẽ lập dự báo sử dụng đất, từđó sẽ xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch phân bổ, sử dụng và bảo vệ quĩ đất cho thời gian trước mắt cũng như

Dự báo cơ cấu đất lâu dài liên quan chặt chẽ với chiến lược sử dụng tài nguyên đất đai, với dự báo sử dụng tài nguyên nước, rừng, dự báo phát triển các công trình thuỷ lợi, thuỷ

nông, cơ sở hạ tầng... Chính vì vậy, việc dự báo sử dụng đất với mục tiêu cơ bản là xác định tiềm năng để mở rộng diện tích và cải tạo đất nông - lâm nghiệp, xác định định hướng sử

dụng đất cho các mục đích chuyên dùng khác phải được xem xét một cách tổng hợp cùng với các dự báo về phát triển khoa học kỹ thuật, dân số, xã hội... trong cùng một hệ thống thống nhất về dự báo phát triển kinh tế xã hội cả nước.

Nội đung chiến lược sử dụng đất đai bao gồm: Phân tích hiện trạng phân bố và sử dụng quĩ đất của các ngành kinh tế quốc dân. Xác định tiềm năng đất để khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp. Xác định nhu cầu đất đai cho các ngành kinh tế quốc dân; thiết lập các biện pháp cải tạo, phục hồi và bảo vệ quĩ đất cũng như việc hoàn thiện sử dụng đất. Xây dựng dự

báo (khoa học, kỹ thuật) phân bổ quĩ đất cho các ngành kinh tế quốc dân, theo các đối tượng và mục đích sử dụng (lập biểu chu chuyển đất đai cho thời kỳđịnh hướng).

Trong thực tiễn quy hoạch sử dụng đất đai thường nảy sinh theo yêu cầu xây dựng quy hoạch chuyên ngành đối với các công trình cơ sở hạ tầng gắn liền với đất, như: hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hệ thống các điểm dân cư... Đểđảm bảo thống nhất giữa quy hoạch sử dụng

đất và các công trình, cần dựa trên cơ sở dự báo sử dụng đất chung của vùng.

Qui hoạch sử dụng đất đai không làm thay các quy hoạch chuyên ngành. Trong phương án quy hoạch sử dụng đất đai, các công trình liên quan tới đất được thể hiện dưới dạng sơ đồ

phân bố và xử lý số liệu theo các chỉ tiêu tổng quát. Trên cơ sở sơ đồ phân bố, khi có nhu cầu sẽ xây dựng dự án quy hoạch chuyên ngành theo từng công trình riêng biệt (như: hệ thống tưới tiêu các trạm bơm, mạng lưới đường, các điểm dân cư nông thôn...).

Do vậy, các vấn đề liên quan đến việc sử dụng hợp lý đất đai được thực hiện theo tuần tự

từ quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai đến các dự án quy hoạch chuyên ngành sẽ cho phép giải quyết cụ thể các vấn đề về sử dụng đất (trồng trọt, tưới tiêu, cơ giới hoá...) trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới.

Đất đai là điều kiện chung của sản xuất, là cơ sở không gian để phát triển các ngành kinh tế quốc dân, nên mọi vấn đề về sử dụng hợp lý đất đai ở các cấp độ khác nhau (dự báo, phương án quy hoạch, dự án quy hoạch chuyên ngành...) đều liên quan đến các lĩnh vực, như: năng lượng, công nghiệp, giao thông, xây dựng... và đặc biệt là dự báo việc phát triển và phân bố lực lượng sản xuất.

Việc xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mang tính chất tổng hợp, dựa trên cơ sở của các tài liệu khảo sát chuyên ngành, đưa ra định hướng phân bố và tạo điều kiện thuận lợi về mặt không gian để thực hiện các quyết định về sử dụng

đất trong giai đoạn trước mắt, hoàn thiện về các chỉ tiêu kỹ thuật và tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng đất.

Qui hoạch sử dụng đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn thể hiện rõ tính kỹ thuật cũng như ý nghĩa pháp lý. Các quyết định về quy hoạch sử dụng đất đai vừa là cơ sở

không gian để bố trí các công trình, vừa là căn cứ kỹ thuật để lập kế hoạch đầu tư chi tiết. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai và quản lý đất đai cho thấy: tài liệu về

thống kế số lượng, chất lượng đất đai cũng như đăng ký đất đai phục vụ nhiều cho việc lập quy hoạch sử dụng đất đai. Ngược lại, cơ cấu đất đai được tạo ra trong quá trình quy hoạch sử

dụng đất là cơ sở để thống kê đất đai. Các số liệu về phân hạng đánh giá đất được sử dụng để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai.

Tóm lại, dự báo sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dự báo tài nguyên đất và các dự báo khoa học kỹ thuật khác cũng như các số liệu về quản lý đất đai là cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch và thiết kế công trình. Tuy nhiên, cần hạn chế sự chồng chéo các biện pháp khi lập dự báo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch cũng như trong công tác điều tra khảo sát. Việc phức tạp hoá vấn đề sẽ làm nẩy sinh các chi phí không cần thiết về lao động và vật tư, đồng thời gây cản trở cho việc thực hiện các dự án quan trọng và bức xúc hơn trong cuộc sống.

3.3. Quan hệ quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển nông nghiệp

Qui hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của quy hoạch sử

dụng đất đai, vì quy hoạch nông nghiệp (bao gồm nông lâm thủy lợi) chiếm tỷ lệ diện tích cao nhất và mang tính đặc thù sinh học cao trên lãnh thổ. Quy hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng đất của các ngành trong nông nghiệp, nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khống chế và điều hoà quy hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng mật thiết và không thể thay thế lẫn nhau.

Qui hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, nhân tài, vật lực và các biện pháp nhằm

đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới quy mô các chỉ tiêu vềđất đai, lao

động, sản phẩm hàng hoá... trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.

3.4. Quan hệ quy hoạch đất đai với quy hoạch đô thị

Qui hoạch xây dựng phát triển đô thị là “Tổ chức không gian đô thị”. Công tác quy hoạch đô thị nhằm xác định sự phát triển hợp lý của đô thị trong từng giai đoạn và định hướng việc phát triển lâu dài cho đô thị về các mặt tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị.

Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị, quy hoạch đô thị sẽđịnh ra tính chất, quy mô, phương châm xây dựng đô thị các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển đô thịđược hài hoà và có trật tự, tạo ra những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất. quy hoạch sửđụng

đất đai được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộđất đai cũng như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch đô thị, tạo mối quan hệ

hài hoà phát triển đô thị, nông thôn và bảo vệ môi trường.

Qui hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng... trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hoà với quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ

tạo điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị.

3.5. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành (sử dụng đất chuyên dùng) và quy hoạch sử dụng đất đai ởđịa phương chuyên dùng) và quy hoạch sử dụng đất đai ởđịa phương

Qui hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất đai, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất đai. Quan hệ này là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về quy hoạch theo không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể (cả quy hoạch ngắn hạn và dài hạn). Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ dạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ (qui hoạch ngành). Một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn cục (qui hoạch sử dụng đất đai).

Vì vậy quan hệ quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ

vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau.

Qui hoạch sử dụng đất đai cả nước và quy hoạch sử dụng đất đai địa phương cùng hợp thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai hoàn chỉnh. quy hoạch sử dụng đất đai cả nước là căn cứ của quy hoạch sử dụng đất đai các địa phương (tỉnh, huyện, xã).

Qui hoạch sử dụng đất đai cả nước chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch cấp tỉnh. Quy hoạch cấp huyện xây dựng tra cơ sở quy hoạch cấp tỉnh. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai của các địa phương là phần tiếp theo, là căn cứđể chỉnh sửa. bổ sung và hoàn thiện quy hoạch sử dụng đã đai cả nước.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI (Trang 29 - 33)