tế - xã hội của tỉnh, của huyện liên quan đến sử dụng đất đai
Những vấn đề quan trọng trong nội dung quy hoạch đất đai cấp tỉnh, huyện là:
-Đánh giá khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên (tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn) như:
Mô tả vị trí địa lý, đặc điểm kiến tạo địa hình, đặc điểm các tiểu vùng khí hậu trong khu vực, mạng lưới thuỷ văn và các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, biển, khoáng sản.
Tài nguyên nhân văn: cần tìm hiểu lịch sử phát triển, vấn đề,tôn giáo, dân tộc và các danh nhân, lễ hội và phong tục, tập quán truyền thống, các di tích lịch sử văn hoá, các ngành nghề, tập quán sản xuất. Yêu cầu bảo vệ, tôn tạo và phát huy lợi thế khai thác tài nguyên nhân văn trong phát triển kinh tế - xã hội. Khi đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thì đánh giá chủ yếu là các hiện tượng mới phát sinh có ảnh hưởng đến môi trường và phải lính đến trong việc sử dụng đất đai.
-Đánh giá khái quát về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội như: tăng trưởng kinh tế, thực trạng phát triển các ngành; thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn, dân số, lao động và mức sống.
Khi đánh giá tránh tình trạng trình bày theo kiểu liệt kê, thống kê rườm rà. Chú ý phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua đã có ảnh hưởng gì tới việc sử
dụng đất.
3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quản lý đất đai
a) Phân tích tình hình quản lý đất đai theo từng giai đoạn
Thời kỳ trước Luật đất đai 1993: Khái quát tình hình quản lý Nhà nước vềđất đai của thời kỳ trước khi Luật đất đai 1993 ra đời.
Thời Kỳ sau Luật đất đai 1993: Khi phân tích đánh giá cần bám chắc nội dung quy
định trong Luật đất đai và các văn bản dưới luật. Cần đánh giá các mặt sau: -Địa giới hành chính (theo chỉ thị 364/CP).
-Tình hình đo đạc lập bản đồđịa chính
-Tình hình giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất, cấp giấy CNQSDĐ (Chỉ thị 245/CP) -Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
-Tình hình điều tra quy hoạch sử dụng đất đai Việc phân tích đánh giá phải trung thực, khách quan, thẳng thắn có tính cộng đồng.
b)Xét về phương pháp luận. Quy hoạch cho giai đoạn 10-15 năm sau cần tiến hành phân tích đánh giá trong khoảng thời gian tương ứng trước đó.
Trong quá trình phân tích cần chọn những mốc thời gian quan trọng nhất để tiến hành phân tích đánh giá việc sử dụng đất. Đặc biệt là từ khi có chính sách mới về đất đai theo hướng nền kinh tế thị trường.
Mục đích cơ bản của đánh giá hiện trạng sử dụng đất là tìm ra những xu thế biến động
đất do những nguyên nhân gì gây nên và dẫn đến những vấn đề gì được coi là hợp lý của thực trạng sử dụng đất.
c)Nội dung chính trong đánh giá hiện trạng sử dụng đất
-Phân tích các số liệu về hiện trạng sử dụng đất theo dãy số xếp thứ tự theo thời gian để
tìm ra quy luật biến động đất hoặc đoán nhận.
- Phân tích nguyên nhân chủ yếu trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới xu thế biến động
-Mô tả hiện trạng sử dụng đất đai ở thời điểm lập quy hoạch và định hướng sử dụng. Cuối cùng lập biểu chu chuyển đất đai cho cả thời kỳ phân tích đánh giá hiện trạng sử
dụng đất đai.
Việc lập biểu chu chuyển đất đai là phần quan trọng nhất trong việc phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai. Do đó, cần chú ý ngay từ khi thu thập thông lin tài liệu và số liệu
điều tra về biến động đất. Trường hợp không lập được biểu chu chuyển đất đai do thiếu số
liệu có tính hệ thống của thời kỳ thì chỉ lập biểu chu chuyển cho giai đoạn gần nhất.
3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai và quy hoạch định hướng sử dụng đất
a)Đánh giá tiềm năng đất đai
Tiềm năng đất đai không chỉ giới hạn ở đất chưa sử dụng mà bao hàm cả các nội dung về chuyển đổi mục đích sử dụng, khả năng sử dụng tối đa các loại đất, tiết kiệm đất bảo vệđất, cải tạo và bảo vệ môi trường, làm giàu đất.
Đánh giá tiềm năng đất đai thực chất là đánh giá khả năng tổ chức lại việc sử dụng đất
đai để làm tăng quỹ đất đã và đang được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Đánh giá tiềm năng đất đai chủ yếu dựa vào lý thuyết phân tích tính thích hợp theo các mục đích sử dụng được thể hiện trên bản đồ có cùng tỷ lệ. Vì vậy, phải trên cơ sở tài liệu điều tra tài nguyên cùng tỷ lệ và đánh giá phân hạng các đơn vị đất phù hợp với các ngành sử dụng trong quy hoạch, dùng phương pháp chồng ghép bản đồ để xác định những vùng đất, lô đất, thửa đất có tính đơn dụng hay đa dụng để đưa vào sử dụng trong tương lai. Có tính đến tiến bộ khoa học với mức đầu tư cho phép.
Đánh giá tiềm năng đất đai cần chú ý lới những loại đất thích hợp cho sử dụng vào mục
đích đặc biệt. Việc đánh giá tiềm năng đất đai mang tính khoa học cao nên khi đánh giá phải tôn trọng các quy luật khách quan cả về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
b) Quy hoạch định hướng sử dụng đất
Quy hoạch định hướng sử dụng đất là thể hiện các ý đồ sử dụng đất theo các mục tiêu kinh tế - xã hội dài hạn 10-15 năm hoặc lâu hơn và thể hiện hệ thống các quan điểm sử dụng
đất đai trong từng giai đoạn của từng thời kỳ quy hoạch.
Khi xây dựng quan điểm khai thác sử dụng đất đai cần phân tích các mục tiêu căn cứ vào
điều kiện cụ thể và những đặc thù của địa phương theo các hướng: Duy trì bảo vệđất nông-lâm nghiệp.
Khai thác triệt để và sử dụng đất đai tiết kiệm.
+ Làm giàu và bảo vệ môi trường để sử dụng ổn định lâu dài và phải xuất phát từ những căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992 (điều 18), xây dựng quan
điểm sử dụng đất phải tuân thủ theo tính thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, phải hướng đích theo tổng thể cả nước và từđó cụ thể hoá ở địa bàn, phải ưu tiên đất cho những chương trình công cộng trọng điểm trong chiến lược kinh tế - xã hội có tầm vĩ mô.
-Luật đất đai 1993 và các văn bản dưới luật định đểđảm bảo thực hiện vềđất đai.
-Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong từng giai đoạn. Đặc biệt là chính sách đổi mới về kinh tếđang diễn ra trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Xây dựng nội dung quan điểm sử dụng đất phải xuất phát từ những đánh giá nhận định, kết luận của các phần đánh giá hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai và hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời phải coi trọng tính kế thừa và tính nhân văn, đặc biệt là phong tục tập quán của các dân tộc, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững.
Quy hoạch định hướng sử dụng đất được coi là khung chung để thiết lập các phương án quy hoạch sử dụng đất.
3.3.1. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất
Để xây dựng các phương án quy hoạch đất đai cần dựa vào quy hoạch định hướng sử
dụng đất và định hướng phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng đất đai. Trước khi tính toán lập các phương án cần trình bày mục tiêu bao trùm về kinh tế -xã hội và phương hướng phát triển của các ngành có vị trí quan trọng trong sử dụng đất
Nhu cầu sử dụng đất được tổng hợp từ các ngành sử dụng đất: nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi và các loại đất ở nông thôn, đô thị, chuyên dùng khác.
Nhu cầu này được tổng hợp từ tất cả các ngành không phân biệt cấp nào quản lý và không phân biệt các thành phần kinh tế.
Dựa vào quỹđất tiềm năng, lập các phương án phân bổđất đai cho từng ngành, từng lĩnh vực và nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên và bố trí trên lãnh thổ theo 5 loại đất.
Sau khi đã có phương án phân bổ, cần có luận chứng ở vùng trọng điểm. Những huyện, xã có những vấn đề nổi cộm nhất trong quản lý sử dụng đất đai và luân chứng quỹđất về các mặt thổ nhưỡng, cải tạo đất.
Khi xây dựng các phương án phân bổ sử dụng đất đai cần tập trung vào các ngành sử
dụng vào hầu hết các loại đất như: giao thông, thuỷ lợi, đất ở nông thôn và đất dành cho hình thành đô thị.
Trong phương án quy hoạch đất đai các cấp, đều tính toán thể hiện theo các mốc thời hạn 5 - 10 năm của thời kỳ quy hoạch cho đến năm định hình, khớp với thời kỳ nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu .
Để so sánh phân tích, lựa chọn phương án cần tiến hành lập biểu tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu cho năm hiện trạng và cho các mốc của thời kỳ quy hoạch. Biểu chu chuyển đất đai cho các giai đoạn. Từđó đối chiếu so sánh để tìm ra phương án tối ưu.
3.3.2. Lập kế hoạch sử dụng đất
Sau khi có phương án quy hoạch đất đai cần tiến hành xây dựng kế hoạch sử dụng đất
đai cụ thể cho từng thời kỳ quy hoạch.
Luận giải kế hoạch khai thác sử dụng cho các giai đoạn trong thời kỳ quy hoạch theo từng mục đích cụ thể của các loại đất chính (nằm trong và ngoài khu dân cư). Cần nêu rõ vị
trí, diện tích và nhu cầu sử dụng trong tương lai, căn cứ vào các mốc thời gian quy hoạch, trong kế hoạch sử dụng đất đai cần nêu rõ kế hoạch cho hàng năm.
Biểu mẫu kế hoạch sử dụng đất đai lập theo tập biểu mẫu ban hành theo QĐ số 424 b/2001/QĐ- TCĐC ngày 01/11/2001 của Tổng cục Địa chính (xem phần phụ lục).
3.3.3. Biện pháp thực hiện
Tổ chức thẩm định phê duyệt để quy hoạch có tính pháp lý.
Xây dựng các chính sách về đất đai, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, đúng pháp luật và có hiệu quả.
Thể chế hoá việc quản lý, sử dụng đất đai theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.
Thông báo cho các tổ chức cá nhân biết về phương án quy hoạch và tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các phương án quy hoạch, đặc biệt những phương án có ảnh hưởng tới nhà ở,
đình chùa, miếu mạo, nghĩa địa của nhân dân.