NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP XÃ 1 Nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã

Một phần của tài liệu Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI (Trang 47 - 50)

1.1 Nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã

Kết quả của quá trình quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là việc xây dựng một phương án quy hoạch có luận chứng khoa học, có tác dụng thực tiễn và đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đất đai trên lãnh thổ của một xã.

Mục đích cần đạt: trong phương án quy hoạch cần tạo ra cơ sở không gian, điều kiện lãnh thổ ban đầu nhằm sử dụng đất đai đúng mục đích, thực hiện được những nhiệm vụđặt ra

đối với từng ngành, thực hiện các biện pháp cải tạo, bảo vệđất, bảo vệ môi trường.

Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã không cố định. Nó có thể được chỉnh lý, hoàn thiện cùng với sự thay đổi của điều kiện xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế cụ thể trên lãnh thổ hành chính cấp xã. Đó là thành phần chủ sử dụng đất, hình thức sử

dụng đất, đặc điểm đất đai về loại sử dụng, thành phần kinh tếở nông thôn, hình thức tổ chức lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Đất đai trong phạm vi một xã rất khác nhau vềđiều kiện tự nhiên (đặc biệt là các xã miền núi). Mặt khác việc sử dụng đất cũng không giống nhau, tuỳ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng nói chung và của từng xã nói riêng.

Căn cứ theo mục đích kinh tế của việc sử dụng đất, đất đai của một xã được chia thành:

đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng. Trong số này có những loại đất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, có những loại đất chỉảnh hưởng đến

điều kiện xã hội, điều kiện tổ chức quản lý sản xuất... nhưng ở mỗi một mức độ nào đó, những loại đất này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, khối lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm và giá thành.

Do đó, cần giải quyết đồng bộ và hợp lý việc phân bổ tất cả các loại đất có trong ranh giới của xã.

Một phương án quy hoạch đất đai cấp xã bao gồm các nội dung sau: 1) Xác định và hoàn chỉnh ranh giới

+ Xác định và hoàn chỉnh ranh giới hành chính chính xác.

+ Xác định và hoàn chỉnh ranh giới sử dụng đất đai giữa các ngành và các chủ sử dụng

2) Phân bô đất khul dân cư

-Dự báo nhu cầu đất khu dân cư. -Phân bổđất khu dân cư.

-Xây dựng sơđồ phân bốđất ở và lập kế hoạch cấp đất ở mới.

3) Phân bổđất chuyên dùng

-Dự báo nhu cầu đất chuyên dùng. -Phân bổđất chuyên dùng.

Xác định mức độ thiệt hại do việc trưng dụng đất vào mục đích chuyên dùng sau khi hết hạn sử dụng.

Xác định điều kiện sử dụng lớp đất màu và phục hoá đất sau khi hết hạn sử dụng. -Xác định điều kiện sử dụng đất chuyên dùng.

4) Phân bốđất nông nghiệp

-Xác định tiềm năng đất đai (mở rộng diện tích và tăng vụ). -Dự báo nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp.

-Phân bổđất nông nghiệp.

-Các biện pháp khai hoang, cải tạo và bảo vệđất. -Xây dựng kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

5) Phân bổ sử dụng đất lâm nghiệp

-Xác định tiềm năng đất có khả năng lâm nghiệp. -Dự báo nhu cầu đất lâm nghiệp.

-Phân bổđất lâm nghiệp.

-Xây dựng kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.

6) Phân bổđất chưa sử dụng

-Xây dựng các biện pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng tạm thời.

Các nội dung trên được giải quyết theo nguyên tắc: từ tổng thểđến cụ thể, từ cái chung đến cái riêng, bước sau hoàn chỉnh và hiệu chỉnh bước trước. Nội dung 2, 3, 4

được giải quyết trong hầu hết các xã, nội dung 1, 5, 6 có ý nghĩa đối với từng vùng và phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng xã.

1.2. Nguyên tắc quy hoạch đất đai cho các mục đích sử dụng

Phân bổđất đai phải đảm bảo hợp lý đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng, phù hợp với tính thích nghi trên lãnh thổđể đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sởưu tiên đất cho sản xuất nông nghiệp.

Phân bổđất đai phải đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, phù hợp với lợi ích kinh tế của Nhà nước và của các chủ sử dụng đất đai để khuyến khích sản xuất phát triển.

Phân bổđất đai cho các mục đích sử dụng phải đi đôi với việc cải tạo, bảo vệ, bồi dưỡng

đất đai, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái khu vực để sản xuất ổn định và làm cho đất ngày càng màu mỡ.

Phải tính đến các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của vùng và của xã. * Trình tự tiến hành quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai cấp xã Để tiến hành quy

hoạch sử dụng đất đai cấp xã cần có các điều kiện: -Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. -Đề nghị của cơ quan chuyên môn

-Yêu cầu của địa phương. Công tác quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai cấp xã được tiến hành theo các bước

1) Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản

Mục đích: Điều tra nghiên cứu đối tượng và tiến hành quy hoạch thông qua các tài liệu, số liệu Nội dung bao gồm:

+ Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản: thành lập ban chỉđạo quy hoạch, chuẩn bị lực lượng, phương tiện làm việc, cũng như lập đề cương, kế hoạch công tác.

Thu thập các tài liệu, số liệu cần thiết để tiến hành quy hoạch. Phân tích, đánh giá, tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập được.

Kết quảđiều tra phải được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai, kết thúc phải

đưa ra phương hướng quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn xã bao gồm: -Giải quyết tồn tại về ranh giới.

-Cân đối đất đai phân bổ cho các mục đích sử dụng khác nhau.

-Bố trí sử dụng 5 loại đất chính (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở

và đất chưa sử dụng)

-Xây đựng kế hoạch khai thác sử dụng và bảo vệđất.

Mục tiêu: xây dựng các phương án quy hoạch và phân kỳ kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp với đặc điểm, tiềm năng quỹ đất, nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn xã.

Trường hợp xây dựng nhiều phương án cần phân tích, đánh giá và so sánh giữa các phương án với nhau, nhằm chọn ra phương án hợp lý nhất.

Mỗi phương án quy hoạch bao gồm:

+ Báo cáo thuyết minh phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

Báo cáo phân tích hiệu quả và kiến nghị các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

Các biểu đồ, sơ đồ và biểu số liệu tính toán kèm theo phương án quy hoạch sử dụng

đất đai (được UBND và HĐND xã thông qua). + Các bản đồ chuyên đề ghi trong dự án.

3) Xét duyệt và phê chuẩn phương án quy hoạch:

Phương án quy hoạch được thông qua ở HĐND xã và được phê duyệt ở UBND huyện, có ý kiến thẩm định của SởĐịa chính.

4) Kiểm tra và chỉđạo thực hiện quy hoạch

Cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp, trong đó nêu rõ khối lượng, thời gian và trình tự thực hiện.

Chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch theo kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm.

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất đai, có thể phải chỉnh lý phương án quy hoạch khi có những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)