Nhân tố bên trong Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ xe máy tại Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam (Trang 47 - 50)

II. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DETESCO VIETNAM TRONG NHỮNG NĂM

3.2.Nhân tố bên trong Công ty

3. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm xe máy của Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam

3.2.Nhân tố bên trong Công ty

3.2.1. Sản phẩm của Công ty

Chất lượng sản phẩm là nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm. Khi mà chất lượng của sản phẩm tăng lên thi nhu cầu của người tiêu dùng cũng tăng lên, lượng sản phẩm bán ra tăng lên, năng lực cạnh tranh tiêu thụ tăng. Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng nên mức độ cạnh tranh trong ngành xe máy ngày càng gay gắt. Sản phẩm là loại xe ZYMAS 100 được tiêu thụ rất lớn trên thị trường Hà Nội còn xe WISE 100 (110) tiêu thụ ít trên thị trường.

3.2.2. Các nhân tố thuộc nguồn nhân lực

Có thể nói các nhân tố thuộc nguồn nhân lực của Công ty là nhân tố quyết định trực tiếp đến năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của Công ty của Công ty. Để nâng cao được năng lực đó Công ty cần phải có sự vững chắc về cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, nguồn nhân lực, nguồn tài lực của Công ty.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty gồm một giám đốc, một phó giám đốc, 7 phòng, ban, xưởng cùng các tổ. Nếu Công ty săp xếp được bố trí hợp lý, gọn nhẹ sẽ đảm bảo hiệu quả, linh hoạt trong công tác tiêu thụ sản phẩm và trong mọi hoạt động khác. Bên cạnh đó nếu nhân viên trong Công ty được sắp xếp hợp lý bố trí đúng với trình độ chuyên môn thì sẽ phát huy được tối đa năng lực của họ trong công việc tạo hiệu quả chung cho toàn Công ty.

Cơ sở vật chất tốt thì sản xuất sẽ được lưu thông khi đó công tác tiêu thụ sản phẩm mới có thể có hiệu quả khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ của Công ty mới được nâng cao. Công ty vẫn thường xuyên đầu tư dây chuyền công nghệ thay thế máy móc cũ đầu tư máy móc mới cho quá trình sản xuất phấn đấu đạt kế hoạch 35.000 xe máy năm 2006.

Nguồn nhân lực của Công ty là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động của Công ty. Hiện nay, tổng số công nhân viên của Công ty là 360, trong đó nhân viên quản lý là 58. Là một Công ty thành lập chưa lâu, trực thuộc TWĐ nên cơ cấu lao động của Công ty tương đối trẻ. Đó là thuận lợi của Công ty vì những lực lượng trẻ thì sẽ phát huy được sức sáng tạo, tính ham học hỏi, thể lực tốt đóng góp tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó Công ty thường xuyên quan tâm để đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của quản lý sản xuất trong thời gian tới và trong tương lai. Cùng với các công tác đó Công ty còn có các hoạt động để khuyến khích tinh thần của cán bộ công nhân viên của Công ty bằng việc tổ chức các cuộc tham quan, các hoạt động văn hóa văn nghệ…Hiện nay Công ty đang rất cố gắng để phát huy được nội lực trong Công ty để tạo được một thế cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm sao cho vững mạnh trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Vốn là một yếu tố không thể thiếu được trong bất kỳ một tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Nguồn vốn để kinh doanh của Công ty được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn vay. Do đó trong qúa trình hoạt động kinh doanh Công ty phải trả nợ lãi và vốn vay nên tiềm lực vốn là hạn chế. Để hạn chế những khó khăn đó Công ty đã có những chiến lược kinh doanh và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình. Có nghĩa là Công ty đã từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất cũng như tiêu dùng của mình.

Nguồn: Phòng tài vụ

Năm 2004 vốn kinh doanh của Công ty tăng 14,86% so với năm 2003 tức là tăng 334 triệu đồng, năm 2005 vốn kinh doanh tăng 15,93% tương ứng là 412 triệu đồng, năm 2006(DK) tăng 19,31% tương ứng là 578 triệu đồng. Ta thấy trong những năm vừa qua vốn kinh doanh Công ty liên tục tăng. Năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của Công ty phụ thuộc vào nguồn vốn kinh doanh, nguồn tài lực của Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ xe máy tại Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam (Trang 47 - 50)