II. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DETESCO VIETNAM TRONG NHỮNG NĂM
2. Thực trạng năng lực cạnh tranh tiêu thụ xe máy tại Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam
Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam
2.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Sản phẩm xe máy của Công ty có nhiều loại xe như: DRINDR 100 - 1, WISE 100 (110), WIFE 100, CHICILONG 100 (110), FOCOL 100 (110), GENZO 100, NESTA 100, SUSABEST 100, ELISA 100, ZYMAS 100. Trong đó loại xe ZYMAS 100 được bán chạy nhất năm 2005, sau đó là xe FOCOL 100, xe tiêu thụ chậm nhất là WISE 100 (110).
Mục tiêu cuối cùng của Công ty là lợi nhuận tức là Công ty phải sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm của mình trên thị trường. Công tác tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ Công ty hay doanh nghiệp nào đang làm ăn kinh doanh. Thị trường tiêu thụ xe máy của Công ty hiện nay chủ
sản phẩm sang các Thành phố lớn và các tỉnh khác. Cùng với mở rộng quy mô thì Công ty đang xây dựng một số đại lý có mặt tại các tỉnh khác thuộc các khu vực xa ba chi nhánh lớn trên. Đặc điểm của xe máy của Công ty là mua động cơ của Trung Quốc, tự sản xuất các linh kiện và lắp ráp trong nước. Chi phí sản xuất cao, dây chuyền sản xuất còn lạc hậu, vì thế nên giá thành sản phẩm tương đối cao, nên khả năng tiêu thụ cũng bị hạn chế. Với sự đầu tư thêm máy móc, công nghệ mới thay thế dần những thiết bị cũ, lạc hậu do đó chất lượng sản phẩm của Công ty dần dần ngày càng được nâng nên một cách rõ rệt. Tuy nhiên, so với sản phẩm cùng loại với các loại xe máy Trung Quốc thì sản phẩm xe máy của Công ty vẫn có giá cao hơn. Có thể nói trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán xe máy Trung Quốc với đầy đủ các chủng loại, mầu sắc với giá khoảng 7.000.000 đồng một xe. Trong khi xe của Công ty được xuất cho các công ty và các đại lý của Công ty với mức giá từ 4.100.000 – 5.600.0000 đồng. Vì thế giá trị thực tế bán ra trên thị trường sẽ cao hơn mức giá trên và cao hơn giá xe máy cuả Trung Quốc một chút. Hiện tại xe máy Trung Quốc đang cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng đang khẳng định ưu thế ở Việt Nam. Chất lượng xe máy của Công ty thấp hơn so với giá trị thực tế của xe. Trong khi nhu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng Hà Nội ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, sản phẩm xe máy của Trung Quốc đã chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam bằng giá cả và chất lượng, đang đổi chiêu kinh doanh với các mẫu xe mới liên tục ra đời, đánh vào thị hiếu giới trẻ, ngay lập tức có xe nhái của các xe máy cao cấp với mức giá chỉ bằng 1/3 đến 1/2. Với mức giá ngang nhau thì người tiêu dùng sẽ thích dùng xe của Trung Quốc hơn vì tâm lý của người tiêu dùng cũng chưa tin tưởng vào chất lượng xe máy sản xuất trong nước. Nếu thay đổi được tâm lý của khách, tức là làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng của sản
phẩm sản xuất trong nước đồng thời phải nâng cao chất lượng sản phẩm thì Công ty mới nâng cao mức tiêu thụ về sản phẩm của mình.
2.2. Những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩmmà Công ty đã và đang sử dụng mà Công ty đã và đang sử dụng
2.2.1. Những biện pháp thuộc về sửa đổi hàng hoá và chất lượng sản phẩm
Bất cứ một doanh nghiệp nào đều phải nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ của mình. Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam cũng như các Công ty kinh doanh khác là đang tìm tòi những biện pháp để tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường. Công ty thường xuyên bảo dưỡng, nâng cấp, cải tiến dây chuyền lắp ráp xe máy, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động. Dựa trên yêu cầu thực tế để khẳng định điểm yếu, điểm mạnh của mình, Công ty đang chọn lọc các công nhân, nhân viên đủ điều kiện để đào tạo theo chiều sâu để phát triển trong giai đoạn mới. Đó là những cố gắng của Công ty để nâng cao chất lượng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với thiết bị hiện đại và trình độ tay nghề của người lao động đã phần nào cải thiện được chất lượng sản phẩm và khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Hoà chung xu thế hội nhập của đất nước, khu vực và thế giới, Công ty đã quyết định đầu tư hai hệ thống dây chuyền lắp ráp của Trung Quốc với công suất 200 chiếc/ngày. Bên cạnh đó Công ty đang tự nâng cao chất lượng của các phụ tùng, linh kiện để có sản phẩm xe máy có chất lượng đồng bộ. Để nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm Công ty đã còn cần phải kết hợp tốt tất cả các biện pháp cạnh tranh khác nữa.
Thị trường tiêu thụ là vấn đề khó khăn của bất cứ Công ty kinh doanh nào. Ngay từ ban khi mới thành lập Công ty đã tìm cách để mở rộng được thị trường tiêu thụ. Hiện nay Công ty đang tìm mọi cách để mở rộng được thị trường tiêu thụ của mình trên thị trường cạnh tranh gay gắt. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng được mở rộng, các kênh phân phối bán hàng của Công ty đa dạng hơn trước kia. Giai đoạn này Công ty đã và đang kết hợp cả kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp để tạo điều kiện thuận lợi cho khách khi đến mua sản phẩm của Công ty. Công ty chủ yếu sử dụng kênh tiêu thụ gián tiếp thông qua các đại lý có mặt ở nhiều địa điểm vì khách hàng của Công ty chủ yếu là các đại lý đặt hàng với số lượng lớn. Kênh tiêu thụ chủ yếu của Công ty là các công ty tại Hà Nội. Hiện nay Công ty có các khách hàng chính tiêu thụ xe máy của Công ty sau:
Bảng 2: Bảng kê các khách hàng tiêu thụ xe máy của Công ty năm 2005 Công ty Sản lượng tiêu thụ (chiếc) Tỷ trọng (%) Hình thức
Công ty CPTM & DV Phát Lộc 7.000 24,56 Trả trước 70% số tiền Công ty Tân Tùng Nam 6.500 22,81 Trả trước 70% số tiền Công ty TNHH Công Thuỷ 5.200 18,26 Trả trước 70% số tiền Công ty TNHH Lan Khoa 5.500 19,98 Trả trước 70% số tiền Công ty TNHH 1 thành viên
Việt Trung Hà Tây
4.300 15,09 Trả trước 70% số tiền
Tổng cộng 28.500 100%
Nguồn: Phòng TC - HC
Trong năm 2005 Công ty CPTM & DV Phát Lộc tiêu thụ được nhiều xe nhất chiếm tỷ trọng 24,56% thứ hai là Công ty Tân Tùng Nam sản lượng tiêu thụ chiếm tỷ trọng là 22,81%, Công ty TNHH 1 thành viên Việt Trung Hà Tây tiêu thụ ít nhất.
2.2.3. Các biện pháp bổ trợ và xúc tiến bán
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay nếu không có các biện pháp bổ trợ và xúc tiến bán thì Công ty không thể tiêu thụ được sản phẩm của mình trên thị trường. Các biện pháp này bao gồm: quảng cáo giới thiệu sản phẩm…vai trò vô cùng to lớn ảnh hưởng đến sự sống còn của các doanh nghiệp. Công ty đã sử dụng nhiều phương tiện để quảng cáo như vô tuyến truyền hình, báo chí…để giới thiệu sản phẩm của mình. Bên cạnh những lợi thế mà những phương tiện đã mang lại thì phương tiện nào cũng có những hạn chế riêng. Các phương tiện mà Công ty đã sử dụng thường không lựa chọn được khách hàng ngay mà phải chờ đợi trong một thời gian dài. Như vậy rất khó khăn cho Công ty trong việc lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác các phương tiện này chưa gây được ấn tượng sâu sắc, mà chi phí lại rất cao nên cũng tạo những hạn chế đối với Công ty trong việc đạt hiệu quả tối đa. Quảng cáo là cách giới thiệu sản phẩm đi ngay vào tâm trí khách hàng. Vì mục đích của Công ty là thu hút sự quan tâm của khách hàng để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Do đó, Công ty đã quan tâm nhiều đến công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Công tác quảng cáo mà Công ty sử dụng để giới thiệu sản phẩm đã có những tác động đến tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm qua Công ty cũng đã đầu tư cho quảng cáo tuy nhiên là rất nhỏ so với doanh thu tiêu thụ được.
Để hạn chế yếu điểm của công tác quảng cáo thì Công ty còn sử dụng các biện pháp xúc tiến khác để có thể tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng. Khi mua sản phẩm của Công ty còn được tặng thêm áo mưa hay mũ bảo vệ…Đây là cách kích thích, thu hút sự chú ý của khách hàng. Việc mở rộng quan hệ với công chúng có một vai trò quan trọng để Công ty tham gia cạnh tranh tiêu thụ
sản phẩm của mình trên thị trường để ủng hộ các học sinh, sinh viên nghèo học giỏi vượt khó, xây dựng quỹ tài năng.
2.3. Kết quả và hiệu quả đạt được
Chính nhờ áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm mà sản lượng và doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên trong thời gian qua.
Bảng 3: Bảng tổng hợp tình hình tiêu thụ theo kế hoạch và thực tế
Sản lượng năm 2002 Sản lượng năm 2003 Sản lượng năm 2004 Sản lượng năm 2005 KH TT KH TT KH TT KH TT 19.000 20.017 21.000 21.039 24.000 25.238 28.000 28.500 Nguồn: Phòng Tài vụ
Từ kết quả ở bảng trên ta thấy thực tế tiêu thụ trong bốn năm trở lại đây đều vượt kế hoạch so với cùng năm. Năm 2002 tỷ trọng thực hiện so với kế hoạch là 105,35%, năm 2003 tỷ trọng là 100,19%, năm 2004 là 104,96%, và năm 2005 là 101,79% so với kế hoạch. Nhưng tình hình tiêu thụ vượt kế hoạch không được cao.