Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ xe máy tại Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam (Trang 66 - 69)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TIÊU THỤ XE MÁY CỦA CÔNG TY VIETNAM

5.Một số giải pháp khác

Để nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ, Công ty còn có thể sử dụng một số giải pháp bổ trợ khác:

- Công ty nên có một chính sách đặc biệt hơn nữa đối với các khách hàng quen biết lâu năm của mình như: tăng mức chiết khấu cho những khách hàng thân quen, đặt mua với số lượng lớn, hay ưu tiên giao hàng trước cho họ. Bên cạnh đó Công ty nên có những chính sách thiết thực để khuyến khích các công ty này tăng cường giới thiệu sản phẩm của mình, để Công ty có những thông tin phản hồi chính xác, tạo điều kiện cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Công ty nên đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý hoàn thiện kỹ năng quản lý hiện tại của đội ngũ lãnh đạo. Để đổi mới, hoàn thiện hay lựa chọn mô hình tổ chức quản lý kinh doanh thích hợp thì Công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:

+ Công ty xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ chức kinh doanh của Công ty, có sự phân biệt tương đối về tính chất công việc của các bộ phận, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tập trung đầu tư chuyên sâu và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong Công ty một cách nhịp nhàng.

+ Mọi thông tin trong nội bộ của Công ty cần được đảm bảo (các kênh thông tin cần được hiểu một cách cụ thể; các tuyến thông tin phải trực tiếp,

ngắn gọn; hoạt động của toàn hệ thống thông tin thường xuyên không bị ngắt quãng…)

+ Duy trì và phát triển mối quan hệ ngang giữa các bộ phận trong tổ chức. Các lãnh đạo Công ty cần quan tâm để duy trì và phát triển mối quan hệ ngang giữa các bộ phận trong Công ty để các bộ phận này có sự phối hợp tốt nhất để mục tiêu của Công ty là tăng năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của mình.

- Công ty phải có chính sách sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả khi đó tác động tốt đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Đồng thời với điều này Công ty phải giải quyết những khoản nợ còn tồn đọng, những khoản khó đòi. Mặt khác Công ty nên đầu tư tập trung then chốt, không nên đầu tư dàn trải, chi phí cho các khoản chi không cần thiết.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Công ty. Để có đội ngũ lao động có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng găy gắt của thị trường mở cửa hiện nay. Công ty nên có chính sách khuyến khích lao động, bổ sung những cán bộ đủ tiêu chuẩn có triển vọng phát triển và cũng cần nghiêm khắc thay thế ngững cán bộ, nhân viên không đủ tiêu chuẩn, vi phạm đạo đức để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của công tác cán bộ hiện có.

- Mở rộng quan hệ hợp tác lâu dài với các Công ty và các tổ chức khác: Khi Công ty mở rộng quan hệ kinh tế với các bạn hàng, Công ty sẽ học hỏi được những ưu điểm của họ và thấy được các thiếu sót để Công ty mình rút kinh nghiệm. Các Công ty thường lâm vào tình trạng chung là thiếu vốn và rất khó khăn trong khi vay vốn để kinh doanh. Vì thế để thuận lợi trong quá trình vay vốn để kinh doanh thì Công ty cần phải có quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng, tài chính thì uy tín cuả Công ty càng cao. Khi đó Công ty có thể vay

được những khoản vốn lớn để đầu tư mở rộng phát triển sản xuất cũng như những hỗ trợ khác nữa.

Triển khai thực hiện đồng thời các Dự án đầu tư xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước. Công ty cần đề cao vai trò quản lý của phòng ban phân xưởng sản xuất và tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế dân chủ, và thực hiện việc chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành theo chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước.

Công ty cần tăng cường các hoạt động theo dõi và trách nhiệm đối với hàng hoá trong quá trình sử dụng và trong khi bán hàng, làm cho uy tín, sự tin tưởng của khách hàng đối với Công ty không ngừng được tăng lên. Bên cạnh đó Công ty nên thiết lập hồ sơ khách hàng giao cho cán bộ nhân viên Marketing trong phòng kinh doanh để theo dõi sát sao khách hàng của mình về tình hình tiêu thụ, thanh toán công nợ, đặc biệt là các khách hàng lớn.

- Xây dựng nền văn hoá của Công ty

Mỗi một tổ chức đều có những nét văn hoá riêng của mình. Văn hoá nó ảnh hưởng đến thái độ của những thành viên đối với tập thể. Một nền văn hoá tổ chức lành mạnh khuyến khích nhân viên có những thái độ tích cực và những hành vi cần thiết cho hoạt động bình thường. Làm cho khả năng thích ứng với môi trường dễ dàng và có hiệu quả cao. Văn hoá của Công ty cần được xây dựng trên nền tảng của là truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Ngay từ ban đầu Công ty phải xây dựng quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong toàn Công ty. Trong mối quan hệ của Công ty với Nhà nước, ý thức tuân thủ pháp luật, bảo toàn vốn Nhà nước, làm nghĩa vụ nộp nhân sách. Khi tuyển dụng, Công ty cần đặt ra yêu cầu cao đối với nhân sự, buộc các thành viên mới tham gia Công ty phải phát huy trí lực, tính năng

động, sáng tạo trong công việc, tạo ta hiệu quả công việc, không khí phấn đấu trong toàn Công ty.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu Công ty

Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài, bền bỉ đòi hỏi cần có một chiến lược cụ thể khoa học và phù hợp với thực tiễn của Công ty. Thương hiệu có vai trò đối với Công ty (tạo dựng thương hình ảnh Công ty và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dụng; là một lời cam kết giữa Công ty với khách hàng; phân đoạn thị trường; tạo sự khác biệt trong quá trình phát triển sản phẩm; mang lại lợi ích cho Công ty; thu hút đầu tư; là tài sản vô hình có giá trị cao của Công ty). Vì thế Công ty nên phát triển sáng tạo nhãn hiệu sản phẩm của mình để khơi dậy cảm xúc của khách hàng, lấy sự hài lòng của khách hàng là tâm điểm cho hoạt động của Công ty. Như vậy mới tăng được khả năng cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường được.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ xe máy tại Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam (Trang 66 - 69)