Nhân tố bên ngoài Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ xe máy tại Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam (Trang 44 - 47)

II. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DETESCO VIETNAM TRONG NHỮNG NĂM

3.1.Nhân tố bên ngoài Công ty

3. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm xe máy của Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam

3.1.Nhân tố bên ngoài Công ty

3.1.1. Môi trường vĩ mô

- Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam. Xưởng sản xuất lắp ráp xe máy được đặt tại xã Hà Tây là một thuận lợi lớn cho Công ty. Là một tỉnh ven Hà Nội, giao thông thuận lợi, cùng với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều làng nghề truyền thống đã và đang phát triển, thu nhập của người lao động ngày càng tăng…Chính vì thế nhu cầu của nhân dân ngày

một tăng, đặc biệt là nhu cầu về phương tiện đi lại. Đây là điều kiện tốt để tăng Công ty nâng chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh tiêu thụ trong thời gian tới.

- Môi trường kinh tế: Các yếu tố về kinh tế như tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng, các chính sách tiền tệ, lãi suất ngân hàng, thu nhập bình quân đầu người…đều ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng đối với sản phẩm xe máy Công ty. Vì là một Công ty có quy mô vừa nên lượng vốn kinh doanh ít, phần lớn vốn kinh doanh của Công ty là tiền vay ngân hàng. Chính vì thế khi lãi suất ngân hàng thay đổi sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận, quy mô sản xuất và sẽ ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Nếu nền kinh tế phát triển nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, nâng cao đời sống, nhu cầu tiêu dùng tăng. Giá xăng dầu trên thế giới liên tục tăng hơn một năm qua đã có ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu thụ sản phẩm xe máy của Công ty. Môi trường kinh tế cũng là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tiêu thụ xe máy của Công ty.

- Môi trường chính trị, pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm xe máy của Công ty. Các chính sách ban hành của Nhà nước và Chính Phủ về vấn đề xuất, nhập khẩu xe máy, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có ảnh hưởng đến: chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, doanh số bán hàng và mục tiêu của Công ty. Các Công ty, các hãng kinh doanh, các doanh nghiệp trong nước và liên doanh sản xuất và lắp ráp xe máy tại Việt Nam nói chung và Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam nói riêng đều phải tuân theo một số các Nghị định, Thông tư của Chính phủ:

+ Quyết định số 147/2002/TT của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/10/2002 quy định: ”Đến ngày 01/01/2004, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy và động cơ xe máy phải có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng

ISO 9001 (phiên bản 2000) cho hệ thống sản xuất lắp ráp xe máy và động cơ xe máy”.

+ Thông tư liên tịch số 37/2001/TTLT/BKHCNMT – TCQH ngày 28/06/2001 giữa Tổng Cục Hải Quan và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thủ tục Hải quan và kiểm tra chất lượng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng…Đây là những quy định có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy nói chung và Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam nói riêng. Các quyết định của UBND Thành phố về vấn đề đăng ký và sử dụng xe gắn máy tại hai Thành phố lớn là Tp Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đã có ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ của Công ty. Quyết định số 98 ngày 14/08/2003 của Phó chủ tịch UBND Tp Hà Nội (Đỗ Hoàng Ân) về việc tạm dừng đăng ký phương tiện mô tô, xe máy từ ngày 01/09/2003 trên địa bàn các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng Đống Đa. Quyết định này đã làm cho lượng đăng ký mới tăng nhanh và có thể tăng gấp đôi so với trước đây.

+ Thông tư số 34 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có hiệu lực ngày 15/05/2003,được thực hiện ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.

Tất cả các Thông tư, quyết định của Chính phủ và các cơ quan chức năng quy định về tình hình tiêu thụ, đăng ký và sử dụng xe máy đối với người dân có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ xe máy của Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam nói riêng và toàn ngành xe máy nói chung. Ngoài ra môi trường văn hoá – xã hội cũng có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng đến sản phẩm xe máy của Công ty.

Thị trường tiêu thụ xe máy của Công ty là địa bàn Hà Nội. Mức tiêu thụ xe máy của Công ty qua các năm qua ngày một tăng lên có nghĩa là thị trường đang chấp nhận sản phẩm của Công ty. Nhưng Công ty phải có những biện pháp tích cực để giới thiệu sản phẩm ra các thành phố và các tỉnh khác chứ không chỉ giới hạn ở Hà Nội.

Hiện nay trên thị trường xe máy tại Hà Nội có rất nhiều loại xe với chất lượng và mẫu mã phong phú và có thương hiệu riêng như Công ty Honda Việt Nam liên doanh với Công ty Honda Nhật Bản, Yamaha, Công ty sản xuất xe máy VMEP, Công ty Việt Nam Suzuki, hãng xe máy Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…(các xe như @ Dylan 150cc, X9, Piaggo, ET8, Nouvo, Future II 125cc…). Trên thị trường có những loại xe khác nhau với những mức giá khác nhau đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân…đã tạo nên một môi trường cạnh tranh. Đối với thị trường xe máy ngoài cạnh tranh với sản phẩm xe máy trên thì còn có các đối thủ cạnh tranh khác đó là các nhà sản xuất ôtô xe máy, xe đạp điện, xe máy điện trong nước. Nhưng xe máy của Công ty vẫn tiêu thụ được trên thị trường Hà Nội. Đây là những khó khăn mà Công ty đang gặp phải.

Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng nên nhà phân phối có vai trò quan trọng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Khi các Công ty, các đại lý đặt hàng của Công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm tác động đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công ty có nhiều đơn đặt hàng tức là năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của Công ty đang tăng lên và ngược chất lượng lại. Chính vì thế Công ty không có các chương trình cụ thể để giới thiệu sản phẩm của mình mà thông qua các Công ty, đại lý đặt hàng để quảng bá và khuyếch trương sản phẩm một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ xe máy tại Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam (Trang 44 - 47)