Những giải pháp về sản phẩm hàng hoá

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ xe máy tại Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam (Trang 57 - 59)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TIÊU THỤ XE MÁY CỦA CÔNG TY VIETNAM

1.Những giải pháp về sản phẩm hàng hoá

1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển và tiếp tục đổi mới côngnghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động trong quá trình sản xuất nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động trong quá trình sản xuất

Chất lượng sản phẩm là vấn đề mà Công ty đang rất quan tâm vì đó là nguyên nhân chính dẫn đến doanh số của Công ty không cao. Trong thời gian qua, Công ty luôn luôn cố gắng trong công tác đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao quá trình quản lý sản xuất. Để nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm thì sản phẩm phải bảo đảm về chất lượng, có tính ổn định lâu dài. Do đó đòi hỏi Công ty phải có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty có thể áp dụng phương pháp quản lý chất lượng đồng bộ, tức là Công ty phải thực hiện tốt các bước trong quá trình sản xuất kinh doanh: am hiểu về chất lượng xe máy của Công ty, đưa ra các tiêu chuẩn đo lường như chi phí và kết quả v.v…

Với nguyên vật liệu đầu vào: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, nên chủng loại sản phẩm rất phong phú, mỗi đơn vị đặt hàng lại có những đòi hỏi khác nhau về quy cách mẫu mã sản phẩm. Mỗi loại vật liệu lại có tính chất khác nhau, nhiệm vụ, đặc điểm khác nhau chịu ảnh hưởng của khí hậu môi trường bên ngoài nên việc dự trữ bảo quản ở kho của Công ty được sắp xếp theo từng kho riêng để thuận tiện cho việc nhập, xuất kho, tránh nhầm lẫn giữa các loại vật liệu với nhau. Nguồn cung cấp vật liệu mua ngoài của Công ty chủ yếu là từ các công ty có quan hệ mua bán lâu dài với Công ty. Vì thế Công ty cần có các đối sách thích hợp với các bạn hàng để cung cấp vật tư, nguyên vật liệu để đảm bảo sản xuất được liên tục, ổn định không xảy ra tình trạng thiếu vật tư, nguyên vật liệu

cho sản xuất. Quá trình nhập kho phải được kiểm nhận chặt chẽ, đúng quy cách, mẫu mã, các thông số kỹ thuật theo quy định.

Với máy móc thiết bị: Công ty cần có những biện pháp kiểm tra sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên, đúng định kỳ và cần đảm bảo quy trình chung đối với những máy móc thiết bị đã qua mấy năm sử dụng. Đối với những máy móc thiết bị đã quá lạc hậu cần được thay đổi bằng máy móc thiết bị mới cho phù hợp với quy trình công nghệ để đẩy mạnh nội lực phát triển cho Công ty. Mặt khác Công ty cũng nên tổ chức để đánh giá tình trạng hiện tại của từng máy móc thiết bị cụ thể để có những biện pháp phòng ngừa, chủ động xử lý khi có sự cố xảy ra. Bên cạnh đó Công ty cần trang bị đẩy đủ phụ tùng dự phòng với số lượng phù hợp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh cần phải có cả máy móc thiết bị và những người lao động. Vì thế để nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty rất cần phải có chế độ bảo hộ bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động và khuyến khích người lao động một cách đầy, kịp thời.

1.2. Mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của hànghoá hoá

Quá trình sản xuất là quá trình hoạt động trực tiếp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ của tổ chức. Sản xuất là quá trình sử dụng, chế biến các yếu tố đầu vào (con người; đất đai, tài nguyên thiên nhiên; nguyên nhiên vật liệu; máy móc thiết bị, công nghệ; vốn; kỹ năng quản lý; nguồn thông tin) để tạo thành các đầu ra cung cấp cho xã hội (sản phẩm, dịch vụ). Quản lý sản xuất có vai trò quyết định và không thể thiếu trong quản lý của một doanh nghiệp, quá trình này góp phần tiết kiệm được các nguồn lực trong sản xuất, giảm giá thành, bảo đảm chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu

dùng, Công ty đã giao cho xí nghiệp xe máy phải thường xuyên bảo dưỡng, nâng cấp, cải tiến dây chuyền lắp ráp xe máy. Vì thế mở rộng quy mô, dây chuyền lắp ráp xe máy để đáp ứng với kế hoạch sản xuất trên 35.000 xe máy năm 2006 là rất cần thiết. Công ty đang hoàn chỉnh dự án khu công nghiệp DETESCO VIETNAM tại xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Tây để nâng công suất của xí nghiệp từ 28.500 xe máy/năm lên 35.000 xe máy/năm.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ xe máy thì Công ty cần tận dụng cơ hội để phát triển chiếm lĩnh thị trường, đồng thời áp dụng những máy móc, những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần vào cải thiện sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh. Năng lực chung của các doanh nghiệp sản xuất xe máy Việt Nam hiện nay còn yếu kém, chủ yếu mới nhìn vào thị trường nội địa với các loại xe trung bình. Hiện trạng công nghệ và thiết bị lạc hậu, do đó cần đẩy mạnh đầu tư thay thế một số loại thiết bị, máy móc sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ xe máy tại Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam (Trang 57 - 59)