Hoàn thiện hệ thống luật pháp về cổ phần hoá

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BẤT CẬP SAU CỔ PHẦN HOÁ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BIA KIM BÀI (Trang 87 - 91)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC

6. Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống luật pháp cho sự hoạt động của

6.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về cổ phần hoá

Giống như một đứa trẻ, để là một “con ngoan trò giỏi” thì phải tốn rất nhiều công dậy dỗ của bố mẹ và thầy cô giáo. Sự nuôi nấng, chăm sóc, cưu mang không chỉ từ khi đứa trẻ đã ra đời mà phải bắt đầu từ trong bụng mẹ. Khoa khọc đang ngày càng chứng minh tầm quan trọng của giai đoạn “năm trong bụng mẹ”. Vì vậy muốn hoàn thiện môi trường pháp lý để đảm bảo cho Công ty cổ phần hoạt động hiệu quả thì. Thì môi trường pháp lý phải được hoàn thiện từ giai đoạn cổ phần hoá. Chẳng hạn như khi giá trị của đất đai, thương hiệu…không được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa thì sẽ khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi đi thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng. Tức là khó khăn cho hoạt động của Công ty sau khi cổ phần hoá. Để hoàn thiện môi trường pháp lý cho cổ phần hoá doanh nghiệp thì cần tiến hành một số công việc sau.

6.1.1. Thiết lập cơ quan chuyên trách về cổ phần hóa DNNN

Thực tế, qua gần 10 năm thực thi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cho thấy, cổ phần hóa là một chương trình đầy khó khăn và phức tạp, một

mặt do bao hàm nhiều mục tiêu, mặt khác do động chạm đến nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị liên quan đến nhiều tầng lớp người khác nhau. Nếu cứ tiếp tục cổ phần hóa theo kiểu phong trào tự giác hiện nay thì có thể dự báo cổ phần hóa những năm tới sẽ khó đạt kế hoạch đặt ra. Theo kinh nghiệm tư nhân hóa ở một số nước thành công, cần phải thiết lập một cơ quan chuyên trách đủ mạnh để dồn tâm lực vào quá trình xây dựng chương trình, mục tiêu, phương án cổ phần hóa khoa học, khả thi trên phạm vi tổng thể bỏ qua lợi ích cục bộ của các cơ quan chủ quản và kiên quyết thực hiện tới cùng chuơng trình đó. Cách làm theo kiểu phong trào những năm qua đã dẫn đến các hậu quả không mong muốn như: cổ phần hóa diễn ra rất chậm do phải chờ các cơ quan chủ quản và doanh nghiệp tự nguyện; các doanh nghiệp Nhà nước dễ cổ phần hóa và có lợi cho các bên liên quan khi cổ phần hóa thì làm nhanh, các doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc xin rút, hoặc tìm mọi cách lẩn tránh, kéo dài quá trình làm thủ tục; Nhà nước không kiểm soát được quá trình cổ phần hóa nên đôi khi bị thất thoát vốn Nhà nước... Do vậy, cấp thiết phải thiết lập cơ quan chuyên trách về cổ phần hóa để thực sự đặt quá trình cổ phần hóa trên cơ sở khoa học và kiểm soát được từ phía Nhà nước cũng như linh hoạt, kiên quyết khi giải quyết khó khãn vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa.

6.1.2. Cải tiến phương thức định giá doanh nghiệp Nhà nước theo nguyên tắc thị trường

Trên thế giới có nhiều phương thức định giá cổ phiếu doanh nghiệp cần cổ phần hóa. Không nhất thiết buộc cổ phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa đều chung một mệnh giá. Càng không nên áp dụng cứng nhắc các tỷ lệ cấu thành giá của các bộ phận tài sản của doanh nghiệp. Phương thức Hội đồng thẩm định giá với sự chủ trì của Bộ tài chính hiện nay tỏ ra bất cập ở những phương diện: l) Cán bộ của Bộ tài chính không đủ nên nhiều doanh nghiệp phải chờ; 2) Cán bộ của Bộ tài chính không thể am hiểu giá của các loại vật tư máy móc chuyên dùng của nhiều ngành khác nhau nên định giá không chính xác; 3) Nguyên tắc thỏa thuận giữa doanh nghiệp và Hội đồng thẩm định giá mang nhiều tính chất chủ quan, không

phản ánh đúng giá thị trường... Theo em, nên áp dụng các hình thức định giá của thị trường tài chính như đấu giá, định giá của các tổ chức định giá chuyên nghiệp, tư vấn định giá của các Công ty chứng khoán... Về đại thể, nên đa dạng các phương pháp định giá cho phù hợp với từng đối tượng doanh nghiệp. Muốn vậy, cơ quan chuyên trách về cổ phần hóa phải có phương án cho từng loại đối tượng đó. Thậm chí có thể thuê chuyên gia và các doanh nghiệp định giá của nước ngoài. Ngoài ra cần cải tiến hệ thống kế toán thống kê theo chuẩn mực thế giới. Việc làm này có nhiều cái lợi như: tạo mặt bằng chung cho các Công ty cổ phần có vốn trong nước và nước ngoài có chuẩn so sánh thống nhất; tạo bình đẳng cho người đầu tư trong nước và nước ngoài; dễ xác định giá trị doanh nghiệp. Có hiện tượng thực tế là một Công ty cổ phần nếu áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam thì lợi nhuận chênh so với áp dụng hệ thống kế toán quốc tế rất nhiều.

6.1.3. Sửa đổi những bất cập trong chính sách về cổ phần hóa

Từ khi có chủ trương CPH, Chính phủ đã ban hành một số NĐ, Chỉ thị... tạo cơ sở pháp lý cho các DN thực hiện. Các bộ, ngành cũng có thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên bản thân các NĐ, thông tư này cũng chưa đồng bộ, nhiều chỗ chưa hợp lý. Lấy ví dụ: Trong NĐ 44/CP có qui định đối với DNNN mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt thì một pháp nhân được mua không quá 20%, một cá nhân không quá 10% tổng số cổ phần. Trên thực tế việc qui định này đã làm chậm lại tốc độ bán cổ phần. Theo em không nên khống chế số cổ phần được mua của các cá nhân và pháp nhân bên ngoài. Có như vậy mới thực hiện được mục tiêu huy động thêm vốn ngoài xã hội, góp phần rút ngắn thời gian hoàn thành CPH. Để khuyến khích các DNNN chuyển thành Công ty cổ phần thì cơ chế chính sách phải luôn được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, tạo được hành lang pháp lý thông thoáng và sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế, xoá mọi hình thức có tính bao cấp đối với DNNN. Các ngành, các địa phương phải chủ động tháo gỡ vướng mắc cho DN bằng các thông tư hướng dẫn kịp thời. Trên cơ sở hoàn thiện cơ chế chính sách, có thể ban hành luật hoặc

pháp lệnh về chuyển đổi quyền sở hữu. Bên cạnh đó cũng cần thấy rằng việc xác định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trước khi CPH và lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ là chưa hợp lý, em đề nghị tính trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì hợp lý hơn, vì tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp không phải chỉ là vốn Nhà nước. Ngoài ra cũng cần thấy rằng. Việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp càng quan trọng và cần thiết, không chỉ minh chứng cho chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước tích cực cổ phần hoá. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng từng bước tháo gỡ sẽ có cơ chế chính sách phù hợp. Trước hết phải sửa, bổ sung cơ chế chính sách tài chính, kế toán đối với Công ty cổ phần sao cho phù hợp với thực tế, bảo đảm bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Chẳng hạn như cách tính khấu hao giữa Công ty cổ phần và doanh nghiệp Nhà nước phải như nhau, lãi vay vốn ngân hàng được hạch toán vào phí sau đó mới tính tới thuế thu nhập hay cách tính cổ tức cho cổ đông ngay từ trước khi nộp thuế thu nhập... Nếu thực hiện tốt các điều trên thì đây sẽ là cơ sở pháp lý cao nhất tạo sự thống nhất trong việc thực hiện CPH.

6.1.4. Cải tiến các thủ tục hành chính

Cải tiến các thủ tục hành chính liên quan đến cổ phần hóa như cấp giấy tờ sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục đăng ký, thủ tục rút tiền từ quỹ hỗ trợ cổ phần hoá. Phải kiên quyết xóa bỏ cửa quyền trong dịch vụ hành chính của Nhà nước theo phương châm Nhà nước phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chứ không được dựa vào quyền đuợc giao để gây khó dễ cho doanh nghiệp. Một điều phi lý là sở địa chính hiện nay vẫn làm theo kế hoạch cứng nên cuối năm nếu kế hoạch đã hoàn thành thì dừng lại chờ năm sau chứ không cấp tiếp giấy cho dân sợ chỉ tiêu sang năm cao hơn không hoàn thành. Để buộc các cơ quan hành chính tạo điều kiện thời gian cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa, theo em phải củng cố cơ quan

kiểm tra, kiểm soát chính các cơ quan hành chính và đề cao ý thức và khả năng sử dụng pháp luật của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BẤT CẬP SAU CỔ PHẦN HOÁ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BIA KIM BÀI (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w