Mục tiêu của Công ty trong vài ba năm tới

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BẤT CẬP SAU CỔ PHẦN HOÁ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BIA KIM BÀI (Trang 47 - 50)

Doanh nghiệp cần tồn tại, phát triển và đảm bảo tính bền vững, điều đơn giản là không có một doanh nghiệp nào tồn tại vĩnh cửu nếu doanh nghiệp đó không xác định được mục đích và mục tiêu hoạt động cho chính nó. Hoạt động của doanh nghiệp chỉ có hiệu quả một khi kế hoạch của nó gắn bó chặt chẽ với mục tiêu để cho phép đạt được những mục đích. Kế hoạch đó đòi hỏi phải được điều chỉnh kịp thời theo những biến động của môi trường, đồng thời gắn bó với những khả năng cho phép của doanh nghiệp như: vốn, lao động, công nghệ. Từ những kế hoạch đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có cơ cấu tổ chức hợp lý, xác định cụ thể nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân, đồng thời phối hợp hoạt động nhằm đạt được mục đích của doanh nghiệp.

Phát huy truyền thống và những thành tựu đã đạt được trong những năm qua của Công ty tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Tổ chức giáo dục động viên cán bộ đảng viên, công nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ SXKD, không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất thiết bị đã được đầu tư và tiềm năng trí tuệ, đầu tư khoa học công nghệ thiết bị một cách có chọn lọc và hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển vững chắc trong cơ chế thị trường, tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu tham gia vào các thị trường mới, đưa Công ty ngày càng lớn mạnh về mọi mặt. Hiện nay Công ty đang tiến hành đánh giá hiện trạng dây chuyền sản xuất bia hơi hiện tại qua đó thực hiện đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất này nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao vật tư nguyên liệu qua đó giảm

chi phí SXKD tăng hiệu quả kinh tế tính năng lực cạnh tranh của đơn vị. Đối với sản phẩm bia hơi đơn vị duy trì công suất không quá 7 triệu lít/năm do sản phẩm này đã có xu hướng bão hoà và giảm dần sức mua trên thị trường khi thu nhập của người lao động có xu hướng ngày càng tăng. Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bia chai thuỷ tinh với công suất 7 triệu lít/năm với vốn đầu tư khoảng 16 tỷ đồng. Đơn vị lựa chọn công suất này xuất phát từ năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế so với các hãng bia lớn đang hoạt động hiện nay như Bia Sài Gòn, bia Việt Nam….Mặt khác chỉ với công suất 7 triệu lít/năm đơn vị có thuận lợi từ thị trường tiêu thụ đó là mạng lưới tiêu thụ bia hơi đã có từ nhiều năm nay trải rộng trên 42 huyện, thị xã trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đồng thời đơn vị cũng tận dụng được công suất một số máy móc thiết bị hiện có mà sản phẩm bia hơi chưa sử dụng hết. Căn cứ kết quả cổ phần hoá, kết quả kinh doanh sau một năm cổ phần hoá và đặc biệt là huy động vốn đơn vị dự kiến đến cuối năm 2005. Công ty cổ phần Bia Kim Bài với số vốn huy động được và một phần vay ngân hàng sẽ đầu tư mở rộng sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm trong khoản 5-7 năm nữa. Theo phương châm này bên cạnh sản phẩm bia hơi và bia chai truyền thống đơn vị sẽ có thêm các sản phẩm khác như: Nước uống đóng chai và một số sản phẩm khác thuộc nhóm hàng nước giải khát (Sữa đậu nành có dịch ép quả, nước ngọt có gaz, nước ép quả…) và rượu các loại. Đó là những mục tiêu Công ty đặt ra trong vòng khoảng 5-7 năm tới, còn mục tiêu trước mắt trong thời gian tới là. Mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy để tăng công suất từ 10.7 triệu lít/năm năm 2005 lên 13 triệu lít/ năm trong vài năm tới. Tiếp tục hoàn thành nhà máy xử lý nước thải, nâng thu nhập bình quân của lao động lên 2,1 triệu đồng/người/tháng. Phấn đấu trở thành một trong những Công ty hàng đầu của tỉnh Hà Tây trong lĩnh vực sản xuất bia cho thị trường trong tỉnh và khu vực lân cận. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể cán bộ nhân viên của mình cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đảm bảo chất lượng, phù hợp mọi quy định của Nhà nước. Không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như mọi biến động của thị trường. Công ty đảm bảo mọi nhân viên của mình đều được đào tạo thích hợp để có đủ năng lực và kỹ năng cần thiết thực hiện công việc được giao.

10.Chiến lược nói chung và chiến lược cạnh tranh nói riêng

Sự cạnh tranh ở thị trường đồ uống nói chung và bia nói riêng hiện nay đang diễn ra rất gay gắt. Đối với một Công ty Bia địa phương như Công ty Bia Kim Bài thì chiến lược cạnh tranh chủ yếu là dựa vào giá cả và chất lượng bởi vì khách hàng chủ yếu của Công ty là những người có thu nhập thấp và trung bình. Do đó giá cả là một yếu tố quyết định cơ bản đến tính cạnh tranh của sản phẩm, muốn có giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh thì Công ty phải triệt để cắt giảm chi phí ở tất cả các khâu.

Chiến lược nhấn mạnh chi phí yêu cầu việc xác định mạnh mẽ các điều kiện vật chất kết hợp được giữa quy mô và tính hiệu quả, theo đuổi việc giảm chi phí từ kinh nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ chi phí trực tiếp và gián tiếp, tối thiểu hoá các chi phí về nghiên cứu và phát triển, chi phí bán hàng, quảng cáo ….Để đạt được những mục tiêu này, phải đặc biệt chú ý việc kiểm soát chi phí. Có được chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh đã trở thành vấn đề xuyên suốt toàn bộ chiến lược, dù rằng chất lượng, dịch vụ và các vấn đề khác không thể bỏ qua.

Chi phí thấp mang lại cho Công ty tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân trong nghành bất chấp sự hiện diện của các lực lượng cạnh tranh mạnh mẽ. Chi phí tạo cho Công ty bức tường che chắn chông lại sự ganh đua của các đối thủ cạnh tranh, bởi vì chi phí thấp hơn có nghĩa là Công ty vẫn có thể kiếm được lợi nhuận vào cuộc đua tranh này. Chi phí thấp bảo vệ Công ty khỏi sức ép của những khách hàng lớn, vì rằng người mua chỉ có thể sử dụng quyền lực bằng việc giảm giá tới mức giá của đơn vị cạnh tranh hiệu quả nhất tiếp theo.

Chi phí thấp tạo ra hàng rào che chắn quyền lực của người cung cấp qua việc tạo nên khả năng năng động hơn trong việc đối phó với những biến động của chi phí đầu vào. Các yếu tố dẫn đến khả năng chi phí thấp cũng thường tạo ra những baire nhập cuộc dưới các hình thức tính kinh tế nhờ quy mô hoặc là lợi thế về chi phí đầu vào. Cuối cùng, khả năng chi phí thấp thường đặt Công ty vào vị trí thuận lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh trước sự xâm nhập của các mặt hàng thay thế. Chiến lược giá thấp phải đi kèm với chất lượng ổn định và phải đảm bảo thì giá thấp mới thực sự có ý nghĩa. Nếu chất lượng mà kém thì dù giá có thấp đến bao nhiêu cũng khó có được sự chấp nhận của khách hàng. Vì vậy sự tương quan

giữa giá cả là hết sức quan trọng. Bên cạnh giá cả còn có những biện pháp cạnh tranh khác như: mở rộng kênh phân phối, tăng cường sự quảng bá giới thiệu sản phẩm, khuyến mại, giảm giá …. để nhằm mục đích tăng thị phần của Công ty.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BẤT CẬP SAU CỔ PHẦN HOÁ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BIA KIM BÀI (Trang 47 - 50)