1. Tăng cường quản trị Công ty
Quản trị Công ty là những cơ chế, quy định thông qua đó Công ty được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị Công ty xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong Công ty, bao gồm các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát và những người liên quan khác của Công ty. Đồng thời, quản trị Công ty cũng lập ra các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định trong Công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu những rủi ro không cần thiết cho Công ty. Đó là những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin và không minh bạch. Quản trị Công ty, là một công cụ quan trọng giúp tách biệt giữa sở hữu và quản lý (một điều hết sức quan trọng). Chúng ta hãy cùng xem xét một đoạn trích trong báo cáo đại hội cổ đông thường niên năm 2006 về công tác quản trị Công ty “Công tác quản lý điều hành còn nể nang, bao che, chưa manh dạn có ý kiến thẳng thắn và sử lý những cá nhân làm bừa, làm ẩu gây thiệt hại cho Công ty. Tư tưởng suy nghĩ còn mang nặng doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự đổi mới khi chuyển sang Công ty cổ phần…”9. Như vậy thì việc tăng cường quản trị Công ty ở Công ty cổ phần bia Kim Bài là một việc hết sức cấp thiết, giải quyết nhanh chóng khâu này sẽ thực sự đưa Công ty sau cổ phần hoá hoạt hiệu quả hơn. Theo em muốn làm được điều này, Công ty cổ phần bia Kim Bài nói chung và hội đồng quản trị Công ty nói riêng cần phải đổi mới phương pháp quản trị. Trong đó, hoạt động về mặt tài chính của Công ty phải được công khai, minh bạch, chính sách quản lý tài chính, kế toán phải đảm bảo quản lý hiệu quả doanh thu, chi phí, áp dụng phương pháp khấu hao
thích hợp để thu hồi vốn nhanh, đổi mới và hiện đại hóa máy móc, thiết bị, xây dựng định mức chi phí để quản lý giảm thiểu các tổn thất. Lợi nhuận phải được phân phối theo quy chế phân phối lợi nhuận sau thuế và dành 1 tỷ lệ nhất định tích lũy bố sung vào vốn điều lệ, bù đắp rủi ro... còn lại sau đó mới chia cho cổ đông. Xây dựng quy chế giám sát nội bộ, đặc biệt trong công tác quản trị tài chính nội bộ trong Công ty để kịp thời nắm bắt các vấn đễ tồn tại và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp vì mục tiêu của Công ty. Phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính thông qua tổ chức kiểm toán độc lập để đảm bảo tính minh bạch, tin cậy về tình hình tài chính của Công ty đối với các nhà đầu tư chủ nợ và khách hàng.
2. Chuẩn bị các bước cần thiết để tham gia vào thị trường chứng khoán
Trong thời đại kinh doanh ngày nay Công ty cổ phần bia Kim Bài nói riêng và tất cả các doanh nghiệp khác nói chung đều mắc phải một căn bệnh “mã tính” đó là thiều vốn. Ngày nay sự chiếm dụng vốn của các đại lý, người tiêu dùng đang diễn ra rất phổ biến. Hiện tượng này làm cho vốn của doanh nghiệp giảm đi. Vì vậy nhu cầu vay vốn là một nhu cầu quan trọng vào loại bậc nhất. Có nhiều kênh để Công ty có thể vay vốn chẳng hạn như ngân hàng, các tổ chức tín dụng nhưng có lẽ kênh huy động mang tính chất “hiện đại” nhất thì vẫn là thị trường chứng khoán. Tham gia vào đây Công ty có thể vay được một lượng vốn lớn mà không cần có tài sản thế chấp hay một số điều kiện khác. Ngoài việc vay vốn thì khi tham gia vào thị trường chứng khoán các cổ đông và người lao động cũng được hưởng lợi hơn từ sự minh bạch thông tin trong Công ty. Đối với các Công ty cổ phần có niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tính minh bạch thông tin trong hoạt động quản lý có vai trò hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến quyết định đâu tư cũng như tính thanh khoả của cổ phiếu. Khi tính minh bạch kém nhà đầu tư không có đủ thông tin vệ tình hình tài chính của Công ty, do đó không thể định giá chính xác giá cổ phần của Công ty đó và làm tăng độ rủ ro trong đầu tư. Những tiêu chuẩn của thị trường chứng khoán (các doanh nghiệp phải thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc) góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết thực hiện các nguyên tắc quản lý Công ty tốt, qua đó tạo ra một môi trường hoạt động công
bằng, công khai minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ. Tham gia vào thị trường chứng khoán Công ty một mặt cũng thu được lợi nhiều hơn nhưng mặt khác Công ty cũng chịu nhiều rủ do hơn, chính những rủi do đó sẽ làm ban quản lý Công ty phải hoạt động hiệu quả hơn. Trong kinh doanh việc “nhìn xa trông rộng” thường thì bao giơ cũng thu được kết quả tốt hơn. Mặc dù mới cổ phần hoá được hơn một năm tuy nhiên theo em Công ty cổ phần bia Kim Bài nên có những bước tích cực chuẩn bị để tham gia vào thị trường chứng khoán vì những lợi ích lơn Công ty sẽ thu được khi tham gia vào đây như phân tích ở trên.
3. Các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty bia Kim Bài trì trệ. Vì vậy để giải quyết vấn đề này đòi hỏi cần có nhiều giải pháp và cách làm hiệu quả nhất là kết hợp chúng với nhau.
3.1. Thành lập phòng marketing
Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh. Hiện nay các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt và có những thay đổi nhanh chóng về khoa học công nghệ, những chủ trương chính sách mới của nhà nươc, những chính sách quản lý thương mại mới và sự trung thành của khách hàng đối với Công ty ngày càng giảm sút. Vì vậy vai trò của marketing càng phải được tăng cường, có thể hiểu một các ngắn gọn marketing là: Là chức năng quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thật sự về một sản phẩm cụ thể, đến việc chuyển sản phẩm đó tới người tiêu dùng một cách tối ưu.
Marketing rất hiệu quả trong việc tạo lòng tin đối với khách hàng và hiểu rõ phong cách sống của người tiêu dùng. Vì thế, những người kinh doanh tìm cách để làm thoả mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra những
C ôn g t y Đại lý bán sỉ Đại lý bán sỉ nhỏ Đại lý bán lẻ K há ch h àng Đại lý bán sỉ Đại lý bán lẻ Đại lý bán lẻ
sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể thanh toán được. Phạm vi sử dụng marketing rất rộng rãi, marketing liên quan đến nhiều lĩnh vực như: hình thành giá cả, dự trữ, bao bì đóng gói, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động và quản lý bán hàng, tín dụng, vận chuyển, trách nhiệm xã hội, lựa chọn nơi bán lẻ, phân tích người tiêu dùng, hoạt động bán sỉ, bán lẻ, đánh giá và lựa chọn người mua hàng công nghiệp, quảng cáo, mối quan hệ xã hội, nghiên cứu marketing, hoạch định và bảo hành sản phẩm…. Nhưng suy cho cùng việc quan trọng nhất là đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm.
Nhìn vào cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần bia Kim Bài chúng ta dễ thấy là không thấy bóng dáng của phòng marketing ở đâu cả. Trong sơ đồ này chỉ có phòng kiểm tra thị trường phòng này không thể đảm nhiệm nhiệm vụ của phòng marketing được. Cần thấy rằng khi mà cạnh tranh càng khốc liệt thì vai trò của marketing càng quan trọng, càng cần phải chú ý tới khâu này kể cả Công ty bia Kim Bài là một Công ty bia địa phương. Thế nhưng Công ty cổ phần bia Kim Bài lại không chú ý tới vấn đề này, minh chứng cho điều đó là trong cơ cấu tổ chức không có phòng marketing. Vì vậy theo em để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì Công ty phải tiến hành nhiều công việc nhưng trước hết Công ty cổ phần bia Kim Bài phải thành lập ngay phòng marketing.
3.2. Tăng số lượng kênh phân phối
Các kênh phân phối của Công ty như sau:
Phân phối là toàn bộ công việc để đưa một sản phẩm, dịch vụ từ nơi sản xuất (Công ty) đến tận tay người tiêu dùng có nhu cầu, bảo đảm về thời gian, số lượng, chủng loại, kiểu dáng, màu sắc, chất lượng… mà người tiêu dùng mong muốn. Phân phối là cầu nối giúp Công ty cung cấp sản phẩm cho khách hàng: đúng chất lượng, thời điểm, địa điểm, đúng kênh, luồng hàng. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ngày nay thì sản phẩm phải có trong tầm tay của khách hàng qua mạng lưới phân phối rộng rãi. Muốn vậy, Công ty cần linh động hơn trong khâu tổ chức các kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm chứ không thụ động để khách hàng tự tìm đến với mình. Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, “ngồi chờ” đồng nghĩa với là “đào mồ tự chôn sống mình”. Câu “hữu xạ tự nhiên hương” đã không còn thích hợp trong thời đại cạnh tranh gay g ắt hiện nay nữa. Dù sản phẩm của Công ty có ưu thế về chất lượng, giá cả và an toàn vệ sinh thực phẩm đến đâu đi nữa song nếu không có một hệ thống phân phối hiệu quả thì khó có thể tiêu thụ sản phẩm tốt được. Có hai vấn đề cần làm sáng tỏ về hệ thống kênh phân phối ở Công ty cổ phần bia Kim Bài đó là:
Thứ nhất, vì bia là loại sản phẩm “tức thời”, tức là sản phẩm mà người tiêu dùng cần là phải có ngay, trong khi mua ít có sự lựa chọn nhãn hiệu. Mặt khác, nó được tiêu thụ nhanh và thường xuyên vì thế đòi hỏi phải luôn sẵn sàng ở mọi lúc mọi nơi và do đó đòi hỏi phải có một số lượng kênh phân phối lớn. Trong khi đó, ở Công ty cổ phần bia Kim Bài thì số lượng kênh phân phối rất ít. Ở huyện Thanh Oai (địa bàn hoạt động chính của Công ty), ước tính có khoảng trên 30 đại lý bán sỉ. Ở các huyện khác như là Thường Tín, Chương Mỹ… thì số lượng này còn ít hơn nhiều. Qua bảng số liệu về sản lượng bia của Công ty qua các năm chúng ta thấy rằng sản lượng của Công ty là tương đối lớn song số lượng kênh phân phối lại nhỏ. Điều đó làm cho khâu tiêu thụ sản phẩm khó khăn hơn. Vì vậy theo em để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần bia Kim Bài thì việc cấp thiết là phải tăng số lượng kênh phân phối trên các khu vực thị trường của Công ty hiện nay và tiếp tục nghiên cứu mở rộng thị trường sang các khu vực khác
Thứ hai, đó là sự mất cân bằng trong kênh phân phối của Công ty. Số lượng người bán sỉ rất ít trong khi người bán lẻ lại rất nhiều, ước tính trên địa bàn huyện Thanh Oai có khoảng trên một nghìn đại lý bán lẻ. Làm như vậy thì Công ty có thể tiết kiệm chi phí tuy nhiên nó cũng làm cho hoạt động phân phối hoạt động chập chạp hơn. Các đại lý bán lẻ tốn nhiều chi phí cho việc vận chuyển bia hơn. Điều đó làm cho giá mà người tiêu dùng phải trả tăng lên cao không cần thiết. Vì là giá tăng cao nên tính cạnh tranh của Công ty lại giảm đi. Do đó theo em Công ty phải làm cân bằng các thành phần trong kênh phân phối, tức là tăng số đại lý bán sỉ lên so với hiện nay.
Nhà phân phối giữ vị trí rất quan trọng và có thể đóng vai trò đại diện phân phối sản phẩm của Công ty một cách có hiệu quả nếu Công ty có thể kích thích được lòng nhiệt tình từ họ. Muốn vậy, Công ty nên có các chính sách khuyến mãi hấp dẫn nhằm kích thích hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho Công ty. Vì vậy song song với các biện pháp ở trên Công ty cũng cần tiến hành thêm một số các biệt pháp khác để tăng cường sức mạnh kênh phân phối chẳng hạn như tạo các ưu đãi cho các nhà phân phối của Công ty… bằng cách xác định một tỷ lệ hoa hồng hấp dẫn hơn cho nhà phân phối của Công ty nhằm kích thích họ làm tốt khâu tiêu thụ sản phẩm và cùng chia sẻ rủi ro trong khâu lưu thông hàng hoá. Đồng thời cũng nên nới rộng hình thức bao trọn gói chi phí vận chuyển.
3.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ
Qua bảng số liệu về tài sản cố định ở trên tăng thấy rằng tài sản cố định của Công ty năm 2005 tăng một cách đáng kể. Sản lượng cũng tăng lên nhiều so với các năm trước đó. Vì vậy nếu chỉ trông mong vào các thị trường truyền thống thì khó có thể tiêu thụ hết số sản phẩm làm ra. Do đó đối với Công ty cổ phần bia Kim Bài hiện nay mở rộng thị trường tiêu thụ là một biện pháp quan trọng để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Thị trường trước đây của Công ty chủ yếu là các huyện lân cận nhà máy trong tỉnh Hà Tây. Hiện nay Công ty đang nghiên cứu mở rộng thị trường sang các khu vực lân cận của tỉnh Hà Tây.
Đơn vị tính: %
LỰA CHỌN NHU CẦU UỐNG
ĐỊA ĐIỂM HÀ TÂY HÀ NỘI BÌNHHOÀ HƯNG YÊN
Sữa 18,41 21,70 16,81 17,72 Nước giải khát và
nước lọc 52,51 47,00 54 54,51 Bia 16,58 17,60 15,78 16,17 Rượu 12,50 13,70 13,41 11,70
(Nguồn: Phòng kiểm tra thị trường Công ty cổ phần bia Kim Bài)
Biểu đồ 6: Biểu đồ nhu cầu đồ uống
Quan sát bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy rằng: Nhu cầu uống bia ở Hà Nội là rất lớn song trên địa bàn của Hà Nội lại có rất nhiều hãng bia do đó Công ty khó có thể mở rộng thị trường trên khu vực này được. Bên cạnh đó còn có Hoà Bình và Hưng Yên nhu cầu uống bia cũng khá cao do đó Công ty nên chú trọng vào hai khu vực này. Trên thực tế bia Kim Bài cũng đã có mặt ở cả hai khu vực này rồi nhưng số lượng tiêu thụ ít vì vậy trong thời gian tới Công ty nên mở rộng thị trường ra hai vùng này đặc biệt là tỉnh Hưng Yên vì đây là tỉnh cũng tương đối gần Công ty (cách khoảng 9 Km), nhu cầu uống bia cũng khá cao, số lượng các Công ty bia trên tỉnh cũng ít. Ngoài ra cũng cần
thấy rằng bản thân tỉnh Hà Tây cũng có nhiêu cầu uống bia là khá cao vì vậy Công ty nên mở rộng thị trường tiêu thụ ra các huyện khác trong tỉnh Hà Tây.