11. Cơ cấu tổ chức và phân bổ số lượng nhân viên:
11.2. Nhận xét về cơ cấu tổ chức:
Theo lý chương I thì các Công ty cổ phần phải hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng. Điều đó chỉ đúng với Công ty bia Kim Bài về mặt lý thuyết. Quan sát sơ đồ trên ta thấy hiện tại tổ chức vẫn đang hoạt động theo kiểu mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng (mô hình cũ trước đây). Đây cũng là một trong những bất cập của Công ty về mặt cơ cấu tổ chức. Trên thực tế các phòng ban như phòng kế toán, phòng hành chính, phòng kiểm tra thị trường… thì được bố trí tương đối gần nhau trên cùng một dẫy nhà. Sự phối hợp ở các phòng ban vẫn được duy trì ở mức độ nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực tập em thấy tổ chức này hoạt động thiên về kiểu mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng hơn cả. Với kiểu mô hình này thì nó có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm : “(1) Hiệu quả tác nghiệp cao nếu nhiệm vụ có tính tác nghiệp lặp đi lặp lại hàng ngày, (2) phát huy đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên môn hoá ngành nghề, (3) giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng chủ yếu, (4) đơn giản hoá việc đào tạo, (5) chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên, (6) tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất”7. Trong tổ chức có sự phân chia tương đối rõ ràng về quyền lực, trách nhiệm làm cho công việc mang tính chuyên môn hoá cao hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Nó tương đối phù hợp với chiến lược cạnh tranh thiên nhiều về giá cả của mình.
Nhược điểm : “(1) Thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra các chỉ tiêu và chiến lược, (2) thiếu đi sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng, (3) chuyên môn hoá quá mức tạo ra cái nhìn quá hạn hẹp ở các cán bộ quản lý, (4) hạn chế việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý chung, (5) đổ trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung của tổ chức cho cấp lãnh đạo cao nhất”8. Sự cạnh tranh trong thị trường đồ uống nói chung và bia nói riêng đang diễn ra hết sức gay gắt. Một yếu tố hết sức quan trọng để
7 Giáo trình khoa học quản lý tập II, Khoa Khoa học quản lý, ĐHKTQD, NXB Khoa học và kỹ thuật 2002, Trang 11
chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh gay gắt là sự sáng tạo, sự chuyên môn hoá quá mức tạo ra năng suất lao động cao hơn, tiết kiệm chi phí hơn nhưng cũng đồng thời hạn chế sự sáng tạo.