Một số bất cập đang tồn tại trong pháp luật hiện hành về cổ phần hoá

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BẤT CẬP SAU CỔ PHẦN HOÁ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BIA KIM BÀI (Trang 69 - 74)

hoá doanh nghiệp Nhà nước

7.1. Những bất cập trong lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến các các Công ty cổ phần sau cổ phần hoá Công ty cổ phần sau cổ phần hoá

Không biết rõ tiền bán cổ phần thuộc ai sở hữu

Một số quy định chưa rõ ràng và có liên quan nhiều đến hoạt động của Công ty sau khi cổ phần hoá. Ví dụ quy định số tiền thu được từ bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa được sử dụng theo thứ tự ưu tiên ở điều 35 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP là một ví dụ. Sau khi xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa thì vốn điều lệ và mức độ đóng góp của các cổ đông phải được xác định. Việc phát hành cổ phần doanh nghiệp Nhà

nước là để thu hút thêm vốn cho Công ty. Vốn thu hút được phải thuộc về Công ty cổ phần. Tuy nhiên nếu căn cứ vào Nghị định 187/2004/NĐ-CP thì chúng ta không thể biết một cách rõ ràng được số tiền thu được từ việc bán cổ phần sẽ thuộc sở hữu của Nhà nước hay Công ty cổ phần.

Gây mâu thuẫn trong việc xác định vốn điều lệ

Ở khoản 7 điều 36 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP quy định về việc doanh nghiệp cổ phần hóa được duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật như: các công trình văn hoá, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng, nhà trẻ thuộc sở hữu của tập thể người lao động do Công ty cổ phần quản lý. Thực tế ở Công ty cổ phần bia Kim Bài cho thấy những quy định này có thể dẫn tới mâu thuẫn trong việc xác định vốn điều lệ. Qua đó làm cho Công ty khó vay vốn hơn sau khi cổ phần hóa.

Khái niệm lợi thế kinh doanh không rõ ràng

Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy. Khái niệm “Lợi thế kinh doanh” được sử dụng trong pháp luật hiện hành về cổ phần hoá. Khoản 3 điều 19 trong Nghị định số 187/2004/NĐ-CP khẳng định “Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp gồm: vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá và lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ dài hạn ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp”. Các khái niệm như là lợi thế doanh nghiệp, tiềm năng phát triển bản thân nó đã là những khái niệm chung chung. Việc xác định nó như ở trên liệu có khả thi không? Lợi nhuận tăng đâu chỉ do những lợi thế trên mang lại. Trích ra bao nhiêu phần trăm cũng không chỉ rõ.

Nhiều quy định còn dài dòng, không cần thiết

Có nhiều quy định trong pháp luật hiện hành về cổ phần hóa rất dài dòng, rắc rối và không thực sự cần thiết. quy định như vậy dễ gây ra mâu thuẫn chồng chéo giữa các văn bản pháp luật. Thực tế này cần phải được chú ý vì các quy định về pháp luật về cổ phần hóa khó phát huy hiệu lực khi chúng mâu thuẫn với các quy định trong văn bản có giá trị pháp lý cao hơn là luật và pháp lệnh. Ví dụ các quy định về cổ phiếu, cổ đông sáng lập, về bảo hộ quyền sở

hữu và lợi ích hợp pháp của cổ đông là không cần thiết vì đã có Hiến pháp và một số văn bản pháp luật khác. Tương tự các quy định về quyền và nghĩa vụ của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; quyền tham gia quản lý Công ty cổ phần; quyền sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong các quan hệ tín dụng ở Việt Nam; quyền tham gia dao dịch trên thị trường chứng khoán,…Trong thực tế đã có những vướng mắc mâu thuẫn giữa pháp luật về cổ phần hoá và pháp luật về chứng khoán. Những quy định này đã được ban hành trong các luật chuyên ngành và đang được thực hiện có hiệu quả. Cổ đông, dù cổ đông là cá nhân hay là pháp nhân nước ngoài, là người sản xuất cung ứng nguyên vật liệu thì có các quyền và nghĩa vụ của một cổ đông phù hợp với các luật cổ phần mà họ sở hữu. Quy định trong điều 39 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP có thể làm phát sinh thêm những loại cổ phần mà trong pháp luật hiện hành không quy định.

7.2. Những bất cập so với các lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến cổ phần hoá phần hoá

Hầu hết những bất cập liên quan trực tiếp đến việc cổ phần hoá thì đề có ít nhiều liên quan đến sự hoạt động của Công ty sau khi cổ phần hoá. Hiện nay những quy trình cổ phần hoá chịu sự điều chỉnh không chỉ của bản thân các quy định của pháp luật về cổ phần hoá. Nhiều lĩnh vực pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến cổ phần hóa, như phát luật về doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước), pháp luật về chứng khoán, pháp luật về lao động, pháp luật về tài chính. Các văn bản pháp luật này còn chứa đựng một số mâu thuẫn cần được giải quyết. Chẳng hạn như vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp khi thành lập Công ty cổ phần, vấn đề mệnh giá cổ phần. Theo luật doanh nghiệp năm 1999, khi thành lập Công ty, tài sản góp vốn phải được hạch toán đầy đủ và chính xác, kể cả tài sản hữu hình lẫn tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên việc hạch toán tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá lại không được tiến hành với những đòi hỏi như vậy. Vì vậy, một phần lớn tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá như giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế thương mại không được hạch toán đầy đủ. Đây chính là một trong số những nguyên nhân là cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa gặp không ít

khó khăn, mặc dù đã được luật doanh nghiệp năm 2003 khắc phục một phần. Ví dụ khác là vấn đề mệnh giá cổ phần. Việc phát hành cổ phần có mệnh giá là đòi hỏi của pháp luật. Tuy nhiên, việc xác định mệnh giá cổ phần trong các văn bản pháp luật như Thông tư của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Thông tư của Bộ Tài Chính lại có những quy định không thống nhất với nhau. Rõ ràng việc điều chỉnh các vấn đề cụ thể khác nhau của cổ phần hoá bằng nhiều văn bản khác nhau với mức độ hiệu lực khác nhau như hiện nay, chưa bảo đảm được cơ sở pháp lý thống nhất và có tác động lớn đối với doanh nghiệp nhà nước và các chủ thể quản lý và các nhà đầu tư.

Do cổ phần hoá liên quan trực tiếp đến luật doanh nghiệp năm 1999 và luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 nên ở đây em chỉ tập chung nêu một số điểm cần lưu ý về mối quan hệ giữa nội dung trong các quy định của các văn bản này.

Chỉ sau khi nghị định số 187/2004/NĐ-CP, Nhà nước đã ban hành luật doanh nghiệp Nhà nước 2003. Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 chứa đựng nhiều điểm mới song cũng đã thể hiện nhiều bất cập so với tinh thần của Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ IX. Dưới đây em xin nêu một số vấn đề cần lưu ý về tác động của luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 với cổ phần hoá.

Thứ nhất, Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 chưa xác định được rõ ranh giới giữa cổ đông, đại diện chủ sở hữu và chủ sở hữu trong các doanh nghiệp cổ phần hoá. Các quy định của luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 về vấn đề này chủ yếu xuất phát từ quan điểm quản lý hành chính chứ chưa từ sự vận động vốn có của vốn cổ phần.

Thứ hai, các định nghĩa của luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 chưa cho phép các doanh nghiệp cổ phần hoá hoạt động thực sự theo luật doanh nghiệp năm 1999 ở khía cạnh tổ chức quản lý doanh nghiệp. Khoản 2 điều 4 luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 quy định rằng trường hợp có sự khác nhau giữa luật này với pháp luật có liên quan về quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với Công ty Nhà nước hoặc quy định về quan hệ của chủ sở hữu Nhà nước với người được uỷ quyền đại diện phần vốn góp của Nhà nước có sự khác nhau giữa luật này và luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam hoặc là pháp luật tương ứng với luật doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước thì áp dụng quy định của luật này.

Thứ ba, hoạt động cổ phần hoá, như phân tích ở trên, sẽ tạo ra hàng loạt các Công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước và trên cơ sở sự vận động của vốn cổ phần giữa các doanh nghiệp trong nều kinh tế sẽ tạo nên các tập đoàn. Vấn đề Bộ chủ quản đối với doanh nghiệp cổ phần hoá sẽ không có ý nghĩa nhiều. Tuy nhiên, luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 lại quá nặng về chế độ chủ quản trong nhiều khía cạnh của quản lý doanh nghiệp. Từ các tiếp cận này, các quy định của luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 đã xác định quyền quản lý vốn trong doanh nghiệp Nhà nước một cách chi tiết, không phù hợp với bản chất của Công ty đối vốn là dựa trên nền dân chủ cổ phần.

Thứ tư, hiện nay một số quy định trong luật doanh nghiệp Nhà nước dễ tạo ra sự không nhất trí cho hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp cổ phần hoá. Khoản 4 điều 69 luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 là một ví dụ. Nếu Công ty Nhà nước vay vốn đẩu tư vào doanh nghiệp khác thì vấn đề quan hệ giữa Nhà nước và chủ sở hữu là mảng quan hệ khác với mối quan hệ giữa nó với doanh nghiệp nhận vốn đầu tư, nhất là vốn vay. Nếu đầu tư với tư cách cho vay thì vấn đề đại diện không đặt ra. Nếu đầu tư dưới hình thức góp vốn điều lệ thì tư cách đại diện ở doanh nghiệp nhận vốn chỉ đặt ra đối với Công ty Nhà nước mà thôi.

KẾT LUẬN: Hiệu quả của việc cổ phần hoá đã và đang được thể hiện ở Công ty cổ phần bia Kim Bài. Sản lượng và lợi nhận của Công ty đều tăng sau khi cổ phần hóa điểu đó chứng tỏ chủ chương cổ phần hoá DNNN của đảng và nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá hiện nay còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Những khó khăn có thể xuất phát từ phía doanh nghiệp cũng có thể xuất phát từ phía cơ chế chính sách. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn này sẽ là động lực quan trọng giúp cho Công ty cổ phần bia Kim Bài sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả hơn.

CHƯƠNG III

NHỮNG GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN VÀ BẤT CẬP

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BẤT CẬP SAU CỔ PHẦN HOÁ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BIA KIM BÀI (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w