D. Câu hỏi thảo luận
2. Vai trò của sinh viên và giáo viên trong các hình thức lên lớp trên
- Đối với hình thức thuyết trình: Sinh viên phải đọc giáo trình và tài liệu trước khi lên lớp. Giáo viên sẽ dành 70% thời gian để diễn giảng những nội dung của chủ đề, còn lại 30% thời gian, sinh viên có thể nêu câu hỏi hoặc những thắc mắc về vấn đề chưa hiểu. Giáo viên có thể trả lời hoặc chính sinh viên trong lớp cùng thảo luận với nhau.
- Thuyết trình kết hợp với đối thoại giữa sinh viên và giáo viên: sinh viên phải đọc giáo trình và tài liệu, chuẩn bị đề cương về những nội dung trong chủ đề bài giảng. Giáo viên chỉ thuyết trình 50% thời gian, còn 50% thời gian giáo viên nêu câu hỏi để sinh viên trao đổi.
- Tự thảo luận nhóm theo chủ đề. Mỗi nhóm khoảng 10 sinh viên. Giáo viên định hướng nội dung thảo luận, giới thiệu giáo trình và tài liệu tham khảo, sinh viên phân công nhau đọc tài liệu, sau đó thảo luận theo nhóm. Sau khi thảo luận, mỗi nhóm sẽ viết báo cáo để nộp cho giáo viên.
- Thảo luận cả lớp trên lớp có hướng dẫn của giáo viên. Hình thức này giáo viên chỉ có vai trò định hướng. Sinh viên dùng 90% thời gian để thảo luận, thuyết trình trên lớp. Sinh viên phải đọc giáo trình, tài liệu tham khảo, chuẩn bị trước nội dung để thuyết trình, thảo luận. !0% thời gian dành cho giáo viên kết luận.
- Tự nghiên cứu theo chủ đề. Giáo viên giới thiệu giáo trình và tài liệu tham khảo. Giáo viên nêu câu hỏi, sinh viên tự đọc và trả lời những câu hỏi mà giáo viên đặt ra cho mỗi chủ đề.
Mục lục
Trang
Phần I. Đề cương bài giảng 1
Chương 1. Vị trí, đối tượng, phương pháp nghiên cứu của chủ
nghĩa xã hội khoa học 2
Chương 2. Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác 13 Chương 3. Sự hình thành và quá trình phát triển của chủ nghĩa xã
hội khoa học 27
Chương 4. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 36
Chương 5. Cách mạng xã hội chủ nghĩa 48
Chương 6. Xã hội xã hội chủ nghĩa 58
Chương 7. Thời đại ngày nay 71
Chương 8. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa
81 Chương 9. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và tầng lớp trí thức trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
96 Chương 10. Vấn đề dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội
104 Chương 11. Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội
119 Chương 12. Vấn đề gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội
132 Chương 13. Vấn đề nguồn lực con người trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội 146
Phần II. Đề tài tiểu luận 159
Danh mục chữ Viết tắt Chủ nghĩa cộng sản CNCS Chủ nghĩa tư bản CNTB Chủ nghĩa xã hội CNXH Cộng sản chủ nghĩa CSCN Xã hội chủ nghĩa XHCN Tư bản chủ nghĩa TBCN