Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác Lênin và sự vận dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chủ nghĩ xã hội khoa học (Trang 64 - 69)

C. Nội dung chi tiết

3. Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác Lênin và sự vận dụng ở Việt Nam

sự vận dụng ở Việt Nam

3.1. Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin

a) Tư tưởng cách mạng không ngừng của C.Mác và Ph.Ăngghen - Nội dung: tính liên tục và tính giai đoạn của sự phát triển cách mạng. - Hoàn cảnh lịch sử của tư tưởng: CNTB đang phát triển, giai cấp tư sản đang đại diện cho sự phát triển của xã hội, giai cấp công nhân chưa trưởng thành…

- Nội dung tư tưởng cách mạng không ngừng

+ Giai cấp vô sản chủ động và tích cực tham gia vào cuộc cách mạng dân chủ do giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm thúc đẩy cuộc cách mạng đó thực hiện một cách triệt để, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng XHCN sau này.

+ Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ tư sản, giai cấp vô sản phải tiến hành ngay cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản nhằm thực hiện cuộc cách mạng XHCN.

- Điều kiện thực hiện cuộc cách mạng không ngừng là: phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào vô sản với phong trào nông dân.

b) Lý luận cách mạng không ngừng của V.I Lênin - Hoàn cảnh lịch sử

+ Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. + Giai cấp tư sản trở nên phản động, giai cấp công nhân trưởng thành. + Nhiều kẻ cơ hội đòi xét lại chủ nghĩa Mác.

+ V.I Lênin đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại, bảo vệ, phát triển tư tưởng cách mạng không ngừng của C.Mác và Ph. Ăngghen và xây dựng thành lý luận cách mạng không ngừng.

- Nội dung

+ Cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở thế kỷ XX, giai cấp công nhân không chỉ là lực lượng tham gia, ủng hộ mà phải đấu tranh giành lấy quyền lãnh đạo cuộc cách mạng ấy (được gọi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới).

+ Cuộc cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp công nhân lãnh đạo phải dẫn đến thành lập chính quyền dân chủ cách mạng của công nông, đảm bảo tính chất dân chủ triệt để của cách mạng, có thể và cần phải chuyển ngay sang cuộc cách mạng XHCN.

- Điều kiện chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới sang cách mạng XHCN.

+ Giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của mình nắm quyền lãnh đạo trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản, phải được giữ vững và tăng cường vai trò của mình trong lãnh đạo cách mạng XHCN.

+ Củng cố khối liên minh với giai cấp nông dân trong giai đoạn mới trên cơ sở những chính sách phù hợp.

+ Chuyên chính dân chủ cách mạng công nông phải chuẩn bị cơ sở để chuyển sang thực hiện nhiệm vụ chuyên chính vô sản.

3.2 Sự chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Khi thực dân Pháp xâm lược, nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến, vấn đề giải phóng đất nước khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến là vấn đề to lớn, bức xúc nhất của nhân dân ta. Vấn đề cứu nước đã thôi thúc nhiều thế hệ Việt Nam trên con đường đấu tranh bảo vệ sự sống còn của dân tộc như lẽ tự nhiên.

- Trong thực tế, những yêu cầu dân tộc, dân chủ của nhân dân ta lúc đó - xét cả chiều rộng và chiều sâu đã vượt khỏi sự hạn hẹp của cương lĩnh cách mạng tư sản, cùng yếu tố của thời đại, đòi hỏi đường lối cách mạng triệt để theo con đường XHCN.

- Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đã ghi nhận đầy đủ không chỉ nhu cầu khách quan của xã hội lúc đó mà còn khẳng định con đường cách mạng "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" như một tất yếu khách quan.

b) Tính tất yếu chuyển từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

- Sau thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ giành thắng lợi.

- Từ thực tiễn cách mạng nước ta Đảng ta đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về lý luận cách mạng không ngừng trong điều kiện cụ thể ở nước ta. Đó là đường lối và mục tiêu cách mạng Việt Nam là sự nhất quán, dù có phân chia 2 giai đoạn nhưng đều do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

D. Câu hỏi thảo luận và định hướng thảo luận

Câu1. Nguyên nhân và điều kiện khách quan và chủ quan của cách mạng XHCN.

Định hướng thảo luận:

- Phân tích những mâu thuẫn trong CNTB ( CNTB tự do cạnh tranh, chủ nghĩa đế quốc, CNTB hiện nay).

- Điều kiện khách quan: mức độ gay gắt của những mâu thuẫn trong CNTB (qua thực tiễn cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Cách mạng XHCN ở Việt Nam)

- Điều kiện chủ quan: ý thức giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân, và nhân dân lao động, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản…)

Câu2. Hãy phân tích mục tiêu, động lực và tiến trình của cách mạng XHCN ở Việt Nam?

Định hướng thảo luận:

- Căn cứ vào mâu thuẫn trong xã hội (nguyên nhân của cách mạng) để xác định:

+ Mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài của cách mạng XHCN. + Động lực của cách mạng XHCN.

+ Tiến trình của cách mạng XHCN.

- Vận dụng vào quá trình cách mạng ở Việt Nam

Câu 3. Hãy so sánh sự khác nhau giữa tư tưởng cách mạng không ngừng của C.Mác và Ph.Ăngghen với lý luận cách mạng không ngừng của V.I Lênin.

Định hướng thảo luận: so sánh

+ Hoàn cảnh lịch sử tác động đến tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênin

+ Điều kiện chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 4. Dựa vào lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Anh (chị) hãy làm sáng tỏ sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta trong qúa trình thực hiện cuộc cách mạng ở nước ta.

Định hướng thảo luận: sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta thể hiện tập trung ở:

- Việc xác định hai giai đoạn của qúa trình cách mạng của nhân dân lao động ở nước ta: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN.

- Sau thắng lợi năm 1954, Đảng đã lãnh đạo Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ của cách mạng XHCN, Miền Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

- Sau năm 1975, Đảng lãnh đạo cả nước thực hiện nhiệm vụ của cách mạng XHCN, với hai nhiệm vụ chiến lược: độc lập dân tộc và CNXH

E. Công việc sinh viên phải chuẩn bị

- Đọc giáo trình và tài liệu tham khảo của bài, theo hướng dẫn trong tập “Giáo trình và tài liệu tham khảo” môn CNXHKH .

- Chuẩn bị câu hỏi thảo luận. - Viết tiểu luận.

- Làm các câu hỏi trắc nghiệm của bài trong tập “câu hỏi trắc nghiệm” môn CNXHKH.

Chương 6

Xã hội xã hội chủ nghĩa A Mục đích

Giúp sinh viên hiểu đúng những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, trên cơ sở đó luận giải tính tất yếu, thực chất, nội dung của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

B. Các thuật ngữ cần lưu ý

- Thời kỳ quá độ.

- Chủ nghĩa xã hội, xã hội chủ nghĩa. - Chủ nghĩa cộng sản, cộng sản chủ nghĩa. - Quá độ rút ngắn lên chủ nghĩa xã hội.

- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

C. Nội dung chi tiết

Một phần của tài liệu Chủ nghĩ xã hội khoa học (Trang 64 - 69)