D. Câu hỏi thảo luận
3. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
Nhà nước ta.
3.1 Đặc điểm của vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
- Việt Nam là nước có nhiều tôn giáo, với lịch sử hình thành, phạm vi ảnh hưởng, số lượng tín đồ… khác nhau, trong đó có các tôn giáo chính: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài, Hoà Hảo. Có những tôn giáo du nhập từ bên ngoài, cũng có những tôn giáo sinh ra ở Việt Nam
- Các tôn giáo, tín ngưỡng có sự đan xen, dung hợp, thể hiện: ở điện thờ của một số tôn giáo dễ chấp nhận sự hiện diện của các vị thánh, thần của các tôn giáo khác; hành vi tôn giáo ít nhiều mang tính thực dụng; tính trội của yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam…
+ Do sự khoan dung, lòng độ lượng, tính nhân ái của dân tộc.
+ Yêu cầu đoàn kết toàn dân bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ - Trong lịch sử, hầu hết các tôn giáo đều bị các thế lực phản động trong và ngoài nước thường lợi dụng để thực hiện mục tiêu chính trị.
- Những năm gần đây, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có chiều hướng phát triển và có những chuyển biến phức tạp hơn.
+ Các tôn giáo lớn, như phật giáo, thiên cúa giáo tin lành có xu hướng phục hồi và phát triển, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc.
+ Cơ sở thờ tự của các tôn giáo (nhà thờ, chùa, thánh thất, đình, đền, tịnh xá, tịnh thất…) được tu sửa và tiếp tục xây mới.
+ Số người tham gia các hoạt động tôn giáo gia tăng.
+ Bên cạnh các tôn giáo lớn đã xuất hiện những tạp giáo và cả hiện tượng tôn giáo phản văn hoá, các hiện tượng tâm linh vừa mang tính khoa học vừa mang tính thần bí xuất hiện, hoạt động mê tín dị đoan cũng nổi lên ở nơi này hoặc nơi khác
+ Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng cũng bị tác động bởi cơ chế thị trường, không còn thuần tuý là vấn đề tâm linh.
3.2 Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
3.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo - Đoàn kết lương giáo, hoà hợp dân tộc.
Đoàn kết những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau là một bộ phận của đoàn kết dân tộc. Xuất phát từ mục tiêu độc lập dân tộc và lý tưởng giải phóng con người. Muốn thực hiện sự đoàn kết phải:
+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, chống âm mưu chia rẽ của bọn phản động.
+ Phải phân biệt nhu cầu tín ngưỡng với việc lợi dụng tín ngưỡng. + Phân biệt đức tin chân chính với việc các phần tử lợi dụng tôn giáo để chống phá sự đoàn kết của nhân dân.
+ Chú ý kế thừa những giá trị nhân bản của các tôn giáo. - Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.
Quyền tự do tín ngưỡng là một trong những quyền chính đáng của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giáo dục mọi người và bản thân Người luôn gương mẫu tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào có đạo. Mặt khác, Người nghiêm khắc phê phán những phần tử lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, phê phán những việc làm sai chủ trương, chính sách tôngiáo Đảng và Chính phủ, ở cả các vị chức sắc, tín đồ, cán bộ và đảng viên.
- Quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc, đức tin và lòng yêu nước.
Đối với người theo tôn giáo, đức tin và lòng yêu nước không mâu thuẫn với nhau. Mỗi người vừa là người dân yêu nước, vừa là một tín đồ chân chính. Người công giáo tốt phải là người công dân tốt, kính chúa yêu nước là hai nhiệm vụ không tách rời, có hết lòng phụng sự Tổ quốc mới làm sáng danh chúa.
Đất nước độc lập, thì tôn giáo mới được tự do. Vì vậy, mọi người phải làm cho nước nhà độc lập trước, rồi phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Độc lập rồi mà dân không được hưởng hạnh phúc thì tự do, độc lập cũng trở thành vô nghĩa.
3.2.2 Quan điểm chỉ đạo và nội dung cơ bản trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
- Quan điểm chỉ đạo công tác tôn giáo
+ Công tác tôn giáo vừa phải quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự nghiệp cách mạng.
+ Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.
+ Công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị. - Nội dung cơ bản trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay:
+ Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở pháp luật.
+ Tích vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo", tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định về chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Trên cơ sở đó chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào.
+ Hướng các chức sắc hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, ủng hộ các xu hướng tiến bộ trong các tôn giáo, làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng toàn dân, thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của tôn giáo ở một quốc gia độc lập.
+ Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chống CNXH.
+ Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo phải theo chế độ chính sách chung về quan hệ quốc tế đối ngoại của Nhà nước.
D. Câu hỏi thảo luận và định hướng
Câu 1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan
+ Xác định những hiện tượng tôn giáo + Tín ngưỡng
+ Mê tín dị đoan
+ Chỉ ra sự thống nhất và khác biệt giữa các hiện tượng trên
+ Kết luận: cần có thái độ như thế nào đối với tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan.
Câu 2. Phân tích luận điểm của C. Mác: "Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không trái tim, là trạng thái tinh thần của thế giới không có tinh thần"
- Định hướng nội dung thảo luận: + Xác định tôn giáo là gì
+ Nguồn gốc hình thành của tôn giáo
+ Tác động hai mặt của tôn giáo trong đời sống xã hội
Câu 3. Tìm hiểu tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta hiện nay. - Định hướng nội dung:
+ Các tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân hiện đang tồn tại ở Việt Nam hiện nay.
+ Các hiện tượng tạp giáo, tà giáo mới xuất hiện ở Việt Nam. + Tình hình sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng hiện nay
+ Đặc điểm trong mối quan hệ giữa các tôn giáo ở Việt Nam
+ Những nguyên nhân tác động đến tình hình tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.
+ Đề xuất kiến nghị trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Câu 4. Tìm hiểu nội dung và việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
- Nguồn tài liệu chính: Nghị định của Chính phủ về các hoạt động của tôn giáo, số 26/1999/NĐ-CP; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;
- Định hướng nội dung thảo luận:
+ Cơ sở khoa học của chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. + Những nội dung cơ bản trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
+ Việc thực hiện chính sách tôn giáo hiện nay, những bất cập từ thực tiễn.
E. Công việc sinh viên phải làm
1. Trước nghi nghe giảng
- Sinh viên đọc các tài liệu 1, 2, 3, 4 trong tập "Giáo trình và tài liệu tham khảo"
- Chuẩn bị các câu hỏi, thắc mắc xung quanh nội dung của bài giảng. 2. Sau khi nghe giảng
- Đọc lại giáo trình và các tài liệu của bài giảng trong tập "Giáo trình và tài liệu tham khảo"
- Chuẩn bị ý kiến thảo luận theo các chủ đề đã nêu trên.
- Nghiên cứu và làm câu hỏi trắc nghiệm trong tập "Câu hỏi trắc nghiệm".
Chương 12
Vấn đề gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội A. Mục đích
- Mục đích: trên cơ sở lý luận chung về gia đình và thực tiễn của gia đình Việt Nam, phân tích những chuẩn mực và phương hướng xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay.
- Yêu cầu
+ Nhận thức rõ mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, qua đó thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình mới - gia đình văn hoá
+ Hiểu được chức năng cơ bản của gia đình
+ Nắm được điều kiện và tiền đề xây dựng gia đình trong quá trình xây dựng CNXH.
+ Nắm được những định hướng cơ bản nhằn tiếp tục xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay.
B. Các thuật ngữ cần lưu ý
- Gia đình.
- Quan hệ hôn nhân. - Quan hệ huyết thống.
C. Nội dung chi tiết