Khái niệm giai cấp công nhân

Một phần của tài liệu Chủ nghĩ xã hội khoa học (Trang 43 - 46)

C. Nội dung chi tiết

1. Khái niệm giai cấp công nhân

- C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I Lênin sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp công nhân: “Giai cấp vô sản”, “giai cấp của những người lao động làm thuê thế kỷ XIX”, “giai cấp công nhân”, “giai cấp công nhân đại công nghiệp”, “giai cấp công nhân hiện đại”,… Tất cả các thuật ngữ này được C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin sử dụng như những từ đồng nghĩa.. Tuy vậy, mỗi thuật ngữ ngoài điểm chung còn được dùng theo một có một nghĩa riêng nào đó. Chẳng hạn khi dùng thuật ngữ “giai cấp vô sản” là C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin muốn nhấn mạnh một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ TBCN - đặc trưng: “hoàn toàn không có tư liệu sản xuất”.

1.1 Quan điểm C.Mác và Ph.Ăngghen về giai cấp công nhân

- Cơ sở hay nguồn gốc kinh tế của sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân là sự ra đời và phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa: “giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp” sản sinh ra, là “con đẻ của nền đại công nghiệp”, đại công nghiệp càng phát triển giai cấp công nhân cũng phát triển theo.

- Cơ sở hay nguồn gốc xã hội của giai cấp công nhân: giai cấp công nhân có nguồn gốc xuất thân từ tất cả các giai cấp của dân cư, “được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp và tầng lớp của dân cư”.

- Trong xã hội tư bản, giai cấp công nhân có các đặc trưng cơ bản sau:

+ Là giai cấp hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản, bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.

+ Là hiện thân của lực lượng sản xuất hiện đại, đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến.

+ Là giai cấp có bản chất cách mạng, bản chất quốc tế, tinh thần đoàn kết giai cấp và có tính tổ chức kỷ luật cao.

1.2 Quan điểm của V.I Lênnin về giai cấp công nhân

- V.I Lênin khẳng định và làm rõ hơn những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về giai cấp công nhân, đồng thời bổ sung thêm đặc trưng của giai cấp công nhân trong điều kiện giai cấp công nhân đã giành được chính quyền nhà nước, bắt tay vào sự nghiệp xây dựng CNXH.

- Dưới chế độ XHCN, giai cấp công nhân là giai cấp nắm chính quyền nhà nước, cùng với nhân dân lao động làm chủ các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, làm chủ quá trình tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm và do đó làm chủ xã hội.

1.3 Giai cấp công nhân hiện nay

- Trong điều kiện của CNTB ngày nay, so với thời kỳ C.Mác, Ph.Ănghen, V.I Lênin, giai cấp công nhân đã có những biến đổi quan trọng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, đời sống vật chất và tinh thần. Những thay đổi của giai cấp công nhân các nước tư bản ngày nay cần được nghiên cứu để bổ sung, phát triển thêm khái niệm giai cấp công nhân.

- Cho dù giai cấp công nhân trong các nước tư bản ngày nay đã có những biến đổi quan trọng, nhưng những biến đổi này không làm thay đổi địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân, những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân mà C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin nêu ra vẫn còn nguyên giá trị, không những thế còn chứng minh, làm rõ, khẳng định thêm rằng: vị trí, vai trò của giai cấp công nhân rất quan trọng và ngày càng được nâng cao với tư cách là lực lượng xã hội đóng vai trò quyết định

trong sản xuất vật chất và trong cải tạo các quan hệ xã hội, động lực chính của tiến trình lịch sử từ CNTB lên CNXH và CNCS.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩ xã hội khoa học (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w