C. Nội dung chi tiết
2. Nội dung, điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội; lực lượng cơ bản trong cải tạo các quan hệ xã hội, động lực chính của tiến trình lịch sử từ CNTB lên CNXH và CNCS.
2. Nội dung, điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân giai cấp công nhân
2.1 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là toàn bộ những nhiệm vụ mà lịch sử, giao cho giai cấp đó để thực hiện bước chuyển cách mạng từ một hình thái kinh tế-xã hội đã lỗi thời sang một hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn.
- Nội dung khái quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: lãnh đạo các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động xoá bỏ chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công CNXH tiến lên CNCS, giải phóng mình, đồng thời giải phóng toàn thể xã hội vĩnh viễn thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, nghèo nàn lạc hậu.
- So với sứ mệnh lịch sử của các giai cấp trong những thời đại lịch sử trước (giai cấp chủ nô, phong kiến, tư sản) sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân khác căn bản về mục đích và tính chất.
2.2 Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân
+ Xét về mặt lực lượng sản xuất, giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất của lực lượng sản xuất, hiện thân của lực lượng sản xuất hiện đại với trình độ xã hội hoá ngày càng cao; lực lượng lao động cơ bản tạo ra phần lớn của cải vật chất cho xã hội, lao động thặng dư của họ là nguồn gốc chủ yếu đem lại sự giầu có cho giai cấp tư sản, cho xã hội tư sản; đại biểu cho lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất tiên tiến.
+ Xét về mặt quan hệ sản xuất: trong xã hội tư bản, giai cấp công nhân là giai cấp ở địa vị làm thuê, phụ thuộc, bị áp bức, bóc lột; là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp tư sản; có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản.
+ Trong xã hội XHCN, giai cấp công nhân không còn ở địa vị làm thuê, phụ thuộc, bị bóc lột mà ở địa vị làm chủ. Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ lên CNXH vẫn còn một bộ phận công nhân ở địa vị làm thuê, bị bóc lột.
- Do địa vị kinh tế - xã hội của mình, giai cấp công nhân là giai cấp có hệ tư tưởng độc lập tiên tiến, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin; có những phẩm chất cách mạng: là giai cấp tiên tiến nhất; có tinh thần triệt để cách mạng; có tính tổ chức kỷ luật cao; có bản chất quốc tế.
- Với địa vị kinh tế - xã hội khách quan và những phẩm chất của mình, giai cấp công nhân được đẩy lên vị trí giai cấp cách mạng, giai cấp tiên phong, giai cấp duy nhất có thể thực hiện được nhiệm vụ lịch sử là xoá bỏ chế độ TBCN, thực hiện bước chuyển cách mạng từ hình thái kinh tế- xã hội TBCN sang hình thái kinh tế - xã hội CSCN, giải phóng mình đồng
thời giải phóng toàn xã hội vĩnh viễn thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công.
- Phê phán các quan điểm: phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, giai cấp công nhân ngày nay đã “teo đi”, “biến mất”, “hoà tan” vào các giai cấp, tầng lớp khác, do vậy sứ mệnh lịch sử của nó cũng không còn; giai cấp công nhân các nước tư bản phát triển ngày nay đã có tư liệu sản xuất, không còn bị bóc lột, đã “trung lưu hoá” không còn nghèo đói như trước nên đã mất tính cách mạng; trong thời đại “nền văn minh trí tuệ”, khi khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò lãnh đạo, động lực chính thúc đẩy tiến bộ xã hội là trí thức, chứ không phải công nhân,…
- Lịch sử đã chứng minh những kết luận của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đúng đắn. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là vô cùng khó khăn, phức tạp và lâu dài.