3.1. Giá trị tích cực của chủ nghĩa xã hội không tưởng
- Phê phán, lên án CNTB ngay từ khi nó mới ra đời, đồng thời phản ánh đời sống khổ cực cũng như khát vọng của quần chúng lao động về một xã hội tốt đẹp hơn xã hội TBCN.
- Nhiều nhà không tưởng đã nhận thấy rằng một xã hội xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì không thể có tự do, bình đẳng, hạnh phúc thực sự. Họ đã khẳng định phải xoá bỏ chế độ tư hữu và xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
- Nhiều nhà không tưởng đã nêu nhiều luận điểm có giá trị, nhiều tiên đoán, dự đoán tài tình về quy luật phát triển xã hội, đó là những tiền đề tư tưởng trực tiếp để C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng hệ thống lý luận về xã hội mới, xã hội XHCN và CSCN.
- Nhìn chung, các nhà không tưởng mang yếu tố của chủ nghĩa nhân đạo, góp phần thức tỉnh ý thức đấu tranh của quần chúng lao động chống lại CNTB.
3.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tư- ởng
- Các nhà không tưởng không giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê trong xã hội TBCN, không phát hiện học thuyết về giá trị thặng dư trong nền sản xuất TBCN
- Các nhà không tưởng chưa ai phát hiện được lực lượng xã hội có khả năng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng thành công chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn tức là chưa ai phát hiện được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- Các nhà không tưởng chưa ai tự đặt mình là người đại diện cho quyền lợi của giai cấp vô sản và quần chúng lao động để đấu tranh giải phóng họ, họ tách học thuyết của mình ra khỏi phong trào quần chúng
- Các nhà không tưởng còn đứng trên quan điểm duy tâm để mưu cầu giải phóng xã hội.
Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan: do điều kiện lịch sử lúc đó quyết định, phương thức sản xuất TBCN chưa phát triển, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản chưa đạt đến độ chín muồi
- Nguyên nhân chủ quan: các nhà không tưởng chưa thoát khỏi hệ tư tưởng và thế giới quan của giai cấp tư sản.