D. Câu hỏi thảo luận
1. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
1.1 Bản chất của tôn giáo
Tôn giáo là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay nhiều vị thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Có nhiều cách định nghĩa về tôn giáo:
- Xét về bản chất, Ph.ăngghen cho rằng: "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người- của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản
ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế"14
- Xét về hình thức biểu hiện, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, bao gồm:
+ Hệ thống quan niệm tín ngưỡng (giáo lý) + Các quy định về kiêng cữ, cấm kỵ (giáo luật) + Các hình thức thờ cúng, lễ bái (giáo lễ)
+ Cơ sở vật chất để thực hiện các nghi lễ tôn giáo (cơ sở thờ tự) - Phân biệt tôn giáo với tín ngưỡng và mê tín dị đoan.
+ Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng, một lực lượng nào đó.
+ Mê tín dị đoan là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên đến mức mê muội, cuồng tín với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phản văn hoá..
- Từ bản chất, hình thức biểu hiện cho thấy, tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan đều phản ánh niềm tin, sự sùng bái của con người đối với một lực lượng siêu nhiên, thần bí nào đó; phản ánh mối quan hệ giữa cái thực và cái hư ảo, giữa con người và thần thánh. Tuy nhiên, tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan có sự khác nhau về hình thức biểu hiện và mức độ ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội. Tôn giáo, tín ngưỡng ít nhiều có ảnh hưởng tích cực, còn mê tín dị đoan thường gây hậu quả tiêu cực đến đời sống xã hội.
+ Một mặt, tôn giáo phản ánh khát vọng của con người về một xã hội mới tốt đẹp hơn; mặt khác tôn giáo lại kìm hãm sự vươn lên của con người để hiện thực hoá khát vọng đó.
+ Một mặt, tôn giáo làm tăng tính liên kết cộng đồng, nhưng cũng là nguy cơ của sự mất đoàn kết, do sự sùng tín hay tính cục bộ của nó.
+ Một mặt, tôn giáo hướng con người về những giá trị cao cả, đạo đức, hướng thiện…; mặt khác, lại làm tăng tính thụ động của họ theo những giáo điều có sẵn và bất di bất dịch.
+ Tôn giáo gợi lên những suy tư, tìm tòi, hướng tới một xã hội cao đẹp nhưng lại ngăn cản sự phát triển của khoa học.
+ Tôn giáo góp phần tạo dựng, tham gia sáng tạo các giá trị văn hoá của dân tộc, nhưng lại kìm hãm sự sáng tạo hiện thực của con người.
1.2 Nguồn gốc của tôn giáo
- Nguồn gốc kinh tế-xã hội
+ Trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối, bất lực trước những hiện tượng tự nhiên, nên đã gán cho nó có sức mạnh siêu nhiên, thần bí, như: thần sấm, thần chớp, thần sông, thần núi, thần mưa, thần gió…
+ Khi xã hội xuất hiện những giai cấp đối kháng, con người còn cảm thấy yếu đuối, bất lực trước các hiện tượng tự phát của xã hội: áp bức, bóc lột, phân chia giai cấp, chiến tranh…, từ đó họ cũng tin các hiện tượng này là do sự chi phối, điều khiển của những lực lượng thần bí nào đó và hướng niềm tin của mình vào các lực lượng siêu nhiên dưới hình thức tôn giáo.
+ Sự hạn chế trong khả năng nhận thức của con người. Nhận thức là quá trình tìm hiểu khám phá về tự nhiên và xã hội. Những điều mà con người chưa giải thích được sẽ là cơ sở cho niềm tin tôn giáo ra đời và phát triển.
+ Đặc điểm nhận thức ở giai đoạn tư duy trừu tượng của con người có thể xuất hiện khả năng phản ánh sai lầm đối tượng khi vai trò của chủ thể bị tuyệt đối hoá, sự phản ánh sai lầm đó lại bị thần thánh hoá sẽ hình thành niềm tin tôn giáo của con người.
- Nguồn gốc tâm lý
+ Khi những tâm lý, tình cảm tích cực, như sự biết ơn, lòng kính trọng, tình yêu thương giữa con người với tự nhiên… vượt khỏi tầm kiểm soát của ý chí, sẽ đưa con người đến với tôn giáo
+ Khi tâm lý, tình cảm tiêu cực, như: sự lo âu, buồn phiền, thất vọng, cô đơn… làm cho con người cảm thấy bế tắc, sẽ cần đến sự an ủi, vỗ về, xoa dịu của tôn giáo. Như C. Mác nói: tôn giáo là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của trạng thái không có tinh thần.
1.3 Tính chất của tôn giáo
- Tính lịch sử
+ Tôn giáo ra đời trong một giai đoạn lịch sử nhất định, khi tư duy của con người phát triển đến mức độ có khả năng tư duy trừu tượng, có thể khái quát hoá, trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng của tự nhiên và xã hội.
+ Tôn giáo có sự vận động, phát triển về giáo lý, nghi lễ, các hình thức sinh hoạt tôn giáo… cùng với sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Bởi vì, tôn giáo là một hình thái của ý thức xã hội, nên khi tồn taị xã hội vận động, phát triển thì tôn giáo cũng có sự vận động và phát triển theo. Tuy nhiên, tôn giáo không phải là một hiện tượng vĩnh hằng, bất biến.
- Tính quần chúng
Tính quần chúng của tôn giáo thể hiện ở số lượng tín đồ ngày càng đông đảo. Nó được truyền bá từ đời này qua đời khác, ăn sâu vào tâm tư, tình cảm, ý thức của con người. Tôn giáo mang tính quần chúng bởi vì:
+ Tôn giáo phản ánh khát vọng của nhân dân muốn được giải phóng khỏi sự thống trị, chi phối tiêu cực của những hiện tượng tự nhiên và xã