D. Câu hỏi thảo luận
2. Giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hộ
+ Tôn giáo là một bộ phận của ý thức dân tộc + Tôn giáo có tính nhân văn, nhân đạo.
+ Tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. - Tính chính trị
Tôn giáo mang tính chính trị sâu sắc khi xã hội có sự phân chia giai cấp, vì các lực lượng chính trị trong xã hội thường lợi dụng tôn giáo nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Tính chính trị của tôn giáo thể hiện:
+ Trong tôn giáo tồn tại những mâu thuẫn đối kháng, phản ánh mâu thuẫn giữa các lực lượng chính trị đối lập trong xã hội
+ Đấu tranh tôn giáo là một bộ phận của đấu tranh giai cấp
+ Tôn giáo thay đổi cùng với những thay đổi của quan hệ chính trị - xã hội.
2. Giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xãhội hội
2.1 Tình hình tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
2.1.1 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo - Nguyên nhân kinh tế - xã hội:
+ Cuộc sống của con người vẫn còn bị chi phối một cách tiêu cực bởi các hiện tượng của tự nhiên và xã hội: bão lụt, động đất, chiến tranh, áp bức bóc lột, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội…
+ Nền kinh tế thị trường gắn liền với sự may rủi, làm cho cho con người có tâm lý thụ động, cầu mong những lực lượng siêu nhiên, thần thánh mang đến cho họ sự may mắn.
+ Mặt trái của sự phát triển khoa học và công nghệ hiện đại tác động đến cuộc sống của con người
- Nguyên nhân nhận thức: trình độ dân trí của con người chưa cao, nhiều hiện tượng của tự nhiên và xã hội đến nay khoa học chưa giải thích nổi.
- Nguyên nhân tâm lý: tôn giáo tồn tại lâu đời trong lịch sử, ăn sâu vào tiềm thức của con người qua nhiều thế hệ, trở thành một kiểu sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Mặt khác, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, thường có đặc điểm bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội.
- Nguyên nhân chính trị: cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn tiếp diễn, các thế lực bóc lột tuy đã bị lật đổ chính quyền, nhưng vẫn còn âm mưu lợi dụng tôn giáo để giành lại địa vị đã mất. Do vậy, chúng tìm mọi cách để củng cố và phát triển tôn giáo.
- Nguyên nhân văn hoá: sinh hoạt tôn giáo còn có khả năng đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Mặt khác, tôn giáo, ở một mức độ nhất định có góp phần trong việc giáo dục ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, đạo đức lối sống của con người…
2.1.2 Sự biến đổi của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cùng với sự biến đổi của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tôn giáo có sự biến đổi theo hướng những ảnh hưởng tiêu cực của nó ngày càng giảm sút, do các nguyên nhân sau:
- Nhà nước XHCN tôn trọng tự do tín ngưỡng, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo chân chính được thừa nhận, tôn trọng và tạo điều kiện. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng và không tín ngưỡng.
- Nhà nước không ngừng nâng cao địa vị, tính tích cực xã hội của tín đồ tôn giáo bằng cách tạo điều kiện cho họ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động thực tiễn cách mạng. Trên cơ sở đó, nhà nước XHCN làm cho họ hiểu rằng, niềm tin tôn giáo chân chính không đối lập với chủ nghĩa nhân đạo XHCN và CNXH đang hiện thực hoá lý tưởng của chủ nghĩa nhân đạo trong cuộc sống của mỗi người dân.
- Khoa học và công nghệ hiện đại phát triển như vũ bão, những tiến bộ của khoa học ngày càng được xã hội hoá nhanh chóng, trình độ dân trí của xã hội được nâng cao không ngừng. Do vậy, bản thân nhân dân lao động cũng đã dần nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo.
2.2. Những quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Phát huy mặt tích cực, khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo gắn liền với cuộc vận động toàn dân đoàn kết cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
+ Tôn giáo có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội
+ Giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và tôn giáo có sự đối lập về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.
+ Tôn giáo tồn tại và phát triển gắn liền với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
Quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng bao gồm: mọi công dân theo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau; mọi công dân có quyền theo hoặc không theo tôn giáo, có quyền chuyển từ tôn giáo này sang tôn giáo khác, có quyền tham gia hoặc từ bỏ tôn giáo. Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật…
+ Tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH còn đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân lao động.
+ Tôn giáo còn có đóng góp nhất định vào quá trình xây dựng CNXH, bởi tính nhân văn, tính hướng thiện, những giá trị đạo đức…của tôn giáo.
- Thực hiện sự đoàn kết giữa quần chúng nhân dân lao động theo tôn giáo với quần chúng nhân dân lao động không theo tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính, đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Lợi ích của quần chúng nhân dân lao động theo hoặc không theo tôn giáo đều thống nhất.
+ Các tôn giáo hợp pháp, chân chính đều hướng tới sự bình đẳng và một cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân lao động và dân tộc.
+ Một dân tộc phát triển toàn diện đều phải đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo + Tôn giáo luôn có sự vận động và phát triển không ngừng. ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của tôn giáo đối với con người và đời sống xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử cũng có sự khác nhau. Quan điểm, thái độ của giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác nhau.
+ Có những tôn giáo khi mới xuất hiện như một phong trào bảo vệ lợi ích của người lao động. Nhưng trong quá trình phát triển, lại trở thành công cụ của giai cấp bóc lột, thống trị.
+ Bản thân mỗi chế độ xã hội, các giai cấp (nhất là giai cấp thống trị) sử dụng tôn giáo vì mục đích khác nhau. Điều này, cũng làm cho tôn giáo luôn có sự thay đổi.
- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo
+ Mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo phản ánh hai loại mâu thuẫn khác nhau. Trong đó, mặt chính trị của tôn giáo thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH của các thế lực phản động, phản ánh mâu thuẫn đối kháng trong tôn giáo và xã hội. Mặt tư tưởng của tôn giáo thể hiện tín ngưỡng của nhân dân, phản ánh mâu thuẫn không đối kháng trong tôn giáo và xã hội
+ Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị, phản động của tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách, đòi hỏi phải nâng cao cảnh giác kịp thời chống lại những âm mưu và hành động của các thế lực thù địch lợi dụng
tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi vừa phải khẩn trương, kiên quyết vừa phải thận trọng.
+ Đấu tranh với mặt tư tưởng của tôn giáo là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi phải khéo léo, kiên trì. Một mặt, phải nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Mặt khác, phải nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho quần chúng nhân dân. Phải tăng cường giáo dục thế giới quan duy vật cho quần chúng nhân dân. Phương pháp chủ yếu để đấu tranh với mặt tư tưởng của tôn giáo là vận động, tuyên truyền, thuyết phục…