C. Nội dung chi tiết
1. Sự hình thành của chủ nghĩa xã hội khoa học
Cần phải làm rõ: + CNXHKH được bắt nguồn từ đâu (nguồn gốc trực tiếp). + CNXHKH nảy sinh trên “miếng đất hiện thực” nào? + Nó là kết quả trực tiếp của nhân tố chủ quan nào? + Dấu mốc ghi nhận sự hình thành của CNXHKH là gì?
1.1. Chủ nghĩa xã hội khoa học được bắt nguồn trực tiếp từ chủ nghĩa xã hội không tưởng đặc biệt là chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đầu thế kỷ XIX.
Dựa vào những giá trị lịch sử và những hạn chế của CNXH không tưởng để làm rõ CNXH khoa học được hình thành là kết quả của sự kế thừa có phê phán những giá trị cũng như đã khắc phục được những hạn chế của CNXH không tưởng.
1.2. "Mảnh đất hiện thực"(điều kiện khách quan) để CNXHKH hình thành là: Sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật và văn hoá - tư tưởng ở châu Âu cho đến những năm 40 thế kỷ XIX. Sự phát triển đó tạo nên tiền đề khách quan cho sự hình thành CNXHKH. Cụ thể như sau:
- Tiền đề kinh tế - xã hội
+ Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, CNTB ở một số nước châu Âu đã đạt được những thành tựu to lớn nhờ sự phát minh và ứng dụng máy hơi nước trong sản xuất. Phương thức sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ, vai trò thống trị của giai cấp tư sản được củng cố, đồng thời bản chất phản động của giai cấp này cũng bộc lộ rõ rệt.
+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nảy sinh (biểu hiện theo chu kỳ nạn khủng hoảng sản xuất, công nhân thất nghiệp) dẫn đến mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt, xuất hiện những biến động chính trị lớn, tiêu biểu là:
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thành phố Liông (Pháp) năm 1831- 1834.
Cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố Xilêdi (Đức) năm 1844. Phong trào Hiến chương Anh năm 1836 đến 1848
Những sự kiện trên chứng tỏ rằng: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản là có thực và đã nổi lên so với mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến trước đây.
Cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản của giai cấp công nhân với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập với những yêu sách kinh tế và chính trị của riêng giai cấp mình.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cũng bộc lộ yếu kém của mình thể hiện chưa có đường lối đấu tranh, chưa có một tổ chức thống nhất lãnh đạo nên phong trào đều bị thất bại.
Từ điều kiện khách quan ấy, phong trào đòi hỏi phải có lý luận soi đường và phong trào hiện thực ấy cũng là cơ sở thực tiễn để C.Mác, Ph.Ăngghen nghiên cứu xây dựng nên học thuyết của mình.
- Tiền đề khoa học tự nhiên
Cùng với sự phát triển của CNTB là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, với những thành tựu to lớn vào đầu thế kỷ XIX, trong đó có 3 phát minh quan trọng:
+ Học thuyết về tế bào
+ Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng + Học thuyết tiến hoá của Đác Uyn
Những phát minh này có tác dụng trực tiếp phục vụ quá trình chinh phục thiên nhiên, phát triển sản xuất và tiến bộ xã hội. Nó giúp cho C.Mác và Ph. Ăngghen khẳng định thêm phép biện chứng của mình.
- Trong lĩnh vực khoa học xã hội
Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên ở thế kỷ XIX, khoa học xã hội cũng phát triển mạnh mẽ, cung cấp những tiền đề tư tưởng, lý luận cho CNXHKH ra đời.
+ Triết học cổ điển Đức với Phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc.
+ Kinh tế chính trị cổ điển Anh với hai nhà kinh tế học là Ađam Smít và Đavít Ricácđô.
Ađam Smít để lại cho học thuyết Mác lý luận về giá trị lao động. Đavít Ricácđô để lại cho học thuyết Mác lý luận địa tô chênh lệch. + CNXH không tưởng mà đại diện xuất sắc là Xanhximông, Phuriê và Ôoen đã để lại cho học thuyết Mác mô hình và nguyên tắc xây dựng xã hội tương lai.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những giá trị của các lý luận nêu trên một cách có chọn lọc, phê phán và gạt bỏ những mặt hạn chế của họ để tạo ra học thuyết tiên tiến - CNXHKH.
1.3. Hoạt động của C.Mác và Ph.Ăngghen với tư cách là nhân tố chủ quan đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chuyển từ lập trường duy tâm sang lập trường duy vật, đồng thời chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản.
Ba điều kiện để có sự chuyển biến đó là: + Sự uyên bác về trí tuệ
+ Đứng trên lập trường và tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân
+ Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn - Những phát kiến vĩ đại của C.Mác:
+ Phát kiến thứ nhất: những quan điểm về chủ nghĩa duy vật lịch sử có ý nghĩa khoa học và cách mạng to lớn trong lĩnh vực ý thức xã hội
+ Phát kiến thứ hai: vận dụng những quan điểm về chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích nền sản xuất tư bản, C.Mác đã sáng tạo ra học thuyết về giá trị thặng dư.
+ Từ hai phát kiến trên C.Mác đã có phát kiến thứ ba là: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
1.4. Dấu mốc lịch sử để có sự chuyển biến của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học
Quá trình hoạt động thực tiễn và lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen được thể hiện qua các tác phẩm:
+ Lời tựa cuốn Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen + Bản thảo kinh tế triết học 1844
+ Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh + Gia đình thần thánh
+ Hệ tư tưởng Đức
+ Sự khốn cùng của triết học
+ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) là mốc lịch sử ghi nhận sự hình thành về cơ bản những nguyên lý của CNXHKH (chưa phải là đỉnh cao của CNXHKH). Đây là tác phẩm chủ yếu của CNXHKH và được thừa nhận là cương lĩnh chính trị đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.