Vấn đề dân tộc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chủ nghĩ xã hội khoa học (Trang 138 - 140)

D. Câu hỏi thảo luận và định hướng

3. Vấn đề dân tộc ở Việt Nam

3.1. Những đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam

- Việt Nam là một quốc gia độc lập thống nhất gồm 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 87% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm 13% dân số, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước. 10 dân tộc có số dân dưới 1 triệu đến 100 ngàn người: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê; 20 dân tộc có số dân dới 100 ngàn người; 16 dân tộc có số dân dới 10 ngàn người đến 1 ngàn người; 6 dân tộc dưới 1 ngàn người (Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơđu, Brâu).

- Các dân tộc ở nước ta, nhìn chung sống xen kẽ là chủ yếu, không có dân tộc nào có lãnh thổ riêng.

- Hiện nay, giữa các dân tộc còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Các dân tộc thiểu số thường cư trú ở những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái và có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và giữ vững độc lập dân tộc.

- Các dân tộc ở nước ta vốn có truyền thống đoàn kết lâu đời trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam.

- Các dân tộc ở nước ta đều có bản sắc văn hoá riêng tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của nền văn hoá Việt Nam.

3.2 Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

Những chính sách dân tộc cơ bản của Đảng và Nhà nước ta hiện nay bao gồm:

- Có chính sách phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, đảm bảo cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc; từng bước nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc nhất là các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng căn cứ cách mạng cũ.

- Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các dân tộc vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị và chia rẽ dân tộc. - Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; khuyến khích cán bộ là người Kinh lên công tác vùng dân tộc và miền núi; đồng thời giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác cho cán bộ các dân tộc.

Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mang tính toàn diện, tổng hợp, bao quát trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong cả cộng đồng quốc gia. Nhận thức đúng đắn bản chất, nội dung, tính chất của chính sách dân

tộc có ý nghĩa quyết định đến việc định hướng và đổi mới các biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, làm cho chính sách dân tộc đi vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩ xã hội khoa học (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w