0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giải pháp từ phía Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI PHÒNG PDF (Trang 87 -95 )

3.2.2.1 Nhóm giải pháp về xây dựng và quản lý quy hoạch thu hút FDI

Công tác quy hoạch đầu tư nước ngoài là một bộ phận rất quan trọng trong quy

hoạch tổng thể của Hải Phòng. Để đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút FDI, Hải Phòng cần tiếp tục đánh giá và nâng cao nhận thức về tiềm năng, lợi thế của mình, nhưng không được đặt nó độc lập với sự vận động chung của đất nước, của khu vực và của địa phương. Đánh giá đúng tiềm năng là việc phải làm hàng năm. Bên cạnh đó, trên

cơ sở lợi thế, tiềm năng cũng như định hướng chung về phát triển, Hải Phòng phải

làm thật tốt quy hoạch phát triển Thành phố với tầm nhìn dài hạn, trong đó bao gồm cả quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lẫn quy hoạch phát triển không gian đô thị.

Quy hoạch thu hút FDI cần được tiến hành một cách tổng thể với từng ngành, từng

vùng và có trọng tâm, trọng điểm.

Về quy hoạch theo ngành, thành phố cần tập trung dành những ưu tiên và

khuyến khích các dự án thuộc ngành du lịch và dịch vụ. Du lịch là một trong những

thế mạnh của Hải Phòng, nhưng thời gian qua làm chưa tốt. Vì vậy, trong thời gian

tới, Hải Phòng cần tập trung làm tốt quy hoạch trong lĩnh vực này, cụ thể là phải

làm tốt quy hoạch đảo Cát Bà. Bên cạnh đó, Thành phố cũng đang triển khai các dự án, như Hòn Dáu, Đồ Sơn. Du lịch Hải Phòng cần phải gắn rất chặt với Hà Nội. Thị trường du lịch của Hải Phòng phải hướng tới khách ở Hà Nội và quốc tế. Hải Phòng cũng phải phát triển cho được các loại dịch vụ, như xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng... Ngoài ra, cần xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết cho các khu, cụm

công nghiệp, các khu vực phát triển công nghiệp của thành phố, quận, huyện.

Về quy hoạch theo đối tác đầu tư: Bên cạnh việc thu hút dòng vốn FDI từ các nước truyền thống, cần định hướng thu hút vốn FDI từ những nước có công nghệ

nguồn như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Đặc biệt, cần có những chính sách xúc tiến

và mục tiêu hóa đầu tư để thu hút vốn FDI từ những TNC hàng đầu thế giới. Bởi vì: a) Công nghệ mà các TNC này sử dụng và chuyển giao là những công nghệ cao

(mặc dù có thể không phải là mới nhất) và ít gây ô nhiễm môi trường; b) Các TNC giúp đào tạo nguồn nhân lực với kỹ năng cao và bản thân người Việt Nam làm việc

cho họ sẽ học hỏi được những kỹ năng cần thiết, có sử dụng được khi đứng ra tự

kinh doanh; c) Các TNC có thể giúp Việt Nam kết nối vào mạng lưới sản xuất, thị trường và nghiên cứu triển khai toàn cầu của họ; d) Các TNC thường thực hiện

những dự án với giá trị vốn lớn; e) Các TNC sẽ giúp Việt Nam nắm bắt được những xu hướng sản xuất và kinh doanh đang diễn ra trên toàn cầu...

3.2.2.2 Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Trong thời gian tới, thành phố cần tiếp tục đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng để

phục vụ cho hoạt động đầu tư nước ngoài; đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm phục vụ cho giao thông, liên lạc, xây dựng căn, khu vui chơi giải trí cho người nước ngoài; tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp FDI tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

a, Thực hiện chương trình ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng bên ngoài hàng rào công nghiệp, trước hết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thành phố, tạo điều kiện cho nhà đầu tư dễ dàng giao lưu hàng hóa với các vùng lân cận như Hà Nội, Quảng

Ninh, Hải Dương. Đề nghị Chính phủ chấp thuận một số dự án trọng điểm của Hải

Phòng ghi vào danh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài của Nhà nước từ nay đến năm

2010 và cho phép thực hiện một số dự án về cung cấp điện, giao thông vận tải, cấp nước cho các khu công nghiệp theo hình thức BOT để bổ sung nguồn năng lượng,

cấp nước với chất lượng cung cấp ổn định, cung cấp các tiện nghi giao thông, thông

tin liên lạc, xử lý môi trường để bảo đảm cho các khu công nghiệp hoạt động bình

thường.

Xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ ngoài khu công nghiệp cụ thể là đầu tư

xây dựng nhà ở, xây dựng khu vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện,… đáp ứng

nhu cầu của người nước ngoài theo hướng ngày càng hiện đại và tiện ích cao.

Là thành phố cảng, Hải Phòng đang triển khai nâng cấp Cảng Hải Phòng để có

thể đón tàu 4 vạn tấn trong năm nay, đồng thời trình Chính phủ thông qua Dự án

xây dựng cảng mới. Ngoài ra, Hải Phòng đề nghị Chính phủ sớm thực hiện Dự án

Quốc lộ 5 mới và Dự án Đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Hải Phòng. Bên cạnh đó,

Hải Phòng cũng kiến nghị sớm thực hiện nâng cấp Sân bay Cát Bi thành sân bay quốc tế. Nói một cách hình ảnh, Hải Phòng giống như một chiếc máy bay 2 động cơ, một động cơ là Cảng Hải Phòng, động cơ còn lại là Sân bay Cát Bi. Hiện động cơ là sân bay còn quá yếu, nên Hải Phòng không thể bay cao được. Vì vậy, việc

triển khai thực hiện nâng cấp Sân bay Cát Bi sẽ giúp Hải Phòng phát triển mạnh mẽ hơn. Dự án Sân bay Cát Bi đã trình Chính phủ và rất mong sớm phê duyệt để triển

khai thực hiện

b, Triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng và đẩy nhanh tốc độ hình thành phát triển khu

công nghiệp, khu chế xuất của thành phố. Chú trọng công tác quy hoạch để đảm

bảo xây dựng thành công mô hình đô thị mới tiên tiến , đáp ứng nhu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo sự phát triển cân đối, bền vững. Kết hợp đan xen

khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao để nâng cao hiệu quả hoạt động

của các doanh nghiệp và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng. Từ kết quả hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất của Hải Phòng được phân tích ở chương 2,

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.Việc phát triển các khu, cụm

công nghiệp có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh trên địa bàn thành phố một cách

hợp lý, có tính đến quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, điều kiện

tự nhiên góp phần quan trọng thúc đẩy và tạo dựng hoạt động đầu tư, kinh doanh có

hiệu quả cũng như giải quyết một phần những yếu kém và thiếu đồng bộ về cơ sở

hạ tầng trên địa bàn thành phố, đặc biệt là cơ sở hạ tầng kĩ thuật công nghiệp. Hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất tạo điều kiện thuận lợi vềcơ sở hạ tầng

cho các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển, góp phần thu hút vốn đầu tư nước

ngoài thực hiện góp phần thực hiện chiến lược kinh tế xã hội của thành phố. Tuy

nhiên, với thực tế các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số dự án FDI vào toàn thành phố ( 37% tính trong giai đoạn 1988 – 2006) nên hiệu quả thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất này chưa phát huy được hết tác dụng của nó. Để tăng cường hiệu quả hoạt động của các khu công

nghiệp, khu chế xuất của Hải Phòng trong thời gian tới, các giải pháp cần được thực

hiện là:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để các cấp, các ngành thống nhất

nhận thức về vai trò của khu công nghiệp. Coi khu công nghiệp là bước đột phá, là công cụ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công

nghiệp, dịch vụ, tạo điều kiện phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp, góp phần đạt

mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mình.

- Cần phải coi trọng, không được bỏ qua quy trình thẩm định, đánh giá tính khả thi

của dự án, các doanh nghiệp xin thuê đất tại khu công nghiệp. Tránh tình trạng nhà

nước đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉ đạo đền bù giải phóng mặt bằng rất

tốn kém nhưng sau đó, việc xem xét cấp đất cho các dự án dễ dãi, tùy tiện, chưa đúng đối tượng để xảy ra những hậu quả đáng tiếc nếu nhà đầu tư và dự án đầu tư

không có chất lượng cao.

- Sau khi quy hoạch cụm công nghiệp được phê duyệt cần sớm thực hiện việc công

bố công khai về quy hoạch sử dụng đất, tiêu chuẩn, đối tượng doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, cơ chế chính sách ưu đãi… được áp dụng cho các cụm

công nghiệp

- Cần một cơ chế hỗ trợ, tác động từ phía thành phố ở một mức nhất định để tạo đà và thu hút các nguồn vốn khác cùng tham gia xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp. Các biện pháp hỗ trợ đó có thể kể đến là hỗ trợ kinh phí chuẩn bị đầu tư của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp: chi phí lập dự án, chi

phí lập hồ sơ giao đất, chi phí hành chính cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ( đây là vấn đề đang gây nhiều khó khăn, trở ngại cho việc quy hoạch phát triển các

khu công nghiệp trong địa bàn hiện nay). Ngoài ra, thành phố cần xây dựng các cơ

sở hạ tầng sử dụng chung trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, bao gồm: trục đường giao thông sử dụng chung, hệ thống thoát nước, trạm xử lý nước thải trung

tâm, hào kỹ thuật để lắp đặt đường cấp nước, điện, điện thoại…; hệ thống cây xanh, tường rào bao quanh khu, cụm công nghiệp. Lựa chọn và quyết định ban quản lý dự án, các đơn vị có đủ năng lực để tham gia xây dựng cơ sở hạ tâng khu công nghiệp để quản lý việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

- Xây dựng thêm các tuyến giao thông, tạo thành vành đai nối liền các vùng, các khu công nghiệp Đình Vũ, Nomura, Đồ Sơn, Vĩnh Niệm.

- Đẩy nhanh đầu tư, xây dựng và phát triển lĩnh vực cung cấp những dịch vụ cơ bản như viễn thông, điện lực, cấp nước, xử lý môi trường, cảng biển, vận tẳi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhà đầu tư nước ngoài.

3.2.2.3 Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động FDI.

a, Đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý giữa chính phủ, UBND Thành phố

Hải Phòng, Sở kế hoạch đầu tư và Ban quản lý dự án FDI; chú trọng vào công tác

hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách FDI ở các địa phương;

giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý và hoạt động đầu tư; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý hoạt động FDI.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ thị 13 của thủ tướng chính phủ, trong đó có việc

tiến hành đều đặn chương trình giao ban, các cuộc đối thoại giữa cơ quan nhà nước

với doanh nghiệp FDI, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

b, Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hành chính nói chung và thủ tục thẩm định các dự án đầu tư nói riêng nhằm nâng cao

hiệu quả điều hành hoạt động đầu tư nước ngoài. Hiện nay, các cơ quan quản lý Nhà nước của thành phố đều có website riêng nhưng thông tin của nhiều trang cong chưa cập nhập. mặt khác, sự kết nối của các website giữa các cơ quan chưa thực

hiện được vì chưa có cơ sở hạ tầng đồng bộ và cán bộ thiếu chuyên môn về công

nghệ thông tin. Một ví dụ đơn cử là trang web của Cục Hải Quan Hải Phòng, tuy đã

quy định về đăng kí kê khai qua mạng, nhưng cũng chưa được thực hiện tốt, nguyên nhân không nằm ngoài đội ngũ cán bộ.

c, Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động FDI một cách đồng bộ cũng

là một biện pháp tích cực nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút FDI

vào thành phố. Để thực hiện tốt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, trong thời gian tới, thành phố cần thực hiện một số công việc cụ thể như sau:

- Ủy ban nhân dân thành phố cùng các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận,

huyện, thị xã tiến hành rà soát các văn bản pháp luật quy định về thủ tục hành chính

liên quan đến FDI; loại bỏ những thủ tục không phù hợp, các giấy tờ không cần

thiết, rút ngắn thời gian giải quyết công việc nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết

công việc của doanh nghiệp

- Tăng cường các biện pháp giám sát từ nội bộ cơ quan hành chính; lãnh đạo Thành phố và các cấp quan tâm chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên là điều kiện quyết định; các cơ quan tham mưu về cải cách thủ tục hành chính phải chuẩn bị chu đáo; công tác tuyên truyền phải được quan tâm. Muốn đạt được hiệu quả cao trong việc triển khai “ cơ chế một cửa” cần bố trí “ bộ phận một cửa” - bộ phận tiếp nhận và trả kết

quả một cách độc lập, chuyên trách hoặc có cơ quan giám sát chặt chẽ ( ví dụ như

ISO hành chính). Gắn cải cách hành chính với thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở và công tác tổ chức cán bộ. Tạo điều kiện để các tổ chức và công nhân thực hiện giám

sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước thông qua việc thu góp ý, thăm dò

d, Tăng cường quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp FDI sau khi cấp giấy phép hoạt động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và chủ động trong công tác phối hợp giữa các ban

ngành chức năng của thành phố đối với việc hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc

của các doanh nghiệp FDI.

3.2.2.4 Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến FDI

Như đã phân tích ở chương 2, môi trường đầu tư FDI của Hải Phòng còn nhiều

hạn chế và đang trở thành một yếu điểm của thành phố vốn nhiều thế mạnh sẵn có

này trong hoạt động cạnh tranh với các địa phương lân cận trong thu hút FDI.Một

trong số đó có thể kể đến là môi trường pháp lý. Hoàn thiện môi trường pháp lý là tất yếu khách quan trong điều kiện hội nhập của thành phố. Các giải pháp nhằm cải

thiện môi trường pháp lý của Hải Phòng trong thời gian tới bao gồm:

a. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu hút FDI

Thực hiện tốt luật doanh nghiệp và luật đầu tư; ban hành thông tư hướng dẫn về

hai luật trên. Có các công tác hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính; kiện toàn bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài của thành phố cho phù hợp với quy định của luật mới.

Ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích mọi thành phần kinh tế nhất là kinh tế tư nhân và kinh tế đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động đầu tư.

b. Tiếp tục hoàn thiện chính sách FDI

- Chính sách tiếp cận thị trường.

Về thủ tục đăng kí và thành lập doanh nghiệp FDI, tiếp tục thực hiện mô hình “một cửa lưu thông” – nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần nộp hồ sơ xin phép thành lập

doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm hướng

dẫn doanh nghiệp giải quyết đầy đủ các thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Về phân cấp quản lý và cấp giấy chứng nhận đầu tư: Phân cấp mạnh cho Bộ kế

hoạch đầu tư, UBND thành phố, Sở kế hoạch đầu tư và Ban quản lý dự án đầu tư

trực tiếp nước ngoài.

Thời gian cấp giấy chứng nhận cần tiếp tục rút ngắn xuống còn 3 ngày ( theo quy

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI PHÒNG PDF (Trang 87 -95 )

×