Công ty xi măng Chinfon ( Hải Phòng ).
Giới thiệu chung:
Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Chinfon Việt Nam.
Lĩnh vực đầu tư : Công nghiệp
Tình trạng đầu tư : các dự án đang triển khai Đối tác đầu tư : Đài Loan
Hình thức đầu tư : liên doanh
Vốn pháp định : 90,000,000 USD
Vốn đầu tư :450,000,000 USD
Tỷ lệ góp vốn phía Việt Nam: 30%
Số giấy phép : 490/GP cấp ngày 24/12/1992 Thời gian hoạt động : 50 năm
Cấp quản lý dự án : cấp trung ương
Lý do nhà đầu tư chọn Hải Phòng:
Đánh giá sau đây là của nhà đầu tư:
- Do Hải Phòng có những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để cung ứng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động cho hoạt động sản xuất sản phẩm của dự án là xi
măng.
- Vị trí chiến lược và hệ thống giao thông của Hải Phòng thuận lợi cho việc vận
chuyển hàng hóa sang các tỉnh thành khác của toàn miền Bắc
- Những đảm bảo của thị trường do Hải Phòng có điều kiện kinh tế - xã hội ổn định,
dự án được sự quan tâm , ưu đãi của cấp quản lý…
Quá trình thành lập và triển khai dự án:
Công ty Xi măng Chinfon Hải Phòng được thành lập theo Giấy phép đầu tư số
490/GP ngày 24/12/1992 của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, nay là Bộ Kế
hoạch và Đầu tư. Công ty đã được cấp các Giấy phép đầu tư điều chỉnh, gần đây
nhất là được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 490/GPĐC8 ngày 12 tháng 5 năm 2004 chuẩn y việc tăng vốn đầu tư để xây dựng
dây chuyền 2 tại Hải Phòng. Theo đó, Công ty Xi măng Chinfon Hải Phòng là doanh nghiệp liên doanh giữa Tổng Công ty Xi măng Việt Nam; Xí nghiệp đá và xây dựng Minh Đức (bên Việt Nam) và Chinfon Vietnam Holding Co., Ltd - trụ sở đặt tại British Virgin Islands (bên nước ngoài) để xây dựng một nhà máy xi măng
tại Tràng Kênh, Hải Phòng và một trạm nghiền clinker tại khu công nghiệp Hiệp Phước, thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở của Công ty đặt tại địa điểm: thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Quy mô dự án: Tổng vốn đầu tư đăng ký là 450 triệu USD; vốn pháp định là 90 triệu USD, trong đó bên Việt Nam góp 30%, bên nước ngoài Chinfon Vietnam Holding Co., Ltd góp 70%. Công ty có thời hạn hoạt động là 50 (năm mươi) năm kể
từ ngày được cấp Giấy phépđầu tư.
Trong quá trình triển khai các hoạt động để đi vào kinh doanh sau khi được cấp
Giấy phép đầu tư; xuất phát từ thực tiễn kinh doanh, Công ty Xi măng Chinfon Hải
Phòng điều chỉnh Giấy phép đầu tư với nội dung:
- Đổi tên một bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh, từ Xí nghiệp đá và xây dựng Minh Đức, thành CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG SỐ 9 HẢI
- Đổi tên tiếng Việt của doanh nghiệp liên doanh, từ Công ty Xi măng Chinfon Hải
Phòng, thành CÔNG TY XI MĂNG CHINFON. Đổi tên tiếng Anh của doanh nghiệp
liên doanh, từ Chinfon Haiphong Cement Corporation, thành CHINFON CEMENT CORPORATION.
- Mọi điều khoản khác của Giấy phép đầu tư số 490/GP ngày 24/12/1992 của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư); các Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 490/GPĐC1 ngày 14 tháng 01 năm 1995 của Ủy ban Nhà nước
về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư); số 490/GPĐC8 ngày 12
tháng 5 năm 2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.
Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền II của Công ty xi măng Chinfon Hải Phòng ( với
tổn vốn đầu tư 160,8 triệu USD) nằm trong quy hoạch phát triển ngành xi măng đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập
và giảm sức ép nhu cầu xi măng trong nước.
Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, tháng 8 năm nay nhà máy nghiền tại Hiệp Phước sẽ đi vào hoạt động và sản xuất khoảng 150.000 tấn xi măng.
Tuy nhiên cuối tháng 9, nhà máy này mới chạy thử được và còn phải tiếp tục hiệu
chỉnh, chưa đi vào sản xuất ổn định. Do đó, Công ty đã chỉ đạo nâng cao sản lượng
sản xuất tại Tràng Kênh để bù đắp cho nhà máy Hiệp Phước. Vì thế khả năng sản lượng sản xuất và tiêu thu của Công ty vẫn đạt mức như kế hoạch đề ra
Với việc đầu tư dây chuyền II, Công ty xi măng Chinfon Hải Phòng sẽ nâng công
suất từ 2,1 triệu tấn clanhke/năm (2005) lên 2,5 triệu tấn clanhke/năm (2006). Lợi
nhuận thu được trong năm tài chính 2006 của Chinfon Hải Phòng đã đạt trên 21 triệu USD
Công tác cung ứng vật tư đầu vào đảm bảo đều đặn, nhịp nhàng về số lượng,
chất lượng ổn định. Ngoài ra, Công ty đã thực hiện thành công việc cải tạo dây
chuyền nghiền xi măng bằng cách lắp đặt thêm thiết bị sàng rung, tăng được năng
suất máy nghiền khoảng 10%. Mong muốn sản xuất được nhiều sản phẩm xi măng
chất lượng cao có giá cả hợp lý với người tiêu dùng Việt Nam. Công ty đã xây dựng
trạm nghiền xi măng tại Khu công nghiệp Hiệp Phước TP.HCM công suất giai đoạn
1 là 500.00 tấn/năm, đồng thời mở rộng nhà máy tại Hải Phòng với dây chuyền thứ 2 tăng gấp đôi công suất và nâng tổng số vốn đầu tư của dự án lên 450 triệu đô la
Mỹ
Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án:
Công ty Xi măng Chinfon Hải Phòng là một trong những doanh nghiệp đạt hiệu
quả sản xuất kinh doanh cao. Mỗi năm Công ty đóng góp vào ngân sách thành phố
khoảng 100 tỷ đồng. Năm 2006, Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ
2.380.000 tấn xi măng. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2000 công ty đã hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2005. Đến giữa tháng 10, Công ty đã sản xuất được 1,18 triệu tấn Klinke, 1,8 triệu tấn xi măng, tiêu thụ được 1,7 triệu tấn xi măng. Lượng xi măng sản xuất được đã đạt
74,5% kế hoạch cả năm. So sánh với cùng kỳ năm trước thì Công ty đã đạt mức tăng 13% về sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ tăng 12%, doanh thu tăng 14%. Có được kết quả này là do Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý kỹ thuật trong
Để phát triển bền vững, bên cạnh việc quản lý sản xuất kinh doanh, Công ty
luôn quan tâm đến công tác môi trường, xây dựng nếp sống văn hoá cộng đồng. Từ
nhiều năm nay, Công ty đã và đang quản lý thực hiện hiệu quả 2 hệ thống ISO 9001
và ISO 14001 - 2002. Do sản xuất kinh doanh phát triển ổn định nên việc là và đời
sống cán bộ công nhân viên Công ty được nâng cao. Hiện nay Công ty có 730 lao động tại Tràng Kênh và 160 lao động tại nhà máy Hiệp Phước (thành phố Hồ Chí
Minh). Thu nhập bình quân người lao động đạt 2,5 triệu đồng/người.tháng. Công ty
cũng luôn là đơn vị có đóng góp tích cực với ngân sách Nhà nước. Tính đến 30/9 năm nay, Công ty đã nộp ngân sách được gần 124 tỷ đồng. Với kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006, dự kiến Công ty sẽ nộp ngân sách 150 tỷ đồng, Công ty đang
chuẩn bị để xây dựng, mở rộng nhà máy giai đoạn 2, nâng năng lực sản xuất lên gần
gấp 2 hiện nay, phục vụ tốt nhu cầu thị trường trong nước
Công ty đã thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội liên quan đến người lao động. 100% người lao động được kí kết hợp đồng lao động và được mua bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế. Công ty luôn quan tâm thực hiện chế độ chăm sóc đinh kì, xe
đưa đón cán bộ công nhân, các bữa ăn trưa, ăn giữa ca, tổ chức tham gia tham quan
du lich, quà tặng tết cho người lao động. Công ty cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề an toàn lao động và được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 9002
Với những thành tích đã đạt được Công ty đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động. Năm lần liên tiếp 2001 - 2005 giành giải thưởng
Rồng vàng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt
Nam và Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp trao tặng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Kinh doanh có hiệu qủa, chất lượng sản phẩm cao, chất lượng
phục vụ tốt được người tiêu dùng tín nhiệmmmm. Đặc biệt trong năm 2005 thành phố chọn là Năm kỷ cương - hiệu quả Công ty Xi măng Chinfon Hải Phòng là doanh nghiệp quy mô lớn duy nhất trên toàn quốc giành giải thưởng Chất lượng
quốc tế Châu á Thái Bình Dương và được Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng tặng danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu và Giám đốc doanh nghiệp tiêu biểu năm Kỷ cương - Hiệu quả 2005
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2:
1. Môi trường đầu tư FDI của Hải Phòng đã được cải thiện hơn trong những năm
quan cùng với xu thế chung của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước.
Thực trạng môi trường đầu tư của Hải Phòng cho thấy thành phố có nhiều những
nhân tố thuộc trạng thái “ tĩnh” trong thu hút FDI như điều kiện tự nhiên, cảng biển,
vị trí địa lý, …. Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều bất cập cần giải quyết trong các nhân
tố ở trạng thái “động” có ảnh hưởng lớn trong thu hút FDI vào Hải Phòng trong thời gian qua như: yếu kém trong công tác quy hoạch, quản lý hành chính, sự chậm
chễ và phức tạp trong việc tiếp cận nguồn tín dụng…. Như vậy, chẳng những Hải
Phòng không tận dụng thành công những lợi thế sẵn có của mình để tạo lực hút cho các nhà đầu tư nước ngoài mà chính những tồn tại kể trên còn là rào cản trong việc
thu hút vốn FDI vào thành phố.
2. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đặc biệt là việc Việt Nam
chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO, cam kết mở cửa và tự do
gia trong thu hút FDI. Xu hướng cạnh tranh trong thu hút FDI giữa Việt Nam và các
nước thuộc khu vực Đông Á, giữa Hải Phòng và các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương,… đòi hỏi thành phố Hải Phòng cần tích cực cải thiện môi trường đầu tư nói chung và môi trường đầu tư FDI nói riêng.
3. Kết quả thu hút và sử dụng vốn FDI vào Hải Phòng trong những năm qua đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong việc đóng góp và vốn đầu tư phát triển của
thành phố, thúc đẩy xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh
tranh của thành phố… Bên cạnh những thành tích đáng nói trên, có thể thấy rằng đã xuất hiện những tồn tại có thể gây ra những tác động không thuận lợi cho đời sống
kinh tế xã hội của thành phố. Vấn đề cần đặt ra cho Hải Phòng là phải đánh giá đúng những nguyên nhân của nó và tìm ra phương hướng để công tác thu hút FDI
trong thời gian tới thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố và tương
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT
VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO.