Bên cạnh những kết qủa đạt được về mặt kinh tế - xã hội trong thu hút vốn FDI
vào thành phố Hải Phòng, cũng còn có những bất cập nảy sinh cần phải khắc phục như:
2.3.2.1 Quy mô thu hút FDI còn chưa tương xứng với tiềm năng, hình thức thu hút vốn chưa phong phú, khả năng góp vốn của phía Việt Nam trong dự án FDI còn thấp:
Những năm qua, hoạt động thu hút FDI ở Việt Nam nói chung và thành phố Hải
Phòng nói riêng được thực hiện chủ yếu tập trung ở ba hình thức: Doanh nghiệp
liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác liên doanh. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn. Hải Phòng cũng như các địa phương khác của cả nước chưa chú trọng
chuẩn bị điều kiện cho các hình thức thu hút vốn FDI như thành lập công ty cổ
phần, bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài theo thông lệ quốc tế.
Nguồn vốn góp trong dự án FDI của phía Việt Nam hiện nay chủ yếu là góp bằng
giá trị quyền sử dụng đất. Tổng vốn góp của các doanh nghiệp Hải Phòng trong các liên doanh chỉ chiếm 7,65 % tổng vốn đăng kí và 18,9% vốn thực hiện- một tỷ lệ đóng góp rất thấp. Một mặt do chính sách khuyến khích giảm giá tiền thuê đất làm cho giá trị góp vốn bằng quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Hải Phòng giảm đi.
Mặt khác đối với doanh nghiệp cỡ lớn vài trăm triệu USD ( như các doanh nghiệp
sản xuất xi măng, sắt thép, xây dựng khu công nghiệp…) nếu chỉ góp vốn bằng
quyền sử dụng đất thì tỷ trọng góp vốn của bên Việt Nam là rất nhỏ.
2.3.2.2 Sự yếu kém trong công tác quy hoạch là nguyên nhân dẫn đến những bất hợp lý về cơ cấu đầu tư từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Như đã phân tích ở chương 1, mục tiêu hàng đầu của nhà đầu tư nước ngoài là nhanh chóng thu hồi vốn và đạt lợi nhuận cao. Do đó, không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được những yêu cầu của Việt Nam trong kế hoạch phát triển kinh tế,
xã hội hiệu quả và bền vững. Đối với Hải Phòng trong một thời gian thu hút đầu tư nước ngoài đã có những hạn chế bộc lộ trong cơ cấu đầu tư: cơ cấu ngành đầu tư tuy đã phần nào phản ánh việc thực hiện đúng đắn định hướng phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng cơ cấu dự
án vẫn chưa hợp lý, chưa khai thác được các dự án vào những ngành kinh tế mũi
nhọn có lợi thế so sánh sẵn có của Hải Phòng Vốn đầu tư tập trung vào một số
ngành công nghiệp truyền thống nơi có sẵn những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
hoặc những ngành có nguồn nguyên liệu sẵn có của thành phố như: Sản xuất xi măng, vật liệu XD, thép, đóng tàu, giầy da, may mặc… Cơ cấu vốn đầu tư cho du
lịch dịch vụ - ngành mà Hải Phòng có nhiều lợi thế còn thấp
Đặc biệt không có dự án đầu tư cho nông nghiệp và các sản phẩm chế biến từ
nguyên liệu nông nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong giai đoạn năm 2000 tới nay, mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi nhất định đối với
lĩnh vực này.
Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất đã được cải
thiện rất nhiều trong những năm gần đây còn gặp nhiều khó khăn, hệ số cho thuê
đất quá thấp, mới chỉ đạt khoảng 4- 10% so với nhu cầu “ lấp đầy” khu công
nghiệp, khu chế xuất hiện có.
Việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp như
theo đúng yêu cầu do thiếu vốn đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế sự hấp
dẫn nhà đầu tư nước ngoài đến với khu công nghiệp Hải Phòng. Những nội dung
nêu trên thể hiện hạn chế trong công tác quy hoạch cụ thể về chiến lược hoạt động đầu tư nước ngoài lâu dài trên địa bàn thành phố.
2.3.2.3 Những hạn chế trong công tác lựa chọn đối tác đầu tư
Thực tế những năm gần đây cho thấy công tác lựa chọn đối tác đầu tư ở Hải Phòng còn yếu kém, không có được những thông tin nhiều chiều cũng như không kịp thời
sàng lọc các đối tác đầu tư. Kết quả của điều này là việc tồn tại một số dự án đã
được cấp giấy phép nhưng không tiến hành triển khai gây ảnh hưởng đến đời sống người lao động ở doanh nghiệp tham gia vào liên doanh, tác động đến tư tưởng của người dân trong thành phố về hình thức đầu tư nước ngoài. Các dự án thuộc loại
này có thể kể đến như sản xuất thức ăn chăn nuôi, cung cấp dịch vụ chăn nuôi của nhà đầu tư Pháp SCPA (1997)…
Trước đây, phần lớn nhà đầu tư nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tới Việt Nam
nói chung và Hải Phòng nói riêng đều chủ yếu do họ tự tìm đến mà trước đó họ chưa có được những thông tin cần thiết về môi trường đầu tư của Việt Nam và Hải
Phòng. Tình trạng thiếu thông tin phần nào làm giảm sút nhiệt tình của nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Mặc khác, do không có
những thông tin chính thức nhà đầu tư nước ngoài phải tìm kiếm những nguồn
thông tin từ đài báo nước ngoài và những nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư
tại Việt Nam. Trong số đó, có không ít những nguồn thông tin thiếu chính xác
không khách quan, có dụng ý xấu với ý đồ phá hoại môi trường đầu tư của Việt
Nam và Thành phố.
Trong những năm gần đây, công tác xúc tiến đầu tư của Hải Phòng đã có nhiều phát
triển đáng kể. Website chính thức của Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng đã trở
thành nhịp cầu gắn kết giữa các doanh nghiệp Hải Phòng và các nhà đầu tư nước
ngoài muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại đây. Các cuộc vận động xúc tiến đầu tư của đoàn lãnh đạo Hải Phòng và Sở kế hoạch và đầu tư đến EU, Nhật Bản… đã được
tiến hành. Nhưng nhìn chung, kết quả của công tác vận động và xúc tiến đầu tư vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cuả Thành Phố.
2.3.2.4 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa phát huy được tiềm năng và thế mạnh về xuất khẩu, tỷ lệ đóng góp và ngân sách còn hạn chế, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Tuy khối lượng xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh qua các năm nhưng cơ cấu
chủng loại chưa đa dạng, chủ yếu tập chung vào một số lĩnh vực như: May mặc,
giầy dép… Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần qua các năm nhưng còn thấp so với tỷ trọng nhập khẩu của khu vực này trong kim ngạch xuất nhập khẩu.
Mức nộp ngân sách của khu vực FDI còn chưa cao nguyên nhân là do còn một số lượng không nhỏ những dự án có nguồn thu nhưng vẫn trong thời kì miến thuế lợi
tức hoặc thực sự chưa có lãi.
Hiệu quả kinh doanh của khu vực FDI còn hạn chế. Trong số các doanh nghiệp FDI
may mặc, giầy dép, trong khi các lĩnh vực như kinh doanh khách sạn, kinh doanh hạ
tầng khu công nghiệp còn thua lỗ.
Nhìn chung tiến độ thực hiện dự án còn chậm so với luận chứng kinh tế kỹ thuật
của dự án. Tỷ lệ các dự án giải thể trước thời hạn vẫn còn ở mức cao, nhất là các dự án được cấp giấy phép trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Nhiều dự
án bất động sản vẫn dậm chân tại chỗ do vướng cơ chế chính sách tại chỗ, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư.
2.3.2.4 Cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước
Doanh nghiệp FDI do có lợi thế về vốn, công nghệ và trình độ tổ chức sản xuất khi đầu tư vào Hải Phòng đã trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
của doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp trong nước do kém lợi thế hơn nên
dần bị thu hẹp quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thậm chí trong nhiều trường hợp đã bị phá sản. Doanh nghiệp trong nước phá sản có thể gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội, đặc biệt là làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cho người lao động.
2.3.2.5 Hạn chế trong chuyển giao công nghệ
Mức độ lan tỏa của khu vực FDI đối với nền kinh tế chưa cao. Điều đó được thể
hiện ở chỗ: mức độ chuyển giao các nguồn lực kinh doanh thấp (công nghệ, kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh) do vốn FDI tập trung nhiều trong những ngành thay thế nhập khẩu và có mức độ bảo hộ cao; nguồn vốn FDI từ các nước có công
nghệ nguồn còn chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng chậm; số lượng các TNC đầu tư chủ
yếu là 100% vốn nước ngoài, hình thức liên doanh chưa thực sự có hiệu quả còn hình thức M&A hầu như chưa có; thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI, đặc
biệt trong việc sản xuất các sản phẩm phụ trợ...
Tỷ lệ các dự án FDI có sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn thấp. Nhà đầu tưnước ngoài vào Hải Phòng chủ yếu đến từ: Đài Loan, Hồng Kông…Với
lĩnh vực đầu tư tập trung vào công nghiệp nhẹ ( giầy dép, may mặc…) Nên việc
chuyển giao công nghệ vào Hải Phòng còn hạn chế. Các đối tác Hoa Kỳ, EU có
trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại và công nghệ nguồn nhưng tỷ trọng các dự án đầu tư vào Hải Phòng của những đối tác này còn ít. Công nghệ chuyển giao vào Việt Nam nói chung và Hải Phong nói riêng thường là những công nghệ cũ hoặc lạc
hậu. Nhất là trong thời kỳ đầu, chính sách chuyển giao công nghệ của Việt Nam còn hạn chế, cơ chế giám sát của cán bộ Việt Nam còn yếu kém nên công nghệ nhập
khẩu về Hải Phòng là công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và tốn kém trong
việc thay thế hoặc mua mới. Việc chuyển giao những công nghệ lạc hậu qua cảng
Hải Phòng đã biến nơi đây thành một trong những “ bãi thải công nghệ, máy móc
thiết bị cũ và lạc hậu” do nhà đầu tư nước ngoài thải ra.
2.3.2.6 Một số hạn chế về mặt xã hội
Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thực hiện những quy định của pháp luật về việc sử dụng người lao động là người Việt Nam; như kéo dài thời
gian học nghề, trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định, không
thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động trong ngày, thậm
chí có những hành động trái với pháp luật và đạo lý. Trong khi đó nhiều người lao động không nắm được quy định của pháp luật cộng thêm việc thiếu các tổ chức
công đoàn các cán bộ Việt Nam không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người lao động…Ngoài ra thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp FDI có sự
chênh lệch rất cao giữa người lao động trực tiếp ( mức lương trung bình 70- 80 USD/ tháng) với người quản lý ( 1000 USD/ tháng). Đó chính là nguyên nhân chủ
yếu nảy sinh các tranh chấp về lao động trong các doanh nghiệp FDI
Ngoài ra còn có thể kể đến một số hạn chế khác như: hiện tượng chuyển giá, trốn
thuế của doanh nghiệp FDI, sự phụ thuộc vào vốn, công nghệ cũng như thị trường
cuả các công ty lớn, tạo ra sự phát triển giả tạo, sự chảy máu chất xám và tài nguyên, sự can thiệp về kinh tế, chính sách của nhà đầu tư nước ngoài…
Tóm lại, trong gần 20 năm đổi mới của thành phố, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của nước ta. Nhưng không tách biệt khỏi quỹ đạo
chung của xu thế quốc tế hóa hiện nay, việc tiếp nhận FDI trong một chừng mực nào đó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trên cả hai khía cạnh kinh tế và xã hội. Thành công hay hạn chế, cơ hội hay thách thức, điều đó là tùy thuộc và cách quản lý cũng như những giải pháp từ phía nhà nước.