Kể từ ngày 25/12/1991 khi chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định số 394-CT thành lập khu chế xuất đầu tiên ở Việt Nam, khu công nghiệp, khu chế xuất đã trở
thành hình thức thu hút vốn đầu tư và công nghệ hiện đại. Chỉ trong vòng 3 năm (
từ nắm 1994 đến năm 1997 ) các khu công nghiệp, khu chế xuất của Hải Phòng đã lần lượt được hình thành. Cho đến nay, thành phố Hải Phòng đã có 4 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập với tổng diện tích là 1.132 ha. Các khu công nghiệp, khu chế xuất của Hải Phòng đã thu hút 62 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ vào hoạt động với tổng vốn đầutư
173,7 triệu USD. Hoạt đông của các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đóng góp rất
lớn vào kết quả chung của toàn khối. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp đều là những doanh nghiệp sử dụng nhiều công nghệ và kỹ thuật
tiên tiến, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp này phù hợp với quy hoạch phát
triển ngành nghề và chủ trương thu hút FDI của thành phố. Hầu hết các dự án sản
xuất công nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp đều xuất khẩu hầu hết
sản phẩm sản xuất ra. Không nhưng phát triển nhanh về số lượng, các khu công
nghiệp Hải Phòng còn hoạt động rất hiệu quả trong việc thu hút nhà đầu tư nước
ngoài vào xây dựng nhà máy, đặt cơ sở sản xuất. Đến nay, tỷ lệ lấp kín bình quân của các khu công nghiệp là 67,1%. Tốc độ triển khai và thực hiện dự án trong của
doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất nhìn chung là nhanh, vốn đầu tư thực hiện bình quân đạt 44,5 %. Doanh thu của các doanh nghiệp trong khu
chế xuất, khu công nghiệp đạt 185,9 triệu USD. Nhờ làm ăn hiệu quả, các doanh
nghiệp đã đóng góp vào ngân sách Thành phố 4,1 triệu USD năm 2004; 5,2 triệu USD năm 2005. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục: năm 1004 là 128 triệu USD, năm 2005 đạt 146 tỷ USD.
Các khu công nghiệp, khu chế xuất của Hải Phòng thường là nơi tập trung sản
xuất những sản phẩm công nghệ cao phục vụ cho nhu cầu phát triển của thành phố:
Khu công nghiệp Nomura ưu tiên sản xuất những ngành công nghệ cao, công nghệ điện tử; khu công nghiệp Đồ Sơn đang tiếp tục kêu gọi các dự án đầu tư trong lĩnh
vực công nghệ sạch, cơ khí vừa và nhỏ, sản xuất kim loại chế tạo, lắp ráp thiết bị điện tử, máy móc phụ tùng, phương tiện vận tải; các lĩnh vực chủ yếu của khu công
nghiệp Đình Vũ bao gồm: công nghiệp dầu khí và hóa dầu; các ngành sản xuất và tiêu dùng; ngành sản xuất nguyên vật liệu cơ bản; ngành chế tạo và lắp ráp
Hiện nay, thành phố đã có kế hoạch phát triển thêm 13 khu công nghiệp. Bên cạnh
các khu công nghiệp hiện có, sẽ xuất hiện những khu công nghiệp đầy tiềm năng
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI
CỦA HẢI PHÒNG
Kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành ( năm 1988 ) cho đến
nay, thời gian chưa đủ để đánh giá những gì là thành công hay chưa thành công của
Hải Phòng trong lĩnh vực còn mới mẻ này. Nhưng với kết quả thu hút trên 240 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng kí trên 2,5 tỷ USD ( tính cả số
vốn điều chỉnh bổ sung cho các dự án đang hoạt động ) tính đến thời điểm quý I năm 2007, có thể nói Hải Phòng đã đạt được những kết quả nhất định trong nhiệm
vụ thu hút vốn FDI cho mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của thành phố công
nghiệp lớn của cả nước này. Bên cạnh đó, cũng cần phải nhìn nhận rằng, những kết
quả trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố và chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có của Hải Phòng. Những đánh giá sau đây sẽ cho thấy điều đó