Dự báo nhu cầu và khả năng thu hút vốn FDI vào Hải Phòng

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng pdf (Trang 83 - 86)

3.1.1.1 Dự báo nhu cầu

Như đã phân tích ở chương 2, mọi quy hoạch, kế hoạch phát triển của Hải Phòng cần phải có mối quan hệ mật thiết và nằm trong mối tương quan với quy hoạch, kế

hoạch phát triển của cả nước. Với mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong giai đoạn

2006-2010, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Việt Nam sẽ cần 140 tỷ USD,

chiếm 40% GDP trong đó vốn trong nước là 65%; vốn nước ngoài chiếm 35% tương đương vớI 49 tỷ USD và trong đó dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ ở

mức 23-24 tỷ USD.

Trong mối tương quan đó, theo quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Hải Phòng đạt từ 13-15%, thu nhập bình quân đầu người đạt 5.000 USD/năm vào năm 2020 với kim ngạch xuất khẩu 6 tỉ USD. Vì thế, nhu

cầu vốn cho phát triển giai đoạn 2007-2020 của Hải Phòng lên tới 500.000 tỉ đồng, tương đương 33 tỉ USD. Để đáp ứng nhu cầu về vốn đó, dự báo nhu cầu về vốn FDI

của thành phố đến năm 2010 là 24 nghìn tỷ đồng.

3.1.1.1 Dự báo khả năng thu hút vốn FDI của Hải Phòng trong thời gian tới

Kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đến nay, nhận

thấy vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng có sẵn của Hải Phòng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đến và đầu tư vào Hải Phòng. Số dự án và quy mô vốn đăng kí, vốn

bổ sung tăng qua các năm. Tuy nhiên, từ năm 1997, do ảnh hưởng của khủng

hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á và môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng còn nhiều hạn chế chưa được cải thiện làm hoạt động đầu tư nước ngoài của cả nước chững lại, Hải Phòng cũng không nằm ngoài thực trạng đó.

Nhiềm tiềm năng, lợi thế của Hải Phòng còn đang bị bỏ ngỏ chưa được khai thác.

Trên cơ sở cuộc điều tra của về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn

nhân lực của Hải Phòng, có thể khẳng định những lợi thế so sánh và hạn chế của

Bảng 3.1 Đánh giá những lợi thế só sánh của Hải Phòng

STT Các yếu tố chủ yếu Lợi thế so sánh

1

Rất ưu thế Ưu thế Hạn chế

1 Vị trí địa lý giữ vai trò cửa ra vào trong

giao lưu liên vùng và quôc tế ☺

2 Có quỹ đất cho phát triển đô thị và tài

nguyên để phát triển du lịch biển ☺

3

Là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và có sức lan tỏa đến sự phát

triển của các tỉnh, thành phố vùng Bắc bộ ☺

4 Phát triển kinh tế ít ảnh hưởng đến di sản

văn hóa ☺

5 Được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan

tâm ☺

6 Chất lượng nguồn lao động để thực hiện các

chiến lược và quy hoạch phát triển ☺

7 Có điểm tực về đô thị và kết cấu hạ tầng ☺

8 Có điều kiện sử dụng hiệu quả các công

trình trọng điểm của nhà nước ☺

9 Nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất ☺

10 Cấu tạo địa chất cho xây dựng các công

trình ☺

11 Phát triển kinh tế ít ảnh hưởng đến thế

phòng thủ quố gia về quốc phòng an ninh ☺

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng

Trong thời gian tới, môi trường đầu tư nước ngoài của cả nước chắc chắn sẽ được

cải thiện, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài sẽ trở lại nhộn nhịp hơn và Hải

Phòng sẽ vẫn là một trong những địa phương có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Căn cứ vào xu hướng đầu tư trên thế giới và môi trường đầu tư ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, có thể đưa ra dự báo về xu hướng hợp tác giữa nước ta và các nước khác từ nay tới năm 2010 và ảnh hưởng của sự hợp tác đó đến sự phát

triển kinh thế - xã hội của Hải Phòng như sau:

Bảng 3.2 Dự báo xu hướng hợp tác giữa Việt Nam và thế giới và ảnh hưởng của sự hợp tác này đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng

STT Nước, khu vực Vị trí đối Việt Nam Xu thế hợp tác Những lĩnh vực Hải Phòng có khả năng hợp tác 1 Đông Bắc Á Rất quan trọng Tăng nhanh

Điện tử, lắp ráp ôtô, xe máy, chế biến

thực phẩm, du lịch, dịch vụ, xây dựng

các khu công nghiệp kỹ thuật cao, khu

du lịch, vui chơi giải trí, kết cấu hạ

tầng, trao đổi thông tin, đào tạo cán

bộ…

2 Asean Quan

trọng Tăng nhanh

Khách sạn, du lịch, dịch vụ hàng không, chế biến thực phẩm, xây dựng

kết cấu hạ tầng, trao đổi thông tin,

chuyển giao công nghệ, đào tạo cán

bộ…

3 Úc Quan

trọng Tăng nhanh

Khách sạn, du lịch, chế tác đa quý, chế

biến thực phẩm, hàng không, viễn thông, trao đổi thông tin, đào tạo cán

bộ… 4 Trung Quốc Quan trọng Tăng Du lịch, dịch vụ thương mại, hàng hóa… 5 Tây Âu, Bắc Mỹ Quan trọng Tăng nhanh

Lắp ráp ôtô, dệt may, đồ da, may, du

lịch, khách sạn, dịch vụ hàng không, kết cấu hạ tầng, bưu chính viễn thông,

chế biến thực phẩm, trao đôi thông tin, đào tạo cán bộ…

6 Đông Âu,

SNG

Quan

trọng Tăng

Gia công hàng măy mặc, hàng thủ

công mỹ nghệ, trao đổi thông tin,

chuyển giao công nghệ, du lịch…

7 Trung cận đông

Quan

trọng Tăng

Hợp tác chuyên gia, lao động, du

lịch…

Nguồn: Sở Thương mại Hải Phòng

Như vậy, có thể thấy rằng trong thời gian tới, Hải Phòng có nhiều tiềm năng và sự

thích ứng với những hợp tác của Việt Nam với những đối tác lớn. Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, Việt Nam vừa trở thành thành viên chính thức của WTO ( ngày 11/01/2007 ), thì xu hướng hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, trong đó có đầu tư nước ngoài nói riêng được đánh giá là có nhiều cơ hội lớn. Cùng với cơ hội chung đó của đất nước, Hải Phòng đã có những nỗ lực đáng kể trong việc cải thiện môi trường đầu tư của thành phố. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng các Cumk công

nghiệp Tràng Duệ, Cầu Kiền, Tân Liên… hứa hẹn triển vọng thu hút FDI sẽ sáng

sủa hơn. Hiện nay, có nhiều sự án lớn đang ở giai đoạn chuẩn bị như: Dự án sản

lớn trong lĩnh vực du lịch như dự án Parkson, dự án Megastar, dự án khu du lich Đồ Sơn…

Vận hội mới của đất nước và tiềm năng sãn có của Hải Phòng là những hứa hẹn

cho sự thành công lớn trong hoạt động thu hút FDI của thành phố giai đoạn 2007- 2010.

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng pdf (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)