nghiệp phát triển.
Những năm đầu thế kỷ XX, khoảng 70% lượng vốn FDI trên thế giới được đầu tư vào các nước đang phát triển. Nhưng đến cuối những năm 90, FDI vào các nước
công nghiệp phát triển tăng nhanh, đến năm 2000 đã chiếm 79,1 %, năm 2006 tăng 48%, đạt 800 tỷ USD. Mỹ đã khôi phục vị trí nước thu hút nhiều vốn FDI nhất thế
giới, vượt qua Anh - nước đứng đầu thế giới về thu hút FDI trong năm 2005. EU
tiếp tục là khu vực thu hút nhiều vốn FDI nhất, chiếm tới 45% tổng vốn FDI trên toàn cầu trong năm 2006.
Nguyên nhân chủ yếu của việc thu hút ngày càng tăng lượng FDI toàn thế giới vào các quốc gia phát triển trong giai đoạn hiện nay được giải thích như sau: Thứ nhất,
do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã dẫn đến việc
xuất hiện nhiều ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao và cần nhiều vốn đầu tư lớn cũng như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nghiên cứu và sản xuất hiện đại phù hợp với khả năng của nước công nghiệp phát triển. Thứ hai, do chính sách bảo hộ thương mại của các nước công nghiệp phát triển ngày càng chặt chẽ buộc các nhà
đầu tư nước ngoài phải tổ chức sản xuất và tiêu thụ ngay tại thị trường đó để tránh
các rào cản thương mại tinh vi. Thứ ba, đây là kết quả của làn sóng hợp nhất, thôn
tính các công ty diễn ra chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển.
Ngoài hai xu hướng trên, trong giai đoạn hiện nay còn có những đặc điểm mới của
dòng vận động FDI: