Là thủ đô của cả nước với nhiều thuận lợi và thế mạnh của riêng mình, Hà Nội đã khá thành công trong việc thu hút vốn FDI trong những năm vừa qua: Tính đến hết năm 2006, Hà Nội đang đứng thứ hai cả nước về kết quả thu hút FDI ( chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh). Hà Nội đã thu hút 757 dự án đầu tư ( chiếm 11,11 % tổng dự án đầu tư cả nước ) với tổng vốn đầu tư là 10,123,771,781 USD ( chiếm 16,74%), vốn pháp định là 4,259,017,212 USD ( chiếm 16,07 %) và vốn thực hiện là 3,526,297,026 USD ( chiếm 12,25 %). Quá trình thu hút FDI của thủ đô Hà Nội đã
để lại một số bài học cho các địa phương khác như:
• Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể: Quy hoạch đầu tư nước ngoài là một
bộ phận hữu cơ trong quy hoạch đầu tư chung của thành phố Hà Nội. Định hướng
và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phải gắn chặt với quy hoạch tổng
các ngành, các vùng lãnh thổ và đặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khai
thác những tiềm năng và lợi thế so sánh của Hà Nội, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể đã giúp Hà Nội tránh được tình trạng đầu tư tràn lan, đầu tư theo phong trào làm lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả của
dự án FDI, giảm lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài. • Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kĩ thuật
Tiếp tục nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng hàng rào khu công nghiệp. Áp dụng quy chế ưu đãi hoăc được
phát hành trái phiếu công trình để đầu tư vào các công trình trọng điểm.
Ngoài ra, thành phố Hà Nội còn khuyến khích tư nhân đầu tư vốn vào phát triển
hạ tầng khu công nghiệp . Áp dụng quy chế ưu đãi cụ thể đối với các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT vào các dự án, địa bàn trọng điểm.
• Mở rộng tự do hóa tưnhân và tăng cường xúc tiến, vận động đầu tư
Thành phố đã chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước hợp tác đầu tư với nước ngoài thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hình thức này đã phổ biến trên thế giới và Đông Nam Á. Đây là công ty có lợi về huy động vốn và có mức độ rủi ro thấp hơn công ty trách nhiệm hữu hạn.
Cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép phát hành cổ phiếu ,
trái phiếu để mở rộng quy mô đầu tư. Một số tập đoàn có nhiều dự án đầu tư được
phép thành lập công ty quản lý vốn để điều hành chung và hỗ trợ các dự án đã đầu tư.
Doanh nghiệp có vốn FDI được phép thuê nhà đất để xây dựng nhà ở cho thuê hoặc bán cho người nước ngoài, người Việt Nam. FDI được mở rộng kinh doanh
trên các lĩnh vực tài chính, nhất là bảo hiểm, ngân hàng và một số lĩnh vực dịch vụ
khác.
Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tự do chọn hình thức đầu tư, đối tác đầu tư,
ngành nghề và địa điểm đầu tư.
Xử lý linh hoạt việc chuyển đổi các hình thức đầu tư. Xem xét linh hoạt hơn việc
chuyển đổi hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với một số dự án sử
dụng công nghệ cao, xuất khẩu phần lớn sản phẩm, xây dựng địa bàn khu công nghiệp ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, xem xét việc cho phép quảng cáo theo hình thức liên doanh.
Gắn công tác vận động xúc tiến đầu tư với chương trình dự án, đối tác, địa điểm
cụ thể. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm hướng dẫn nhà đầu tư trong
khâu tìm hiểu, chuẩn bị dự án, xem xét cấp giấy phép và triển khai.
Nhanh chóng xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài với chất lượng cao, từng dự án cần được mô tả khái quát về nội dung, phẩm, địa điểm, khả năng thị trường, dự kiến vốn đầu tư,thời gian triển khai dự án, đối tác trong nước để nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu các thông tin và đưa ra quyết định đầu tư.
Tích cực cung cấp thông tin đầu tư như in ấn tài liệu, giới thiệu các chính sách, các ưu đãi, các điều kiện kết cầu hạ tầng kĩ thuật,gia thuê đất, điện nước ở Hà Nội để các doanh nghiệp, các cá nhân nước ngoài nghiên cứu, so sánh và dễ dàng hơn
trong việc thành lập dự án FDI.
Xây dựng nội dung trên website, tạp chí quốc tế, các dự án, các công trình chính sách kêu gọi đầu tư vào Hà Nội
Các đoàn công tác từ thành phố đến các sở, ban, ngành đi công tác nước ngoài
được giao nhiệm vụ giới thiệu các cơ hội đầu tư của Hà Nội , đồng thời thu thập
thông tin về thị trường nước ngoài cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tăng cường hoạt động đường dây nóng ở Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, trả lời
miễn phí các câu hỏi của doanh nghiệp nước ngoài có ý định đầu tư nhằm tạo niềm tin và cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài.
Tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa các thủ tục mở văn phòng đại diện, mở các
chi nhánh của các công ty nước ngoài hoat động ở Hà Nội. Thường xuyên mở các
hội nghị văn phòng đại diện nước ngoài để nắm bắt được những thuận lợi và khó
khăn của các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó tìm ra hướng giải quyết.
Chuyển mạnh hướng thu hút đầu tư sang các công ty, tập đoàn của Liên minh Châu Âu (EU), Bắc Mĩ, Nhật Bản nhằm tranh thủ công nghệ, kĩ thuật, hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng cường khai tác những lĩnh vực
mà họ có thế mạnh: điện tử, viễn thông, điện, cơ khí, hóa chất, công nghệ thông tin,
vực như Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc đối với các dự án mà họ có
thế mạnh.
Xúc tiến môi giới thành lập các doanh nghiệp liên doanh thông qua ngân hàng, các tổ chưc tư vấn pháp luật, các hãng chuyên môn kĩ thuật, cung cấp thông tin và tạo tiền đề ban đầu cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp xảy ra rủi ro, các
công ty này phải có trách nhiệm đối với phần công việc của mình. • Công tác phân cấp trong quản lý đầu tư:
Ngay trong quyết định chấp thuận chủ đầu tư, thành phố Hà Nội đã ghi rõ trách nhiệm của các đơn vị, sở, ngành chức năng của thành phố trong việc giúp chủ đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ. Ngoài ra, tiến độ triển khai các dự án lớn đều được đưa ra tại các cuộc giao ban hàng tuần, hàng tháng của lãnh đạo thành phố, lãnh đạo
các sở ngành. Qua đó, các cơ quan có thẩm quyền nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư để cùng họ tháo gỡ
• Đặc biệt, một thành công trong công tác thu hút FDI vào Hà Nội có thể nói đến
là Hà Nội phát huy lợi thế so sánh của mình và có hướng thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực có thể khai thác tốt những lợi thế đó. Kết quả thu hút FDI vào đất đai của Hà Nội là một ví dụ điển hình. Đất đai được UBND thành phố Hà Nội xem
là trọng tâm thu hút FDI vào thành phố. Các dự án gần đây có quy mô lớn có thể kể đến như: Khách sạn 5 sao của tập đoàn Charmvit (Hàn Quốc) tại Khu đô thị Đông Nam (đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy), diện tích 1,98 ha, vốn đầu tư dự án là 80 triệu USD với quy mô 564 phòng; siêu thị Big C, một loạt các khách sạn từ 18 lên 30 tầng; nhà đầu tư Hàn Quốc gần đây đã cam kết bỏ vốn 500 triệu USD với quy
mô khách sạn 500 phòng, dự kiến hoàn thành dự án vào tháng 1/2010 và đầu tư
bằng nguồn vốn tự có…Giới kinh doanh nhận định, với đà phát triển như vậy, bất động sản Hà Nội trong một vài năm tới sẽ là thỏi nam châm thu hút không ít tiền đầu tư
Chính những hoạt động trên đã tạo tiền đề, đóng góp tích cực vào kết quả thu hút
FDI của thủ đô Hà Nội