Nhóm nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng pdf (Trang 47 - 55)

2.1.2.1 Nhân tố thị trường

a. Dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người

Hải Phòng là một thị trường tiềm năng và hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài với quy mô dân số năm 2006 là 1,812 triệu người. Mức thu nhập bình quân năm

2006 của Hải Phòng là 8.800.000 VND/năm. Do có vị trí địa lý thuận lợi, có cảng

biển nên người dân Hải Phòng có truyền thống buôn bán giao thương với các địa phương cân lận và với các bạn hàng quốc tế ( như Trung Quốc, Nga…) từ lâu đời.

Mặt khác với mức thu nhập khá so với cả nước, người dân có thói quen tiêu dùng

khá cao. Đây có thể là một thuận lợi cho nhà đầu tư muốn sản xuất và cung cấp

hàng hóa ngay tại thị trường Hải Phòng hoặc những thị trường các địa phương lân

cận trong nước hoặc các quốc gia khác thông qua đường biển.

b. Tăng trưởng kinh tế

Khi một nhà đầu tư quyết định đầu tư vào một thị trường thì một trong những yếu

tố mà họ quan tâm chính là sức tăng trưởng của thị trường đó. Hải Phòng xét về góc độ này có nhiều thuận lợi hơn một số tỉnh thành khác. Hải Phòng là một trong số

những thành phố lớn nhất của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn đạt mức 10- 16 %. Hoạt động thương mại, đầu tư luôn diễn ra với nhịp độ sôi nổi.

Theo dự báo, cùng với vận hội chung của cả nước, tốc độ tăng trưởng của thị trường

Hải Phòng sẽ còn cao hơn trong thời gian tới.

c. Khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới

Hải Phòng có vị trí thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh thành trong cả nước và các quốc gia khác ( đặc biệt là Trung Quốc ). Mặt khác với truyền thống buôn bán giao lưu lâu đời với các tỉnh thành lân cận và quốc tế đã tạo cho Hải Phòng một

mối quan hệ và niềm tin đối với các bạn hàng quốc tế. Ngoài ra, với việc Việt Nam đang mở cửa, với nhiều hiệp định thương mại và đầu tư đa phương và song phương

với quốc tế, cùng với tư thế chủ động của thành phố trong việc mở rộng thị trường

ra thế giới và khu vực, Hải Phòng đang đang thiết lập và củng cố vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây cũng là một điểm cộng trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng.

d. Sở thích của người tiêu dùng

Người tiêu dùng Hải Phòng được đánh giá là khá dễ tính so với nhiều địa phương khác. Do đặc tính của một đô thị, có mối quan hệ giao lưu với các quốc gia từ thời

Pháp thuộc nên đây là một thị trường khá dễ tính và hứa hẹn nhiều cơ hội.

2.1.2.2 Nhân tố tài nguyên/ khoáng sản

a. Nguyên nhiên vật liệu sản xuất

Hải Phòng có nhiều lợi thế so sánh. Một trong số đó có thể kể đến là nguồn

nguyên liệu thuận lợi cho nền kinh tế.

Kết cấu địa chất của Hải Phòng bao gồm nhiều loại đá cát kết, phiến, đá vôi, thuận

lợi cho các ngành công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng

Nguồn khoáng sản của Hải Phòng khá phong phú. Đá vôi với trữ lượng lớn trên 200 triệu tấn. Ngoài ra còn có khoáng sản gốc kim loại như: mỏ sắt ở Thủy Nguyên,

kẽm ở Cát Bà, than ở Vĩnh Bảo, cao lanh Thủy Nguyên, sét Tiên Lãng… Muối và cát tập trung chủ yếu ở giữa sông và bãi biển Cát Hải, Đồ Sơn… Năm 2004, một số

nghiên cứu còn phát hiện ra tiềm năng dầu khí ở ngoài khơi Hải Phòng.

Tài nguyên sinh vật của Hải Phòng thích hợp cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế biển thủy hải sản như tôm he, tôm rồng, đồi mồi, cua biển, sò huyết,

ngọc trai, bào ngư, tu hài… với trữ lượng lớn và ổn định. Hải Phòng được Bộ Thủy

sản xác định là một trong bốn ngư trường lớn nhất toàn quốc, là vùng trọng điểm

phát triển thủy sản.

Hải Phòng còn có rừng ngập mặn và rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre mây,… với

diện tích 17 nghìn ha thuận lợi cho phát triển kinh tế. Mặt khác, rừng Hải Phòng với

nhiều động thực vật quý hiếm được thế giới và quốc gia xếp hạng là một tiềm năng

lớn trong lĩnh vực dịch vụ.

Như vậy, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hải Phòng có thể có lợi thế so sánh là một thị trường cung ứng nguyên vật liệu cho nhiều ngành sản xuất.

b. Chi nhân công

Lương tối thiểu trả cho lao động Việt Nam trong khu vực FDI tại Hải Phòng là 40

USD/ tháng đối với khu vực nội thành và 35 USD/ tháng đối với khu vực ngoại

thành. Mức lương bình quân của lao động Việt Nam trong khu vực FDI là 75- 80

USD/ tháng ( tương đương 1.200.000- 1.280.000 VND). Như vậy, lao động trong

khu vực FDI có thu nhập cao hơn. Đó là chưa kể đến những lao động Việt Nam làm kỹ sư, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, có thu nhập rất cao: Lương kỹ sư: 220- 250

USD/ tháng; lương cán bộ văn phòng: 500 USD/tháng; lương cán bô quản lý: trên 1000 USD/ tháng

Theo đánh giá của các chuyên gia thì chi phí nhân công của Hải Phòng so với các

tỉnh thành khác trong cả nước là không quá chênh lệch.

c. Số lượng và trình độ lao động

Hải Phòng có dân số trẻ khoảng 1,7 triệu người. Số người ở độ tuổi lao động là

936.000 người, trong đó: số người tốt nghiệp đại học và cao đẳng là 25.000 người,

công nhân kỹ thuật cao 120.000 người. Con người Hải Phòng có truyền thống năng động, sáng tạo, có tác phong công nghiệp. Bên cạnh lực lượng lao động địa phương,

việc thuê lao động từ các tỉnh lân cận cũng có nhiều thuận lợi. Đặc biệt, với khả năng và trang thiết bị của mình, Hải Phòng cam kết sẵn lòng cung cấp các chương

trình đào tạo và giáo dục miễn phí nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.

Công tác xuất khẩu lao động được quan tâm và triển khai tại hầu hết các quận,

huyện, thị xã trên toàn thành phố ( với tỷ lệ 12/13), hàng năm tuyển chọn được 6500 lao động Hải Phòng đi làm việc tại Đài Loan, Malayxia, Na Uy, Singapore, Nhật Bản…

Hình 2.5 So sánh chất lượng đào tạo lao động của Hải Phòng và một số địa phương khác 0 1 2 3 4 5 6 7

Hải Phòng Hà Nội Hải Dương Hà Tây Bắc Ninh Quảng Ninh

Nguồn: Phòng VCCI

Như vậy, chất lượng của lao động Hải Phòng được đánh giá ở mức khá: cao hơn Hà

Nội, Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh, thấp hơn Bắc Ninh. Nhưng thực tế cho thấy

rằng chất lượng lao động Hải Phòng vẫn chưađáp ứng được nhu cầu về lao động có

tay nghề để cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố.

d. Thừa nhận và bảo hộ tài sản công nghệ, thương mại

- Về xây dựng và đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá cũng như các đối tượng sở hữu công nghiệp khác: Với sự hỗ trợ của Thành phố thông qua Chương trình Khoa học và Công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập, các doanh

nghiệp đã có một bước chuyển biến đáng kể về nhận thức đối với việc xây dựng và xác lập bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp mình. Nếu đến

thời điểm đầu năm 2002, hàng năm trên địa bàn chỉ có vài chục đơn đăng ký bảo hộ

quyền sở hữu công nghiệp và tổng số đối tượng sở hữu công nghiệp trên địa bàn

được bảo hộ chỉ khoảng gần 220 đối tượng, thì liên tục trong 2 năm, số lượng đơn đăng ký bảo hộ đã tăng vọt: Năm 2002: 165 đơn, năm 2003: 200 đơn, năm 2004: 255 đơn. Đến cuối năm 2004, đã có 397 đối tượng sở hữu công nghiệp trên địa bàn

được bảo hộ, tăng 80,5% so với đầu năm 2002, trong đó có 6 đơn đăng ký bảo hộ ở

nước ngoài.

Các đối tượng mới của sở hữu công nghiệp như kiểu dáng công nghiệp, sáng chế,

giả pháp hữu ích được hướng dẫn chi tiết về thủ tục và quy trình nộp đơn đã tạo ra bước ngoặt về nhận thức của doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng nhái, hàng giả, chống gian lận thương mại đã được các cơ quan hữu quan bước đầu thực hiện có hiệu quả

- Về hoạt động chuyển giao công nghệ:

Hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn một số năm gần đây bước đầu đã

được khởi động thông qua một số dự án đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Các thiết

đang phát triển (các nước công nghiệp chiếm 42%, các nước đang phát triển chiếm

35%, Việt nam sản xuất 23%). Một điểm đáng quan tâm là ngay trong khâu đầu tư

trực tiếp cho mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị công nghệ, tỷ lệ phân bố khoảng

51% doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất với dây chuyền thiết bị công nghệ tương đương; 46,6% đầu tư đổi mới công nghệ; 3,4% cho mục đích khác.

Nhìn chung, thời gian qua các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn đã quan tâm

đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đóng góp quan trọng cho chỉ tiêu tăng trưởng

GDP của thành phố, cũng như chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của mình

trước những thách thức của quá trình hội nhập.

e. Cơ sở hạ tầng

* Hệ thống cảng biển của Hải Phòng có lượng hàng hoá thông qua lớn nhất trong

các cảng miền Bắc. Cảng Hải Phòng có trang thiết bị hiện đại, an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Lượng hàng hoá dự kiến thông qua cảng thời kỳ 2001 - 2003 vào khoảng 8,5 - 12 triệu tấn/ năm. Dự án được phê chuẩn đối với cảng Container Chùa Vẽ sẽ làm cho Cảng này thành khu chu chuyển hàng hoá lớn nhất và hiện đại nhất

trong khu vực phía Bắc với công suất khoảng 500.000 tấn/ năm. Cảng có 17 khu

vực neo đậu cho các tầu thuyền ra vào cảng với chiều dài 2.700 m và độ sâu khoảng

8,5 m sát cạnh các kho Container. Thêm vào đó, hệ thống cảng biển bao gồm 9 điểm hạ neo cho tàu có trọng tải tối đa 50000 DWT trong khu vực vùng tàu Hạ

Long - Hòn Gai và 3 điểm hạ neo cho tàu có trọng tải lên tới 40000 DWT. Các kho

chứa hàng có diện tích là khoảng 600,000 m2 dùng cho công việc chứa hàng, 200,000 m2 dành cho Container và 400, 000 m2 dành cho các kho dự trữ ngoài trời

(Thép, trang thiết bị, hàng hoá). Ðã có sẵn khoảng 51,000m2 kho bãi. Các kho bãi

được chia ra thành nhiều khu thuận tiện cho việc chứa hàng và vận chuyển. Ga bốc

xếp Container có diện tích 7,500m2. Tất cả các phương tiện phục vụ bốc xếp đều có

sẵn. Phương tiện bao gồm hệ thống hai giàn cần trục, đoàn xe chở Container trọng

tải từ 2.5 - 42 tấn, bệ cần trục trọng tải: 5 - 42 tấn, một cần trục di động có trọng tải

50 tấn , một máy đóng gói tự động với công suất 4000 tấn hàng/ ngày, một giàn cần

trục nổi có trọng tải 85 tấn, một ga cân hàng có trọng tải 80 tấn

* Mạng lưới đường bộ của Hải Phòng rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá

đến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thông qua Quốc lộ số 5 và Quốc lộ số 10

* Mạng lưới đường sông của Hải Phòng cũng rất thuận tiện cho việc vận chuyển

hàng hoá

* Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, nối liền với Côn Minh (tỉnh Vân

Nam - Trung Quốc) tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá tới

phía Nam Trung Quốc. Tuyến Hải Phòng - Hà Nội nối liền trực tiếp với nhiều thành phố thị xã đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh

* Sân bay chính của thành phố Hải Phòng là sân bay Cát Bi, cách trung tâm thành phố 5km có thể tiếp nhận máy bay Airbus 320 hoặc các loại máy bay có trọng tải tương tự. Sân bay hiện nay được sử dụng cho các chuyến bay trong nước tới thành phố Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng và Hà Nội. Từ các thành phố này đều các chuyến bay

ra quốc tế

* Hải Phòng có các khu công nghiệp, chế xuất và khu kinh tế. Khu công nghiệp

kinh tế Đình Vũ nằm gần cảng nước sâu mới xây dựng. Khu công nghiệp Nomura được coi là tốt nhất Việt Nam về hạ tầng cơ sở, có diện tích 153 ha, trạm cung cấp điện độc lập 50 MW, nhà máy nước, 1 tổng đài điện thoại 2.000 đường dây và nhiều phương tiện công cộng khác. Khu kinh tế Đình Vũ được chia thành 3 phần:

khu vực chế biến xuất khẩu, khu công nghiệp và khu dân cư. Khu kinh tế Đình Vũ

có diện tích xấp xỉ 1.152 ha, khi hoàn thành Đình Vũ sẽ trở thành một khu công

nghiệp, cảng nước sâu cho tàu có trọng tải tới 20.000 tấn và công suất 12 triệu tấn hàng hoá/ năm, khu thương mại và dân cư hiện đại.

* Mạng lưới bưu chính viễn thông :Với cơ sở vật chất và mạng lưới viễn thông hiện đại, Hải Phòng đã tạo ra một phạm vi rộng lớn cho dịch vụ liên lạc trong nước và quốc tế như dịch vụ điện thoại, điện thoại thẻ, fax, điện thoại di động, dịch vụ trả trước, e-mail và dịch vụ internet. Ðảm bảo tính nhanh gọn trong các loại hình dịch

vụ bưu chính trên toàn cầu như EMS, DHL, FedEx * Nguồn cung cấp năng lượng:

Hải Phòng gần đây đã được cung cấp năng lượng từ mạng lưới điện quốc gia, chủ

yếu từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, nhà máy nhiệt điện Phả Lại và nhà máy nhiệt điện Uông Bí. Hải Phòng cói 06 nhà máy cung cấp điện Một nhà máy điện có có

công suất từ 300 tới 600 MW sẽ đảm bảo cho việc cung cấp năng lượng công

nghiệp và công cuộc hiện đại hoá của thành phố.

* Nguồn cung cấp nước:

Có 6 nhà máy nước tại Hải Phòng như: An Dương, Cầu Nguyệt, Vật Cách, Ðồ Sơn,

Uông Bí, và Ðình Vũ với công suất cung ứng là 152,000 m3/nước ngày Nhờ có

nguồn nước mặt dồi dào từ các sông Ðá Ðỏ, An Kim Hai , Giá cũng như trữ lượng nước ngầm, những nhà máy cấp nước khác cũng đang được tiến hành xây dựng để

phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở thành phố, đặc biệt cho các khu công

nghiệp và các khu đô thị mới

* Dịch vụ tàu biển: Hải Phòng là nơi tập trung nhiều công ty sản xuất tàu biển của

Việt Nam bao gồm Vosco, Vinaship, Germatrans, Vinalines, Vitranchart và Vietfract. Rất nhiều tuyến đường hàng hải, đại lý tàu biển trong nước và quốc tế

cũng đã thiết lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở Hải Phòng, bao gồm Vosa, APM- Saigon, Sealand, Mitsui, Evergreen, Maerk, P&O Nedloyd, NYK, APL, Hapaglloy, Yangming, DSR, Huyndai, KMTC, CMA, MISC, Hanjin, K-line, Cosco, Heung-A * Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế:

Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng nằm trên đường Quốc lộ số 5 nối Hải Phòng - Hà Nội và khu kinh tế Đình Vũ nằm gần cảng nước sâu mới xây dựng. Khu công

nghiệp Nomura được coi là tốt nhất Việt Nam về hạ tầng cơ sở, có diện tích 153 ha,

trạm cung cấp điện độc lập 50 MW, nhà máy nước, 1 tổng đài điện thoại 2.000 đường dây và nhiều phương tiện công cộng khác. Khu kinh tế Đình Vũ được chia

thành 3 phần: khu vực chế biến xuất khẩu, khu công nghiệp và khu dân cư. Khu

kinh tế Đình Vũ có diện tích xấp xỉ 1.152 ha, khi hoàn thành Đình Vũ sẽ trở thành một khu công nghiệp, cảng nước sâu cho tàu có trọng tải tới 20.000 tấn và công suất

Tóm lại, có thể khẳng định, cơ sở hạ tầng của Hải Phòng đã được quan tâm và cải

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng pdf (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)