Nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút vốn FDI vào Thành phố

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng pdf (Trang 76 - 78)

Hải Phòng

2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan

- Do xu thế vận động chung của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới

là chuyển vào các nước phát triển chiếm tới 70- 80%.

- Do sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực ASEAN + Trung Quốc các nước này luôn nỗ lực để tìm ra các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư. Điều này có thể làm giảm sút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung, trong đó có Hải Phòng.

Đánh giá sau đây của diễn đàn kinh tế toàn cầu về năng lực cạnh tranh của một số

quốc gia ASEAN +1 có thể được coi như một bức tranh so sánh sinh động về năng

lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư của các quốc gia này

Bảng 2.9 So sánh năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI của các quốc gia thuộc ASEAN +1

Đặc tính cụ thể Việt Nam Trung Quốc Thái Lan Malaysia Philippines

1. Chỉ số tin cậy FDI 2 4 3 3 2

2. Tăng trưởng kinh tế tiềm

năng 3 4 2 2 2

3. Chất lượng cơ sở hạ tầng 1 2 4 4 2

4. Hệ thống pháp luật (phát

triển, nhất quán, không ổn định)

2 2 4 4 3

5. Hệ thống thuế (phát triển

nhất quán không ổn định) 2 2 3 3 2

7. Ấn định và quản lý tỉ giá

ngoại hối 2 3 2 2 2

8. Mua sắm linh kiện 1 3 2 2 2

9. Thâm nhập thị trường

tiềm năng 2 3 3 3 2

10. Dễ dàng hoạt động kinh

doanh 1 2 3 3 2

11. Nhận biết tham nhũng 1 1 2 2 1

Nguồn: Diễn đàn kinh tế toàn cầu

Việc xếp hạng trên phương thức tính của PWC ( Xếp hạng 4= khả năng cạnh tranh

cao nhất; 1= khả năng cạnh tranh thấp nhất.)

Như vậy, có thể đánh giá, về cơ bản, sự cạnh tranh giữa Việt Nam và các nước còn lại trong khu vực là khá quyết liệt, trong đó, sức cạnh tranh của Việt Nam được đánh giá là hạn chế hơn so với các nước láng giềng. Theo đánh giá của các nhà kinh tế học, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ còn gặp phải sự cạnh tranh căng thẳng và

cam go hơn nữa trong thu hút đầu tư nước ngoài do các nguyên nhân:

a, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới – chính thức bước chân vào một cuộc chơi hứa hẹn nhiều cơ hội nhưng cũng ẩn chứa

những thách thức có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình kinh tế xã hội trong đó có

hoạt đông đầu tư nước ngoài nếu chúng ta không biết luật chơi và tận dụng những cơ hội do nó mang đến.

b, Trung Quốc và một số nước láng giềng khác của Việt Nam được coi là những địa điểm thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn nhất.

c, Việt Nam không có tên trong danh sách 10 địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất thế giới

và chỉ đứng thứ 7 trong danh sách 10 địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất Châu Á ( sau cả Inđonêxia ).

d, Các TNC có xu hướng thiết lập các trung tâm R&D ở nước ngoài nhằm tận dụng

những lợi thế về lao động rẻ nhưng có kỹ năng ở châu Á – lợi thế mà Việt Nam hiện

vẫn đang thiếu

e, Phần lớn các nước đều tăng cường thay đổi khung khổ luật pháp và điều tiết để

cạnh tranh thu hút FDI

- Ngoài ra còn có sự tác động của các vấn đề kinh tế chính trị khác có thể kể đến như: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997; tác động của xu hướng tăng giá dầu mỏ trên thế giới… Đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đã tạo ra tâm lý không an toàn cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào khu

vực Đông Nam Á.

2.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan

- Những năm đầu Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng của Hải Phòng còn gặp nhiều

lúng túng do sự chuẩn bị chưa đầy đủ, lĩnh vực hoạt động lại rất mới mẻnên chưa

có kinh nghiệm dẫn đến nhiều hạn chế.

Ở vào thời kỳ này việc thu hút đầu tư nước ngoài do chưa nhận thức đúng vai trò của nó nên chưa được coi trọng đúng mức. Công tác tuyên truyền vận động thu hút

FDI chưa được đẩy mạnh; chưa xây dựng được chiến lược thu hút FDI đồng bộ với

những quy hoạch phát triển cuả thành phố

- Nhận thức quan điểm đối với hàng loạt vấn đề trong lĩnh vực FDI còn khác nhau dẫn đến phương thức xử lý vấn đề này còn lúng túng thiếu nhất quán; một số quan điểm không đồng bộ như: hiệu quả của đầu tư nước ngoài, tỷ lệ góp vốn của Việt

Nam, vấn đề lựa chọn và cho phép các hình thức đầu tư, về sử dụng các thiết bị máy

móc cũ, hướng phát triển khu công nghiệp khu chế xuất… Điều này làm giảm tính

hấp dẫn của môi trường đầu tư.

- Công tác quản lý Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều mặt yếu kém đã hạn chế hiệu quả thu hút vốn đầu tư:

Công tác xúc tiến đầu tư còn thụ động nặng về tuyên truyền luật pháp, chính sách; chưa xúc tiến cụ thể các chương trình lớn các dự án trọng điểm, chưa hướng mạnh

vào thị trường vốn đầu tư lớn, các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực mạnh về công

nghệ và tài chính như Tây Âu và Bắc Mỹ…

Công tác quản lý đối với dự án đang hoạt động chưa được nhận thức đầy đủ về ý

nghĩa của nó. Nên khi số dự án đầu tư nước ngoài tăng nhanh, các vấn đề phát sinh

nảy ra hàng ngày đã xuất hiện tình trạng lúng túng, phân công trách nhiệm không rõ ràng quản lý vừa lỏng lẻo vừa can thiệp quá nhiều vào hoạt động của doanh nghiệp

Chưa có sự phối hợp giữa các nghành cơ quan Nhà nước của Hải Phòng đối với

vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài: quy hoạch, thẩm định, xét duyệt cấp phép, đền bù giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính mặc dù đã được cải cách đã nhiều

xong vẫn còn rườm rà, chồng chéo.

Công tác quản lý dự án sau khi được cấp giấy phép chưa được quan tâm đúng

mức thậm chí còn bị buông lỏng. Tình trạng cạnh tranh nội bộ thiếu lành mạnh hoặc

gây phiền nhiễu, làm mất thời gian và tăng chí phí đầu tư còn xảy ra khá phổ biến

gây cản trở đến quá trình đầu tư giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư

-Thủ tục xuất nhập khẩu còn chậm chạp và chưa thoáng để tạo điều kiện cho nhà

đầu từ nước ngoài yên tâm cho hoạt động này.

- Trình độ cán bộ ( về chuyên môn, ngoại ngữ, luật pháp..) và hầu như chưa phát

huy vai trò đại diện cho phía Hải Phòng khi tham gia các dự án liên doanh.

- Lực lượng lao động tuy nhiều nhưng trình độ còn nhiều bất cập chưa phù hợp với

yêu cầu của nhà đầu tư. Chúng ta chưa có chiến lược dài hạn và chính sách cụ thể

về đào tạo lại cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu đó.

- Hình thức đầu tư còn nghèo nàn, chưa chú trọng chuẩn bị điều kiện cho các hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài khác như công ty cổ phần, bán hoạc sáp nhập

các doanh nghiệp trong nước với công ty nước ngoài…Khả năng góp vốn của bên Việt Nam còn thấp, thường là giá trị quyền sử dụng mặt đất.

- Cơ sở hạ tầng của Hải Phòng còn yếu gây cản trở cho thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng pdf (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)