Nhóm yếu tố khung chính sách FDI

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng pdf (Trang 40 - 47)

2.1.1.1Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội

Sự ổn định vĩ mô là điều kiện kiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Đối

với nhà đầu tư nước ngoài điều này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn bao giờ

hết. Không có nhà đầu tư dù là mạo hiểm thế nào mong muốn đặt nguồn vốn của

mình vào một nơi có nhiều biến động kinh tế, chính trị và xã hội không thuận lợi.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tình hình kinh tế, chính trị

và xã hội ổn định trên Thế giới. Trong thời gian qua, Việt Nam với bằng những giải

pháp kiên quyết và những nỗ lực hết mình đã đẩy lùi lạm phát và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Hải Phòng, một trong những thành phố lớn nhất của cả nước cũng hòa mình vào nhịp tăng trưởng cao và ổn định đó.

Ðược xem như một phần quan trọng của tam giác tăng trưởng kinh tế ở phía Bắc

(Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), một động lực phát triển tăng trưởng của đất nước, Hải Phòng được nhà nước giành cho ưu đãi lớn trong việc phát triển. Mức tăng trưởng GDP trung bình năm từ năm 1991 đến năm 2000 là 10,25%; mức tăng

trưởng GDP trong năm 2000 là 9,1%; năm 2003 là 10,71%. Năm 2004 là 11,39; năm 2005 là 12,51 và năm 2006 là 12,51. GDP của Hải Phòng luôn gấp hơn 1,5 lần

mức tăng chung của cả nước.

Hình 2.1 So sánh tốc độ tăng GDP của Hải Phòng và bình quân cả nước.

0 2 4 6 8 10 12 14 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm % Hải Phòng (%) Cả nước (%)

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng

Những thành tựu trong phát triển kinh tế như trên đã góp phần thúcđẩy các lĩnh

vực xã hội chuyển đổi rõ nét. Trong năm năm qua, thành phố đã giải quyết việc làm cho 18,84 vạn lao động, bình quân 3,77 vạn/ năm ( kế hoạch là 17,5 vạn lao động/ năm), tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm dần, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông

thôn được tăng lên đáng kể. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn giữ ở mức ổn định trên dưới 1% ( năm 2006 là 1,1%). Đặc biệt chú ý là tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh

từ 11,8 % năm 2000 xuống 3,2% năm 2006. Mức chênh lệch giữa thành thị và nông

thôn đã được thu hẹp từng bước. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được

giữ vững. Mặt bằng dân trí, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên một bước đáng kể. Bộ mặt nhiều vùng nông thôn, ngoại thành huyện đảo đã có nhiều khởi sắc.

Tóm lại, tình hình kinh tế chính trị của Hải Phòng được đánh giá là khá thuận lợi

và hấp dẫn so với các đại phương lân cận cũng như trên khu vực.

2.1.1.2 Những quy định liên quan đến thành lập và hoạt động của doanh nghiệp FDI

Theo đánh giá của cuộc khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VCCI và VNCI1- Bảng xếp hạng chỉ số PCI, Hải Phòng được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trên cả nước trong công tác cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản

hoá và đẩy nhanh tiến độ thành lập doanh nghiệp: Chi phí gia nhập thị trường và chi phí không chính thức của Hải Phòng nhìn chung là thấp hơn các địa phương khác.

1

Hải Phòng cũng được đánh giá cao về tính minh bạch của thông tin. Nhưng một cản

trở lớn trong thu hút FDI của Hải Phòng trong thủ tục hành chính liên quan đến

thành lập và hoạt động của doanh nghiệp là những thủ tục rườm rà, phiền hà liên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quan đến đất đai. Mặt khác, thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước của Hải

Phòng còn chậm so với các địa phương khác.

Hình 2.2 So sánh một số chỉ tiêu về chi phí thành lập và hoạt động của doanh nghiệp giữa Hải Phòng và một số địa phương lân cận(đơn vị: điểm)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 Chi phí gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai và tính ổn định của đất đai Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Chi phí thời gian để

thực hiện các quy

định của Nhà nước

Chi phí không chính thức Hải Phòng Hà Nội Hải Dương Hà Tây Bắc Ninh Quảng Ninh

Nguồn: Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam- VCCI

UBND thành phố Hải Phòng đã phân cấp quyền thẩm định và cấp giấy chứng

nhận đầu tư cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài ở địa bàn như sau: Ban quản lý

khu chế xuất và khu công nghiệp Hải Phòng chịu trách nhiện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho những dự án đầu tư váo các khu chế xuất

hay khu công nghiệp Nomura hoặc Đình Vũ - những dự án nhóm B có quy mô dưới

40 triệu USD. Đối với những dự án nằm ngoài 3 khu trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư

thành phố Hải Phòng có trách nhiệm tiếp nhận, làm đầu mối thẩm định, trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt giấy chứng nhận đầu tư cho những dự án nhóm B có

quy mô vốn đầu tư dưới 5 triệu USD. Năm 1997, UBND thành phố Hải Phòng ban hành quy định về quy trình tiếp nhận và thẩm định dự án đầu tư nước ngoài. Năm 2000 UBND thành phố tiếp tục ban hành một đầu mối về phê duyệt đầu tư tại Hải

Phòng tại quyết định số 1375/QĐ-UB ngày 14/7/2000. từ năm 2002, để thu hút

nguồn vốn ĐTNN trong bối cảnh cạnh tranh thu hút ĐTNN giữa Việt Nam và các nước trong khu vực nói chung, giữa Hải Phòng và các địa phương trong cả nước nói

riêng trong khi nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư : chi phí đền bù, giải phóng mặt

bằng, gia thuê đất, chi phí san lấp mặt bằng... giảm sút so với nhiều địa phương lân cận, UBND thành phố ban hành Quyết định số 369/QĐ-UB ngày 08/02/2002 nhằm đưa ra một số ưu đãi nhằm giảm chi phí cho nhà đầu tư , suất đầu tư thấp, tương

cấp giấy chứng nhận đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư diễn ra khá thuận lợi và nhanh chóng , có tác động tốt đến kết quả thu hút ĐTNN tại thành phố

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng đã và đang thực hiện chế độ “một cửa liên thông” trong công tác tiếp nhận, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sở Kế

hoạch và Đầu tư Hải Phòng cũng phối hợp hoạt động với Cục Hải quan thành phố

và Công an thành phố Hải Phòng trong công tác tiếp nhận, thẩm định dự án, cấp

giấy chứng nhận đầu tư, khắc dấu và cấp mã số thuế. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải

Phòng là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ dự án, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện

nhanh chóng và thuận lợi những bước đi tiếp theo. Nhà đầu tư sẽ không phải đi lại

nhiều lần để có được giấy chứng nhận đầu tư, khắc dấu và có mã số thuế như trước

nữa, thời gian kể từ khi tiếp nhận hồ sơ dự án cho tới khi cấp giấy chứng nhận đầu

tư đã được rút ngắn (chỉ trong 3 – 5ngày). Chính những cải cách, thuận lợi đó đã làm yên lòng nhà đầu tư nước ngoài, góp phần thu hút nhiều hơn những dự án đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tư nước ngoài vào thành phố trong những năm qua.

Thực tế những năm gần đây cho thấy một bất cập trong thủ tục hành chính làm nản lòng nhà đầu tư nước ngoài là thủ tục liên quan đến đất đai. Hải Phòng đang

tích cực xây dựng các khu, cụm công nghiệp tạo mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư

bởi hiện nay "mắc" nhất, mất nhiều thời gian thủ tục nhất là giới thiệu địa điểm, giao đất, cho thuê đất. Vì thế, nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài đến Hải

Phòng sẽ có thể được giới thiệu ngay địa điểm và nhận đất trong khoảng 10-15 ngày.

2.1.1.3 Chính sách đối với chức năng và cấu trúc thị trường ( Chính sách cạnh tranh và sáp nhập doanh nghiệp )

Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực từ tháng 7 năm 2005, nhưng còn nhiều bất

cập trong việc thực thi, không phát huy được tác dụng của nó. Theo cuộc khảo sát

về chỉ số PCI, môi trường cạnh tranh của Hải Phòng còn nhiều bất cập, không thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Hình 2.3 So sánh môi trường cạnh tranh của Hải Phòng và một số địa phương - sự ưu đãi đối với DNNN (đơn vị: điểm)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 Hải Phòng Hà Nội Hải Dương

Hà Tây Bắc Ninh Quảng Ninh

2.1.1.4 Gia nhập điều ước quốc tế về Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trước vận hội mới của đất nước, Hải Phòng có nhiều cơ hội mới trong hoạt động

kinh tế nói chung, trong đó có hoạt động thu hút FDI. Những quan hệ hợp tác hai

chiều và nhiều chiều giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế chính là những cơ hội như thế.

- Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)

- Hiệp định về tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản

- Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA).

- Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

Những hiệp định kể trên cùng với những mối quan hệ quốc tế của Việt Nam trong

tiến trình hội nhập ( mà đặc biệt là việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức

của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO ) là những cơ sở pháp lý bảo đảm tâm lý

yên tâm cho nhà đầu tư nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam. Do đó, nó sẽ tạo động lực cho những dòng FDI từ nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng trong thời gian tới.

2.1.1.5 Chính sách tư nhân hóa

Theo cuộc khảo sát về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, điểm cho chính sách phát

triển của khu vực kinh tế tư nhân của Hải Phòng là 4,98 thấp hơn so với Hà Nội ( 6,12 điểm); Hải Dương ( 5,09 điểm ) và cao hơn Bắc Ninh ( 4,6 điểm ). Như vậy,

chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân của Hải Phòng chưa phát huy được

tác dụng trong thu hút FDI. Đây là một vấn đề mà Hải Phòng cần khắc phục trong

thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.4 So sánh giữa Hải Phòng và một số địa phương khác về chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Nguồn: Phòng VCCI

2.1.1.6 Chính sách thuế

Bao gồm các loại thuế: Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng

(VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận. Trong những năm qua,

0 1 2 3 4 5 6 7 Hải Phòng Hà Nội Hải Dương Hà Tây Bắc Ninh Quảng Ninh

thành phố Hải Phòng đã chủ động cải cách chính sách thuế theo hướng thuận lợi và hấp dẫn để thu hút FDI:

a. Thuế nhập khẩu

Miễn thuế nhập khẩu đối với

- Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định : Thiết bị, máy móc; phương tiện vận

tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và phương tiện vận chuyển dùng

đưa đón công nhân (ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên, phương tiện thuỷ); linh kiện, chi

tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển và vận tải chuyên dùng; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để

chế tạo thiết bị, máy móc trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi

tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy

móc; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

- Nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư; DN có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử;

- Nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất

khẩu

- Nguyên liệu tương ứng với số sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài sản xuất cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất

khẩu;

- Hàng hoá hành lý và ngoại hối từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất hoặc

doanh nghiệp chế xuất ( trực tiếp hoặc qua các cửa khẩu của Việt Nam);

- Hàng hoá đưa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất này sang khu chế xuất,

doanh nghiệp chế xuất khác trong lãnh thổ Việt Nam.

b. Thuế xuất khẩu

Miễn thuế xuất khẩu đối với:

- Hàng hoá, hành lý và ngoại hối từ khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất xuất

khẩu ra ngoài (trực tiếp hoặc qua các cửa khẩu của Việt Nam); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàng hoá đưa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất này sang khu chế xuất,

doanh nghiệp chế xuất khác trong lãnh thổ Việt Nam

- Người bán hàng hoá do nội địa sản xuất cho doanh nghiệp chế xuất;

- Hàng hoá do doanh nghiệp chế xuất mua từ nội địa để sản xuất sản phẩm rồi xuất

khẩu.

c. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Các đối tượng thuộc diện không chịu thuế VAT:

- Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế

GTGT ở khâu sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ đã chịu thuế tiêu thụ đặc

biệt.

- Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công

nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp

- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên vật

liệu nhập khẩu để sản xuất; gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia

- Hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và các đối tượng tiêu dùng ngoài Việt Nam;

- Chuyển giao công nghệ theo quy định tại chương III của bộ luật dân sự nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đối với những hợp đồng chuyển giao công nghệ có

kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì việc không tính thuế chỉ thực hiện đối

với phần giá trị công nghệ chuyển giao, phần mềm máy tính, toàn bộ phần mềm

máy tính xuất khẩu;

- Hàng hoá dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu nhà nước quy định đối với công chức nhà nước;

- Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp trực

tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu;

- Hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài; của

các doanh nghiệp chế xuất mua bán với nhau; hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất

d. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Bảng 2.1 Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng

Các quy định ưu đãi Các loại hình ưu đãi

Thuế suất Miễn : 10 % : 8 % Công nghệ cao Thuế suất Miễn Giảm : 10 % : 4 năm : 50 % trong 4 năm tiếp theo

Doanh nghiệp chế xuất

Xuất khẩu bằng 80% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự án thuộc danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư

Dự án khuyến khích đầu tư có tỷ lệ xuất khẩu trên 50% Phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất

Thuế suất Miễn Giảm : 15 % : 2 năm :50 % trong 3 năm tiếp theo 50%< xuất khẩu< 80%

Dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư

Dịch vụ trong khu chế xuất

Chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho nhà nước

Việt Nam khi kết thúc hoạt động

Thuế suất Miễn Giảm : 15 % : 2 năm :50 % trong 2 năm tiếp theo Xuất khẩu 50% Thuế suất Miễn :15 % :2 năm Xuất khẩu < 50% Thuế suất Miễn Giảm :20% :1 năm :50% trong 2 năm tiếp theo

Dịch vụ trong khu công nghiệp

e. Thuế chuyển lợi nhuận: Thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài áp dụng

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng pdf (Trang 40 - 47)