Thành công đạt được trong thu hút vốn FDI vào Hải Phòng

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng pdf (Trang 63 - 72)

2.3.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng

Hoạt động FDI trong thời gian vừa qua đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng

sản lượng GDP của thành phố ( Khu vực FDI luôn đóng góp từ 16,5% đến 19,5%

tổng GDP toàn thành phố và có xu hướng ngày một tăng lên ). Điều này thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Hải Phòng là cùng chiều với đóng góp của khu

vực FDI và tỷ lệ đóng góp này ngày một gia tăng.

Minh họa tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI đối với GDP của toàn thành phố theo

Hình 2.12 Đóng góp của khu vực FDI vào GDI của Hải Phòng qua các năm 2000 - 2006

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng

2.3.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ sung nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế

Đầu những năm 90, khi nguồn viện trợ nước ngoài bị cắt giảm đột ngột, nguồn đầu tư từ ngân sách còn eo hẹp, các doanh nghiệp Nhà nước gặp nhiều khó khăn thì việc thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, với sự tham gia của thành phần kinh tế có

vốn FDI vào Hải Phòng, vốn FDI thực hiện đã đóng vai trò quan trọng trong tổng

vốn đầu tư cho phát triển của thành phố. Năm 1995 là năm cuối của thời kì dòng vốn FDI lên đến đỉnh điểm, nguồn vốn FDI thời kì này chiếm tỷ trọng 45% tổng

vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố. Từ năm 1996, do nhiều yếu tố, dòng vốn FDI đã dần mất đi vị thế chủ đạo trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Hải

Phòng, nhưng nó vẫn chiếm một vai trò đáng kể trong việc tạo ra nguồn vốn quan

trọng cho đầu tư, phát triển (chiếm tỷ trọng từ 10% - 45% tổng vốn đầu tư phát

triển). Không chỉ là vốn đầu tư trực tiếp cho các dự án, vốn FDI còn thúc đẩy các

doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong việc huy động vốn đầu tư

phát triển, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên ( như nhà xưởng đất đai,…)

của các doanh nghiệp trong nước. FDI góp phần trực tiếp phục hồi và phát triển một

số ngành nghề truyền thống của Hải Phòng mà nhiều năm đã có sự trì trệ như: giày

dép, may mặc , thủy tinh, bao bì, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, đồng thời tạo điều

kiện thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như: Giao thông vận tải, thông tin

liên lạc, sửa chữa tàu biển, du lịch dịch vụ…

15.5 16 16.5 17 17.5 18 18.5 19 19.5 20 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm %

Bảng 2.5 Đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư phát triển của Hải Phòng

Năm Vốn thực hiện FDI

( tỷ VND)

Vốn đầu tư phát triển của toàn thành phố ( tỷ VND) Tỷ lệ (%) 1995 1983,2 4403,1 45 1996 2552,1 4667,3 54,7 1997 1631,4 3668,3 44,5 1998 737,7 3196,7 23,1 1999 359,0 3110,1 11,5 2000 702,3 5236,3 13,4 2001 646,9 6036,3 10,7 2002 656,0 7196,3 9,1 2003 1103,4 8821,5 12,5 2004 1365,3 11263,7 12,1 2005 1951,1 12705,5 15,4 2006 2259,6 14185,4 15,9

Hình 2.13 Tỷ lệ đóng góp vốn FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển của Hải Phòng giai đoạn 1995 - 2006

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm F D I (t đ n g ) 0 10 20 30 40 50 60 T t r n g F D I/ V n đ u t ư Vốn thực hiện FDI

Tỷ trọng FDI/ tổng vốn đầu tư

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng

Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 310 triệu USD, trong đó doanh thu từ xuất khẩu đạt 220 triệu USD, nộp ngân sách 8 triệu

USD, tạo việc làm cho 12.500 lao động. Các doanh nghiệp trong nước có doanh thu đạt 3.000 tỉ đồng, nộp ngân sách khoảng 250 tỉ đồng.

2.3.1.3 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hoạt động FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu ngành và

cơ cấu địa bàn ) theo chiều hướng hiện đai, tích cực và phù hợp với xu thế chung

của đất nước. Vốn FDI vào Hải Phòng chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công

nghiệp với 89% số dự án đầu tư và 91% tổng vốn FDI, tiếp đó là ngành dịch vụ.

Vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể. Mặt khác,

trong những năm gần đây, các dự án có vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ có xu hướng tăng dần, nhiều dự án có số vốn đầu tư lớn. Chính cơ cấu hiện đại trong các lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã có ảnh hưởng tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

ngành nghề trên địa bàn Hải Phòng.

Bảng 2.6 Giá trị công nghiệp của khu vực có vốn FDI tại Hải Phòng giai đoạn 1995 - 2006

Năm

Giá trị sản xuất công nghiệp

của khu vực FDI

( triệu VND)

Giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố ( Triệu VND) Tỷ lệ (%) 1995 353.460 3.013.073 11.7 1996 997.638 3.779.941 25.9 1997 2.214.460 5.395.195 41.0 1998 2.857.560 6.191.299 46.2 1999 3.478.926 7.211.593 48.2 2000 4.268.000 8.709.200 49 2001 4.719.800 10.497.000 45 2002 5.887.000 13.253.300 44.4 2003 6.780.000 15.580.600 43.5 2004 7.950.400 18.285.900 43.5 2005 9.308.300 21.589.000 43.12 2006 10.964.500 25.521.600 42.96

Hình 2.14 Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của Hải Phòng giai đoan 1995 - 2006 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm T ri u đ n g

Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI ( triệu VND) Giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố ( Triệu VND)

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng

Như vậy, trong những năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực

FDI luôn chiếm tỷ trọng lớn ( hơn 40% ) trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của

toàn thành phố.Chính sự đóng góp này của khu vực FDI đã có tác dụng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cao trong ngành công nghiệp của Hải Phòng ( Tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm 2001 – 2005 của ngành công nghiệp là 18,9%).

Trong năm 2006, các KCN Hải Phòng đã thu hút thêm được hơn 80 triệu USD

vốn đầu tư nước ngoài và hơn 629 tỉ đồng vốn trong nước. Theo Ban Quản lý các

khu chế xuất và khu công nghiệp Hải Phòng, tính đến hết năm 2006, doanh nghiệp

trong các KCN ở Hải Phòng đã hoàn thành kế hoạch năm.

2.3.1.4 FDI góp phần mở rộng thị trường, làm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hải Phòng

Trong những năm qua, Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI liên tục tăng. Nếu như năm 1996, giá trị xuất khẩu của khu vực FDI đạt 19.838.000 USD thì 4 năm sau, năm 2000, giá trị xuất khẩu của khu vực này là 78.557.000 USD ( tăng gần gấp

bồn lần ) . Bốn năm sau, năm 2004, giá trị xuất khẩu của khu vực FDI là

266.901.000 USD và năm 2006 vừa qua, khu vực FDI đã đóng góp vào tổng kim

Bảng 2.7 Đóng góp của khu vực FDI vào tổng kim ngạch xuất khẩu theo năm 1996- 2006 của Hải Phòng

Năm Trị giá xuất khẩu của khu

vực FDI ( nghìn USD)

Giá trị xuất khẩu của cả

thành phố ( nghìn USD) Tỷ lệ (%) 1996 19.838 175.536 11,37 1997 31.590 239.870 13,17 1998 34.698 229.487 15,12 1999 47.198 233.128 20,25 2000 78.557 313.199 25,08 2001 79.095 415.901 19,02 2002 110.150 481.706 22,87 2003 159.100 591.571 26,89 2004 266.901 710.700 37,55 2005 319.200 839.000 38,05 2006 441.326 1.024.700 43,07 Quý I/2007 114.200 261.700 43,64

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng

Hình 2.15 Đóng góp của khu vực FDI vào giá trị xuất khẩu toàn thành phố

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm N g h ìn U S D

T ri giá xuất khẩu của khu vực FDI ( nghìn USD) Giá trị xuất khẩu của cả t hành phố ( nghìn USD)

Nguồn:Sở K ế hoạch và đầu tư Hải Phòng

Không chỉ gia tăng về lượng, tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong tổng kim

ngạch liên tục tăng qua các năm: Năm 1996, khu vực FDI chiếm 11,37 % tổng kim

ngạch xuất khẩu của thành phố, đến năm là 25,08% và năm 2006, tỷ lệ này là

43,07%. ( Quý I năm 2007 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI cũng

chiếm tới 43,64% tổng kim ngạch của cả thành phố.) Điều đáng chú ý là khu vực

FDI chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của

thành phố như: 65% mặt hàng giày dép, 45% mặt hàng may mặc…

Như quan sát trên Hình So sánh tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực

FDI và của toàn thành phố có thể nhận thấy: xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hầu như luôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của cả

thành phố. Điều này cho thấy được vai trò chủ lực của khu vực FDI trong họat động

xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Hải Phòng.

Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ, đặc biệt là dịchvụ kinh doanh

khách sạn, du lịch, dịch vụ ngoại tệ…, tạo điều kiên cho doanh nghiệp trong nước

tiếp xúc với các bạn hàng quốc tế, mở rộng thị trường. Đông thời, thông qua hợp tác, trao đổi với đối tác nước ngoài, nó cũng tạo ra những mô hình quản lý và

phương thức kinh doanh hiện đại, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước đổi mới phương thức quản lý, nâng cao trình độ công nghệ để tăng năng lực cạnh tranh, tăng năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Hải Phòng.

Hình 2.16 So sánh tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI và toàn thành phố

-10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Quý I/2007 Tỷ lệ (%)

Tốc độ tăng xuất khẩu của khu vực FDI Tốc độ kim ngạch xuất khẩu cả thành phố

2.3.1.5 FDI góp phần chuyển giao và nâng cao năng lực công nghệ mới cho nền kinh tế, góp phần tăng nhanh năng suất lao động ở Hải Phòng

Là một nước đang phát triển, chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI

đóng vai trò rất quan trọng, nó cho phép Việt Nam xóa bỏ và rút ngắn khoảng cách

lạc hậu về công nghệ với các nước công nghiệp phát triển. Mặt khác, thông qua hoạt động FDI, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện những kỹ thuật và công nghệ hiện đại, điều này tạo áp lực cạnh tranh buộc các doanh nghiệp trong nước phải cải tiến kỹ thuật, công nghệ, góp phần nâng cao trình độ công nghệ

chung cho toàn bộ nền kinh tế.

Ở Hải Phòng, đến cuối năm 2006, việc chuyển giao công nghệ trong khu vực có

vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới gần 92% số hợp đồng chuyển giao công nghệ của

toàn thành phố.

Để đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI, có thể

xem xét trong những lĩnh vực cụ thể sau:

Thứ nhất, trong ngành công nghiệp và xây dựng, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì những công nghệ trong lĩnh vực này hiện đang được sử dụng tại các dự án có

vốn FDI đều là những công nghệ hiện đại hơn nhiều so với công nghệ vốn có của

thành phố trước khi có sự xuất hiện của FDI. Cụ thể là các nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển giao tại Hải Phòng công nghệ cáp điện, cáp thông tin, công nghệ chê stạo

máy biến thế, lắp đặt tổng đài kĩ thuật số, xe có động cơ, radio và thiết bị truyền thông… Đi kèm với những công nghệ hiện đại này là những dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại trên thế giới.

Thứ hai, trong ngành nông lâm thủy sản, các dự án đầu tư nước ngoài vào Hải

Phòng thông qua lĩnh vực này chiếm tỷ lệ rất hạn chế, chủ yếu là các dự án thu mua

và chế biến thủy, hải sản. Những dự án với sốlượng nhỏ trong lĩnh vực này đã góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo tinh thần Nghị quyết TW 5 khóa IX của cả nước,nâng cao thu nhập cho người lao động

nông thôn Hải Phòng.

Thứ ba, trong ngành dịch vụ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực này không

được tiến hành mạnh mẽ như đối với lĩnh vực công nghiệp. Chuyển giao công nghệ

trong ngành dịch vụ được chủ yếu thực hiện thông qua lĩnh vực kinh doanh khách

sạn, khu vui chơi giải trí, các câu lạc bộ, sòng bạc… Tuy số lượng dự án không

nhiều nhưng đã xuất hiện nhiều dự án đầu tư với quy mô lớn của các tập đoàn lớn

tại Đài Loan, Nhật Bản… Những dự án trong lĩnh vực này góp phần vào quá trình chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý, kinh doanh khách sạn cho phía đối tác

Việt Nam và tạo nên hiệu ứng cho các thành phần kinh tế khác cùng kinh doanh lĩnh vực này.

2.3.1.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng lao động của thành ph.

a. Vấn đề giải quyết việc làm

Kể từ khi có họat động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố, không những số lượng việc làm được giải quyết tăng lên nhanh chóng mà còn có sự tạo hiệu ứng

Thứ nhất, trong việc trực tiếp tạo việc làm, có thể thấy lực lượng lao động trong

các dự án FDI tăng lên hàng năm. Năm 2000, số lượng lao động trong khu vực FDI là 239 người, năm 2001 là 250 người. Những năm sau đó, số lượng lao động được

tạo ra từ khu vực này đã tăng lên nhanh chóng cùng với sự phát triển của hoạt động

FDI của Hải Phòng. Năm 2002 số lượng lao đông trong khu vực FDI là 5.308

người. Tới năm 2003 con số này là 24.073 người, năm 2004 là 24.675 người, năm 2006 là 26.568 người. Như vậy, hoạt động FDI đã thu hút được một lượng lao động

khá lớn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Thứ hai, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của khu vực FDI thông qua tác động gián tiếp. Cùng với sự phát triển của khu vực FDI, một số khu vực sản

xuất và cung ứng sản phẩm ,dịch vụ cho khu vực này thuộc các thành phần kinh tế

khác cũng phát triển theo. Các thành phần kinh tế khác phát triển sẽ nâng cao khả năng tạo việc làm cho người lao động. Hiện nay, với chính sách tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong các doanh nghiệp có vốn FDI như công nghiệp chế tạo xe động cơ,

giày da, may mặc, phân phối tiêu thụ sản phẩm… đã hình thành một số doanh

nghiệp vệ tinh cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI. Do đó,

số lượng lao động được tuyển dụng tăng lên, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp

của thành phố.

b, Vấn đề nâng cao chất lượng lao động

Có thể khẳng định, chất lượng lao động trong khu vực FDI cao hơn hẳn so với các

thành phần kinh tế khác. Thông qua hoạt động FDI, người lao động được đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ, đủ sức thay thế chuyên

gia nước ngoài. mặt khác, người lao động được làm việc trong môi trường làm việc

an toàn, vệ sinh; được rèn luyện tác phong lao động công nghiệp và thích ứng dần

với cơ chế lao động mới.

c, Vấn đề nâng cao thu nhập cho người lao động

Hoạt động FDI đã mang lại một bộ phận thu nhập đáng kể cho người lao động .

Hiện nay, mức lương bình quân của khu vực FDI là 75 – 80 USD. Lương tối thiểu

của người lao động trong khu vực FDI của thành phố là: 40 USD/tháng trong khu vực nội thành ( tương đương với 640.000 VND ) và 35 USD/ tháng ( tương đương

với 560.000VND) trong khu vực ngoại thành. Nếu so sánh với mức lương bình

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng pdf (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)