Khái niệm môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng pdf (Trang 27 - 29)

Theo quan điểm của UNCTAD:

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng thể các yếu tố, điều kiện và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư nước ngoài, định

hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp FDI đầu tư, kinh doanh có hiệu

quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất.

Môi trường đầu tư nước ngoài có thể thay đổi và chịu sự chi phối cảu Chính Phủ nước tiếp nhận đầu tư; thay đổi khi nước tiếp nhận đầu tư kí kết hoặc gia nhập Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương.

Ngày nay, có thể hiểu môi trường đầu tư nước ngoài tốt phải bao gồm các yếu tố:

i. Thuận lợi ii Thông thoáng iii Ổn định iv Hấp dẫn v Bình đẳng vi Cạnh tranh

vii Hiệu quả

Một môi trường đầu tư tốt có hiệu quả thu hút đầu tư cao. Môi trường đầu tư tốt thể

là tiền đề cho năng lực cạnh tranh cao về thu hút FDI .

Đã có nhiều cuộc diễn đàn khác nhau đánh giá về môi trường đầu tư nói chung và môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng ở cả hai giác độ: quốc gia và địa phương. Diễn đàn kinh tế toàn cầu (WEF) là diễn đàn báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu hàng năm dựa trên các tiêu chí: Thể chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ

mô, y tế và giáo dục tiểu học, đào tạo và giáo dục bậc cao, hiệu quả thị trường, trình

độ kĩ thuật, mức độ hiểu biết trong kinh doanh và đổi mới sáng tạo. Báo cáo này

được nhiều nước chấp nhận như một đánh giá và phân loại về môi trường đầu tư

kinh doanh của các quốc gia. Theo công bố mới đây trong báo cáo Năng lực cạnh

tranh toàn cầu 2006-2007 của Diễn đàn kinh tế thế giới, thứ hạng của Việt Nam xếp

theo Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp là 77 trên 125 quốc gia, Chỉ số năng lực

cạnh tranh tăng trưởng là 86. Trong khi đó thứ hạng tương ứng theo các chỉ số trên của Việt Nam tại báo cáo năm 2005-2006 là 74 và 81, trong tổng số 117 quốc gia được xếp hạng. Như vậy, thứ hạng của Việt Nam theo các chỉ số năng lực cạnh

tranh tổng hợp và tăng trưởng năm 2006 đều sụt giảm so với năm 2005.

Có nhiều chỉ tiêu khác nhau ở những cuộc khảo sát khác nhau do nhiều cơ quan, nhóm chuyên gia đánh giá về môi trường đầu tư, kinh doanh của các tỉnh, thành phố

định.Trong đó, có hai cuộc khảo sát lớn được đề cập sau đây được coi là cuộc sát

hạch về môi trường đầu tư ở cấp độ địa phương:

Bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - chỉ số PCI do Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) phối hợp với (VNCI) thực hiện1. Cuộc điều tra này được các nhà phân tích, các chuyên gia kinh tế đánh giá như một thước đo cho chất lượng môi trường đầu tư nói chung và môi trường đầu tư trực tiếp nước

ngoài của các tỉnh, thành phố trong cả nước nói riêng. Cuộc khảo sát được tiến hành

hàng năm, dựa trên các chỉ tiêu như: Chi phí gia nhập thị trường tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất đai; tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; chi phí không chính thức; ưu đãi đối

với DNNN ( môi trường cạnh tranh ); tính năng động và tiên phong của lãnh đạo

tỉnh; chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đào tạo lao động, thiết chế pháp

lý.

Bảng xếp hạng môi trường đầu tư cấp tỉnh do Tổng cục Thống kê thực hiện

năm 2006 là bảng xếp hạng đầu tiên của một cơ quan nhà nước Việt Nam về môi trường đầu tư kinh doanh của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Cuộc khảo sát tiến

hành thông qua việc lấy ý kiến của trên 9.500 doanh nghiệp thuộc 63 tỉnh, thành phố ( chiếm 8,3% tổng số doanh nghiệp cả nước với các tiêu chí như sau: Các trở

ngại trong môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng và dịch vụ; tiêu chí về đất đai mà chủ

yếu là chi phí và thời gian để doanh nghiệp có thể sử dụng đất cho mục đích kinh

doanh của mình; tiêu chí về quan hệ lao động; tiêu chí về môi trường pháp lý và xử

lý tranh chấp…Trong tiêu chí đầu tiên (các trở ngại trong môi trường đầu tư), Tổng

cục thống kê tập trung vào tìm hiểu những khó khăn cản trở trong quá trình thưc

hiện các thủ tục, dịch vụ về thuế, viễn thông, đất đai, lao động. Các nhà điều tra

cũng rất chú ý tới thời gian để DN hoàn tất các thủ tục giấy phép để đi vào kinh doanh; cũng như đánh giá về chất lượng và hiệu quả các dịch vụ do các cơ quan

chính quyền địa phương cung cấp. Tiêu chí về môi trường pháp lý và xử lý tranh

chấp được nhấn mạnh vào yếu tố thay đổi chính sách pháp luật của chính quyền có ảnh hưởng gì đến hoạt động của DN; đặc biệt, các nhà điều trađã đưa vào đây một

số câu hỏi về độ tin tưởng được luật pháp bảo vệ trong các trường hợp tranh chấp

kinh doanh. Một tiêu chí điều tra với nhiều câu hỏi nhạy cảm đã được đặt ra. Đó là Quan hệ giữa DN với nhà nước. Hàng loạt câu hỏi liên quan đến việc biếu xén quà

cáp cho các cơ quan nhà nước khi thực hiện hợp đồng, vai trò quan hệ với quan

chức trong kinh doanh, việc trả thêm các khoản chi phí không chính thức đã được đặt ra. Đây cũng là thước đo đánh giá môi trường đầu tư FDI của các địa phương

trên cả nước.

Các đánh giá về môi trường đầu tư của Hải Phòng sau này sẽ được đề cập theo hai

cách tiếp cận này.

1

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng pdf (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)