-Tiến trình thực hiện:

Một phần của tài liệu Giáo án 11-HK I (Trang 56 - 58)

1- Kiểm tra bài cũ: 2 - Nội dung bài học:

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

-Nội dung yêu nước được thể hiện trong văn học trung đại Vn giai đoạn từ thế kỷ thứ X  XV ntn? -Nêu ra những tác phẩm có đề cập đến nội dung yêu nước này?

I- Nội Dung:

1- Nội dung yêu nước: Là yêu thiên nhiên đất nước, niềm tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu chống giặc.

-Đề cao vai trò của người trí thức đối với sự phát triển của đất nước.( Tác phẩm chiếu cầu hiền của Quang Trung – Ngô Thì Nhậm)

-Vì sao lại nói như vậy? -Nội dung nhân đạo được thể hiện trong văn học trung đại Vn giai đoạn từ thế kỷ thứ X  XV ntn? -Trong 3 nội dung nhân đạo nói trên thì nội dung nào được nói đến nhiều nhất?

-Nội dung nhân đạo được thể hiện ntn trong các tác phẩm VH Trung Đại VN?

Nhà nước pháp quyền. (tp Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ)

-Nội dung yêu nước mang âm hưởng bi tráng trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

* Vì nó phản ánh một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.

2- Nội dung nhân đạo:

- Khẳng định quyền sống của con người, đề cao khát vọng tự do và hạnh phúc, đồng thời cảm thông với số phận của người phụ nữ.

-Lên án những thế lực tàn bạo chà đạp con người. -Đề cao truyền thống đạo lý nhân nghĩa của dân tộc.

-Nội dung khẳng định quyền con người là cơ bản nhất. Vì nó xuyên suốt hầu hét các tác phẩm nổi tiếng trong giai đoạn này.

-Tù thế kỉ XVIII XIX chủ nghĩa nhân đạo mới xuất hiện thành một trào lưu, các tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp và có giá trị lớn.

-Phân tích qua từng tác phẩm?

-Truyện Kiều của Nguyễn Du: Đề cao quyền sống của con người, đề cao vai trò của tình yêu nó đem lại cho con người vẻ đẹp cuộc sống( mối tình Kim- kiều)

-Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm: Đề cao quyền sống và hạnh phúc của con người, được gắn liền với nỗi lo sợ tuổi trẻ chóng phai tàn do chiến tranh.

-Thơ của Hồ Xuân Hương: Thể hiện ý thức cá nhân rất đậm nét. Khao khát sống, tình yêu, hạnh, phúc đích thực. Dám nói lên một cách thẳng thắn những ước muốn của người phụ nữ bằng một cách nói ngang tàng với một cá tính mạnh mẽ.

-Truyện Lục Vân Tiên: Là một bài ca về đạo đức nhân nghĩa, ca ngợi con người nghĩa hiệp, con người lí tưởng: Trung, hiếu, tiết, nghĩa.

-Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ: Là bài ca về một lối sống, một quan niệm sống tự do, khoáng đạt mà vẫn không ra ngoài qui củ nhà nho.

-Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến: Ca ngợi một tình bạn thắm thiết, thủy chung. -Thương vợ của Trần Tế Xương: Ca ngợi người vợ hiền đảm đang, châm biếm thói đời đen bạc.

-Đoạn trích phản ánh

những vấn đề gì?

-Qua đó tác giả muốn bày tỏ điều gì?

3- Giá trị phản ánh và phe phán của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”:

-Đoạn trích là bức tranh chân thực về cuộc sốn nơi phủ chúa, được khắc họa ở 2 phương diện:

+Cuộc sống thâm nghiêm xa hoa. + Cuộc sống thiếu sinh khí yếu ớt.

-Qua những hiện thực đó ta cảm nhận được thái độ lạnh lùng, thậm chí thờ ơ coi thường của tác giả đối với phủ chúa. Đó chính là sự phê hán thâm trầm và sâu sắc của tác giả

-Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu tập trung thể hiện nội dung gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Gv hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống và thao luận điền vào ô trống.

-Hs kể tên một số tác phẩm

( Hải Thượng lãn ông)

4- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: -Giá trị nội dung:

-Đề cao đạo lí nhân nghĩa ( LVT)

-Đề cao lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm ( các bài văn tế, Ngư tiều …, thơ nôm đường luật)

-Giá trị nghệ thuật:

-Tính chất đạo lí – Trữ tình.

-Màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật.

-Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng ngươi nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc:

+Bi: Thể hiện qua đời sống lam lũ vất vả, nỗi đau thương

mất mát của người nghĩa sĩ và tiếng khóc đau xót của người còn sống.

+Yếu tố tráng: Thể hiện qua lòng yêu nước căm thù giặc,

qua hành động anh hùng của các nghĩa quân, qua sự ngợi ca công đức của các nghĩa quân đã hi sinh vì đất nước. Tiếng khóc trong VTNSCG là tiếng khóc lớn lao cao cả.

+ Có thể nói trước NĐC văn học dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân- ngĩa sĩ như vậy.

Một phần của tài liệu Giáo án 11-HK I (Trang 56 - 58)