THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Giáo án 11-HK I (Trang 54 - 56)

V. Dặn dò: HS soạn bài tiếp theo.

THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG

I – Mục tiêu bài học:

- Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết về nghĩa của từ trong sử dụng, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa.

- Về kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng từ trong giao tiếp nói và viết ( chọn các từ đồng nghĩa để sử dụng thích hợp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp)

II - Cách thức tiến hành:

- Phương pháp: GV hướng dẫn HS phân tích, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- Phương tiện:

+ GV: SGK, SGV, STK + HS: SGK .

III - Tiến trình thực hiện:

1 - Kiểm tra bài cũ: -Nêu những hiểu biết của mình về nghĩa của từ? -Kiểm tra vở soạn của bất kì 3 học sinh.

2 - Nội dung bài học:

Giới thiệu bài: Trong thực tế chúng ta thấy xã hội phát triển, nhu câu giao tiếp cũng phát triển. Khi nhận thức phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người. Nhưng trong thực tế ngôn ngữ của một dân tộc bao giờ cũng chỉ có số lượng hữu hạn. Cho nên, để đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống thì bao giờ cũng phải có sự sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ. Cách sáng tạo đó là:

- Từ đồng âm.

Hoạt động của GV- HS Yêu cầu cần đạt

Bài tập 1:

Gv yêu cầu ba học sinh lên bảng

thực hiện bài tập 1

Gv gợi ý, hs làm xong, gv nhận xét, cho điểm.

Các nghĩa trên của từ lá được dùng theo phương thức chuyển nghĩa của biện pháp tu từ gì?

Học sinh làm việc cá nhân, trình bày trước lớp.

Gv yêu cầu học sinh chia 6 nhóm thảo luận bài tập 2,4,5.

+ Nhóm 1, 2: Bt 2 + Nhóm 3,4: Bt 4 + Nhóm 5,6: Bt 5

Hs cử đại diện lên trình bày, gv cho các nhóm nhận xét chéo,sau đó gv chốt ý,bổ sung.

Bài tập 1:

a.Lá trong “ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” dùng theo nghĩa gốc: Là một bộ phận của cây, dẹp, màu lục…

b.Trong các trường hợp trên, từ lá được dùng theo nghĩa chuyển

- Lá gan, lá phổi, lá lách:… dùng chỉ bộ phận cơ thể, có hình giống như chiếc lá.

- Lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài… chỉ vật có hình giống như chiếc lá có thể dùng để ghi hoặc vẽ lên.

- Lá cờ, lá buồm…: chỉ những vật có hình dạng giống như chiếc lá, mũi nhô ra phía trước.

- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền… dùng chỉ một vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, nứa, tre…có hình dạng như chiếc lá.

- Lá tôn, lá đồng, lá vàng… dùng để chỉ những vật làm bằng kim loại, có hình dạng giống như chiếc lá.  Các nghĩa trên của từ lá đều được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ.

Bài tập 2:

a. Đầu: Đầu xanh có tội tình gì

b. Chân: Nó đã có chân trong đội bóng đá lớp tôi. c. Tay: Tay này có biệt tài huýt sáo

d. miệng: Tay làm, hàm nhai, tay quai, miệng trễ e. tim: Bác ơi tim Bác mênh mông thế!

Ôm cả non sông mọi kiếp người.

Bài tập 4:

Thay bằng từ nhờ, nhận

Sắc thái ý nghĩa hoàn toàn thay đổi:

- Cậy: Cầu khẩn, gửi gắm cả tấm lòng - Chịu: Hàm ý không còn sự lựa chọn nào

khác.

Bài tập 5:

a.Canh cánh Trạng thái liên tục, ám ảnh của tình cảm nhớ nước trong tâm hồn Bác, vừa thể hiện được nội dung tập thơ.

Bài tập 3:

Học sinh làm bài tập nhanh vào vở, gv chấm 5 bài nhanh nhất

- Các từ ở bài tập 2 được chuyển nghĩa theo phương thức của biện pháp tu từ gì?

Học sinh làm việc cá nhân,

trình bày trước lớp.

c.Bạn: Mang ý nghĩa trung hoà

Bài tập 3:

-Chua: Giọng nói gì mà chua thế?

-Ngọt: Ngọt lịm yêu thương giọng Quảng Bình - Bùi: Lời nói ấy nghe bùi tai quá!

4.Củng cố - Dặn dò:

Học sinh nhắc lại các biện pháp tu từ có sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa. -Xem lại bài vừa thực hành

Một phần của tài liệu Giáo án 11-HK I (Trang 54 - 56)