Nắm được vẻ đẹp tư tưởng - thẩm mỹ của hai bài thơ
-Nỗi lòng đau xót thương dân tha thiết trước cảnh chạy giặc của Đồ Chiểu.
-Áng ca trù tả được cái hồn của cảnh trí hương sơn bằng cảm nhận và ngòi bút tài hoa Chu Mạnh Trinh. Qua đó hiểu thêm về thể hát nói – ca trù.
II – Cách thức tiến hành:
- Phương pháp: GV hướng dẫn HS đọc, trả lời câu hỏi.
- Phương tiện:
+ GV: SGK, SGV, STK, Một vài hình ảnh về Nam Bộ thế kỉ XIX, phong cảnh hương sơn
+ HS: SGK
III- Tiến trình lên lớp:
1- Ổn định lớp: 2- Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. 3- Bài mới:
“Chạy Giặc”: Từ hoàn cảnh đất nước, cụ thể là Nam Bộ năm 1859 , gia đình Nguyễn Đình Chiểu cũng như nhân dân Nam Bộ cùng là nạn nhân của cảnh chạy giặc này.
“Bài ca phong cảnh hương sơn”: Từ đặc điểm của danh lam thắng cảnh này đã là nguồn thi hứng cho thi nhân bao đời nay, một trong những danh lam có số bài thơ đề vịnh phong phú nhất mà bài của Chu Mạnh Trinh được xem là hay vào loại nhất.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
-Gv gọi hs đọc diễn cảm và gợi ý Hs trả lời câu hỏi sgk
-Gv gọi hs đọc diễn cảm 2 lần và gợi ý Hs trả lời câu hỏi sgk.
I- Chạy Giặc:
Câu 1: Phân tích đặc sắc ngòi bút hiện thực của tác giả khi tả cảnh đất nước và cảnh nhân dân Miền Nam khi giặc Pháp đến xâm lược.
- Cảnh tan nát, tan tác thê thảm của người dân chạy loạn, đặc biệt là trẻ em.
- Cảnh nhà cửa làng xóm bị đốt phá, cướp bóc tan hoang, điêu tàn.
-Thời cuộc đã vỡ như bàn cờ thế mà người cầm quân phút sa tay, lỡ bước, không thể cứu vãn được.
Câu 2: Tâm trạng của tác giả
Đau xót, buồn tủi và thất vọng. Qua đó nổi bật nội dung yêu dân, yêu nước sâu nặng của tác giả.