• Giấy, bút.
• Kẻ sẵn bảng 56.1 56.3 vào giấy khổ to.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
• Bài thực hành tiến hành trong 2 tiết. Tiết 1 : Hướng dẫn điều tra môi trường. Tiết 2 : Báo cáo tại lớp.
Hoạt động 1
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA MÔI TRƯỜNG
Hoạt động của GV Hoạt động của GV
- GV lưu ý : Tùy từng địa phương mà đề xuất địa điểm kiểm tra.
- GV hướng dẫn nội dung bảng 56.1 SGK tr.170.
+ Tìm hiểu nhân tố vô sinh, hữu sinh. + Con người đã có hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường?
+ Lấy ví dụ minh họa.
- GV hướng dẫn nội dung bảng 56.2 SGK tr. 171.
+ Tác nhân gây ô nhiễm : Rác, phân động vật, …
+ Mức độ : thải nhiều hay ít.
+ Nguyên nhân : rác chưa xử lý, phân động vật còn chưa ủ thải trực tiếp, …
+ Biện pháp khắc phục : Làm gì để ngăn chặn các tác nhân?
- GV lưu ý : Chọn môi trường để điều tra tác động của con người tùy thuộc vào địa phương.
VD :
+ Ở Hà Nội : Sông Tô Lịch bị ô nhiễm. + Ở miền núi : Chặt phá, đốt rừng, trồng lại rừng.
+ Ở nông thôn : Mô hình VAC, nông, lâm, ngư nghiệp.
- Cách điều tra gồm 4 bước như SGK tr.171.
+ Nội dung bảng 56.3.
Xác định rõ thành phần hệ sinh thái đang có.
Xu hướng biến đổi các thành phần trong tương lai có thể theo hướng tốt hay xấu.
Hoạt động của con người : Gồm gây biến đổi xấu hay tốt cho hệ sinh thái.
a. Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường. trường.
- HS nghe GV hướng dẫn, ghi nhớ để tiến hành diều tra.
- Nội dung các bảng 56.1, 56.2
b. Điều tra tác động của con người tới môi trường. môi trường.
- Nghiên cứu kĩ các bước thực hiện điều tra.
- Nắm được yêu cầu của bài thực hành. - Hiểu rõ nội dung bảng 56.3.
* HS điều tra theo nhóm vào nghỉ, ghi lại kết quả.
BÁO CÁOKẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động của GV Hoạt động của GV
- GV yêu cầu :
+ Các nhóm báo cáo kết quả điều tra. - GV cho các nhóm thảo luận kết quả (Lưu ý : vì các nhóm có nội dung nên sẽ có vấn đề trùng nhau).
- GV nhận xét đánh giá, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề mức độ ô nhiễm và biện pháp khắc phục.
- Mỗi nhóm viết nội dung đã điều tra được vào giấy khổ to.
- Lưu ý : Trình bày 3 bảng 56.1 56.3 trên 1 tờ giấy.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
• GV nhận xét đánh giá kết quả các nhóm.
• Khen các nhóm làm tốt, nhắc nhở các nhóm còn thiếu sót.
V. DẶN DÒ
Các nhóm viết thu hoạch theo mẫu SGK tr. 172 trên cơ sở báo cáo của nhóm đã trình bày.
Chương IV
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bài 58 SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNI. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
• HS phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên.
• HS nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
• HS hiểu khái niệm phát triển bền vững.
2. Kĩ năng
• Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
• Kĩ năng khái quát, tổng hợp kiến thức. • Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Kiểm tra : GV thu báo cáo thực hành của tiết trước.
Mở bài : GV nên hỏi HS “Tài nguyên thiên nhiên là gì?”, “Kể tên những tài nguyên thiên nhiên mà em biết”, sau đó vào bài mới.
Hoạt động 1
CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHỦ YẾU
Mục tiêu :HS phân biệt được dạng tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và dạng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung
- GV nêu câu hỏi :
+ Em hãy kể tên và cho biết đặc điểm của các dạng tài nguyên thiên nhiên?
+ Tài nguyên không tái sinh ở Việt Nam có những loại nào?
+ Tài nguyên rừng là loại tài nguyên gì? Vì sao? - GV thông báo đáp án đúng của bảng 58.1.
- GV đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
- GV yêu cầu HS khái quát kiến thức.
- Cá nhân nghiên cứu SGK tr. 173 ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm hoàn thành nội dung bảng 173, yêu cầu :
+ Ở Việt Nam có tài nguyên không tái sinh là : Than đá, dầu mỏ, mỏ thiếc, …
+ Tài nguyên rừng là loại tài nguyên tái sinh vì khai thác rồi có thể phục hồi. - Đại diện nhóm trình bày lớp nhận xét bổ sung. - HS dựa vào bảng 58.1 và nội dung SGK tóm tắt kiến thức.
* Kết luận :
- Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên.
+ Tài nguyên tái sinh : Có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí.
+ Tài nguyên không tái sinh : là dạng tài nguyên
sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu : Là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 2
SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mục tiêu :
- HS chỉ ra các biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất, nước và rừng. - Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
Phiếu học tập : Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất Tài nguyên nước Tài nguyên rừng 1.Đặc điểm
2. Loại tài nguyên 3. Cách sử dụng hợp lí 3. Cách sử dụng hợp lí
Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục ▼ ở tr. 174, 176, 177 SGK.
- GV thông báo đáp án đúng trong các bài tập. - GV nêu vấn đề : Những nội dung chúng ta vừa nghiên cứu thấy rõ hậu quả của việc sử dụng không hợp lí nguồn tài nguyên đất, nước, rừng. Vậy cần có biện pháp gì để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này?
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng, các nhóm lên ghi nội dung.
- GV nhận xét và thông báo đáp án đúng.
- Cá nhân nghiên cứu SGK tr. 174 177.
-Thảo luận nội dung trong các bảng và hoàn thành. - HS tự sửa chữa nếu cần.
- HS hoàn thành nội dung phiếu học tập dựa trên nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế.
- Đại diện nhóm ghi đáp án vào phiếu học tập trên bảng.
- Các nhóm theo dõi nhận xét bổ sung.
* Kết luận : Nội dung trong phiếu học tập.
Phiếu học tập : Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Loại TN Nội dung
Tài nguyên đất Tài nguyên nước Tài nguyên rừng 1.Đặc điểm - Đất là nơi ở, nơi sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, sinh vật khác. - Tái sinh.