HỆ SINH THÁ

Một phần của tài liệu giaóaninh9 (Trang 51 - 53)

III. CÁCH TIẾN HÀNH

HỆ SINH THÁ

Bài 47 QUẦN THỂ SINH VẬT

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức 1. Kiến thức

• HS nắm được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh họa.

• HS chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể, từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.

2. Kĩ năng

• Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.

• Kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. • Phát triển tư duy logic.

3. Thái độ

Giáo dục ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Mở đầu : GV giới thiệu nội dung chương và những vấn đề sẽ học trong chương, sau đó đi vào bài cụ thể đầu tiên của chương.

Hoạt động 1

THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN THỂ SINH VẬT ?

Mục tiêu :

- HS nắm được khái niệm quần thể. - Dấu hiệu cơ bản để nhận biết quần thể.

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

- GV cho HS quan sát tranh đàn bò, đàn kiến, bụi tre, rừng dừa  GV thông báo rằng chúng được gọi là quần thể.

- GV yêu cầu : Hoàn thành bảng 47.1  GV đánh giá kết quả của HS và thông báo đáp án đúng.

- GV yêu cầu : HS kể thêm một số quần thể khác mà em biết  GV cho HS phát biểu khái niệm quần thể.

- GV nhận xét và giúp HS hoàn chỉnh khái niệm quần thể.

- GV mở rộng : Một lồng gà, một chậu cá chép có phải là 1 quần thể hay không? Tại sao? (Nếu HS không trả lời được, GV phân tích đó không phải là một quần thể vì lồng gà và chậu cá chép mới chỉ có những biểu hiện bên ngoài của quần thể).

- GV thông báo : để nhận biết 1 quần thể sinh vật cần có dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bên trong.

- HS quan sát tranh hình.

- Hoàn thành bảng 47.1  Đại diện trả lời đáp án  HS khác bổ sung.

- HS giải thích tại sao chọn những ví dụ đó.

- HS so sánh với kết quả của mình (sửa chữa nếu cần).

- HS có thể kể thêm ví dụ : Đàn ong, đàn chim hải âu. - HS tự khái quát kiến thức thành khái niệm. - HS trả lời : Có phải là quần thể vì đó là sinh vật cùng loài, cùng sống một nơi. * Khái niệm Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản. Ví dụ : rừng cọ, đồi chè, đàn chim én,…

Hoạt động 2

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

Mục tiêu : - HS nêu được 3 đặc trưng cơ bản của quần thể.

- Thấy được ý nghĩa thực tiễn từ những đặc trưng của quần thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

đặc trưng cơ bản của quần thể, đó là : Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.

- GV nêu câu hỏi :

+ Tỉ lệ giới tính là gì? Tỉ lệ này có ảnh hưởng tới quần thể như thế nào? Cho ví dụ.

+ Trong chăn nuôi, người ta áp dụng điều này như thế nào?

GV bổ sung : ở gà, số lượng con trống thường ít hơn con mái rất nhiều. - GV nêu vấn đề : So sánh tỉ lệ sinh, số lượng cá thể của quần thể ở hình 47 SGK tr.141. - GV nhận xét phần thảo luận của HS.

- GV nêu câu hỏi :

+ Trong quần thể có những nhóm tuổi nào?

+ Nhóm tuổi có ý nghĩa gì?

- GV nêu câu hỏi :

+ Mật độ là gì?Mật dộ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể?

- HS tự nghiên cứu SGK tr.140  cá nhân trả lời  nhận xét bổ sung.

 Tùy từng loài mà điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp.

- Cá nhân quan sát hình : - Trao đổi nhóm  Thống nhất câu trả lời.

Yêu cầu nêu được :

- Hình A : Tỉ lệ sinh cao, số lượng cá thể tăng mạnh. - Hình B : Tỉ lệ sinh, số lượng cá thể ổn định. - Hình C : Tỉ lệ sinh thấp, số lượng cá thể giảm.  Đại diện nhóm trình bày  nhóm khác bổ sung. - HS nêu 3 nhóm tuổi  liên quan đến số lượng cá thể  Sự tồn tại của quần thể.

- HS nghiên cứu SGK tr. 141 trả lời câu hỏi  HS khác bổ sung.  mật độ liên quan đến thức ăn. a) Tỉ lệ giới tính * Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái. * Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản.

Một phần của tài liệu giaóaninh9 (Trang 51 - 53)