? Thuyết minh là kiểu văn bản ntn? Nhằm mục đích gì trong cuộc sống con người?
Định nghĩa kiểu văn bản Thuyết minh là kiểu văn
bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp cho người đọc (nghe) tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa, … của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày giới thiệu, giải thích.
Yêu cầu cơ bản về nội
dung tri thức - Trong văn bản thuyết minh, mọi tri thức (kiến thức) đều phải khách quan, xác thực, đáng tin cậy.
đủ, dễ hiểu, giản dị và hấp dẫn.
? Có các kiểu văn bản thuyết minh nào? Cho mỗi kiểu một đề bài minh hoạ?
Các kiểu đề văn thuyết
minh - Thuyết minh một đồ vật, động vật, thực vật. - Thuyết minh một hiện tượng tự nhiên, xã hội. - Thuyết minh một phương pháp
- Thuyết minh một danh lam thắng cảnh
- Thuyết minh một thể loại văn học.
- Giới thiệu một danh nhân (một gương mặt nổi tiếng)
- Giới thiệu một phong tục, tập quán, một lễ hội hoặc tết, …
? Để làm bài văn thuyết minh được đúng và nội dung phong phú, người viết phải làm gì? Làm như thế nào?
? Nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp? Cho mỗi phương pháp một VD?
Các phương pháp thuyết minh
- Nêu định nghĩa, giải thích
- Liệt kê hệ thống hoá - Nêu ví dụ
- Dùng số liệu (con số) - So sánh đối chiếu - Phân tích, phân loại
? Trong bài văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự (kể chuyện) không? Tác dụng của từng yếu tố đó ntn?
? Một bài văn thuyết minh có bố cục ntn? Nêu vai trò, vị trí, nội dung?
Dàn ý chung của văn bản
thuyết minh 1. Mở bài : Giới thiệu khái quát đối tượng 2. Thân bài : lần lượt giới thiệu từng mặt, từng phần, tựng vấn đề, đặc điểm của đối tượng.
- Nếu là thuyết minh một phương pháp thì cần theo 3 bước :
b. Qúa trình tiến hành c. Kết quả thành phẩm 3. Kết bài : ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, xã hội, văn hoá, lịch sử, nhân sinh.
? Yêu cầu chung của lời văn thuyết minh?
Vai trò, vị trí, tỉ lệ của các yếu tố.
- Các yếu tố miêu tả, tự sự (kể chuyên) nghị luận (bình luận, phân tích, giải thích) không thể thiếu được trong văn bản thuyết minh nhưng lại chiếm một tỉ lệ nhỏ và được sử dụng hợp lý. Tất cả chỉ nhằm làm nổi rõ và nổi bật đối tượng cần thuyết minh. GV : Nhận xét, bổ sung và hệ
thống hoá kiến thức trong bảng hệ thống
Hoạt dộng 2: II. Luyện tập Bài tập 1/35 : Lập ý và dàn ý cho các đề bài
-Giới thiệu một đố dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt. -Giới thiệu danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử ở quê hương.
Bài tập 2/35 : Tập viết các đoạn văn cho các đề bài sau
-Giới thiệu một loài hoa.
-Thuết minh một giống vật nuôi. IV. Củng cố – dặn dò :
-Học bài
-Tự viết một bài thuyết minh, đề tài tự chọn dài không quá 2 trang giấy. -Soạn bài : “Ngắm trăng”
Tuần 22
Tiết 85Tiết 85 Tiết 85
NGẮM TRĂNG (Vọng nguyệt)
(Hồ Chí Minh)
I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Hiểu được tình cảm đối với thiên nhiênđặc biệt sâu sắc của bác Hồ. Dù trong hoàn cảnh ngục tù, Người vẫn mở rộng tâm hồn thưởng thức cảnh đẹp đêm trăng, giao hoà với vầng trăng như người bạn hiền tri kỷ.
- Nghệ thuật tứ thơ tứ tuyệt Đường luật đặc sắc.
- Tích hợp với các bài thơ trăng của Bác; tiếng việt “Câu cảm thán”, “Câu trần thuật”; tập làm văn “Văn biểu cảm”.
- Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích bài thơ tứ tuyệt.
II.Chuẩn bị :
- GV : Giáo án, SGV, TLTK,ĐDDH. - HS : Bài soạn, ĐDHT .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1). Ổn định lớp : KTSS 2). Bài cũ :
? Đọc thuộc lòng bài thơ và diễn cảm bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Em hiểu thế nào là
“thú lâm tuyền”? “Thú lâm tuyền” của Hồ Chí Minh có hoàn toàn giống với “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi, Nuyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến không? Vì sao?
? Cách hiểu của em về 3 chữ “vẫn sẵn sàng”? về chữ “sang”? Vì sao nói chữ “sang”
là thi nhãn của bài thơ?
3). Bài mới :
Mùa thu năm 1942, từ Cao Bằng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Đến huyện Trúc Vinh (Quảng Tây) Người bị nhà cầm quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ rồi bị giải tới, giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày ải cực khổ hơn một năm … Trong thời gian đó Bác Hồ viết tập “Nhật kí trong tù” bằng thơ chữ Hán gồm
133 bài. Trong đó có bài “Vọng nguyệt”.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt dộng 1: Tìm hiểu tác
giả – tác phẩm I. Tác giả, tác phẩm :
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - HS trả lời (SGK)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm
hiểu văn bản
- Hướng dẫn cách đọc : câu 1 : nhịp 2/2/3 giọng bình thản; câu 2 nhịp 4/3, giọng bối rối; câu 3 -4 nhịp 4/3, giọng đằm thắm vui,