Điểm mạnh và Hạn chế của Các Thị tr−ờng DVPTKD

Một phần của tài liệu Dịch vụ phát triển kinh doanh ở Việt Nam (Trang 76)

VII. Tóm tắt Phân tích và Khuyến nghị

A.Điểm mạnh và Hạn chế của Các Thị tr−ờng DVPTKD

Mặc dù có sự khác biệt giữa các thị tr−ờng dịch vụ và khu vực địa lý ở Việt Nam, vẫn có thể đ−a ra một vài đánh giá mang tính tổng quát. Bảng 7.1 phác hoạ những điểm mạnh và hạn chế chính về phía cầu và phía cung trên các thị tr−ờng DVPTKD tại Việt Nam.

Bảng 7.1. Tóm tắt các Điểm mạnh và Hạn chế trên các Thị tr−ờng DVPTKD

Cầu Cung

Điểm mạnh

• Có nhận thức cao về dịch vụ

• Hiểu biết cơ bản về dịch vụ cao

• Các chủ doanh nghiệp có khả năng chẩn đoán những khó khăn trong công việc kinh doanh của họ và lựa chọn dịch vụ kinh doanh phù hợp

• Tăng tr−ởng kinh tế và th−ơng mại toàn cầu góp phần làm tăng cầu về Dịch vụ Phát triển Kinh doanh

• Các nhà cung cấp tồn tại ở tất cả các thị tr−ờng Dịch vụ Phát triển Kinh doanh

• Các nhà cung cấp dịch vụ đa dạng; nhà cung cấp t− nhân có mặt trên tất cả các thị tr−ờng

• Một số nhà cung cấp cung cấp dịch vụ với chất l−ợng cao

Hạn chế

• Quan niệm về sự cần thiết phải sử dụng các dịch vụ còn hạn chế

• Đánh giá dịch vụ thấp

• Nguồn thông tin thu thập dựa quá nhiều vào bạn bè và đồng nghiệp

• Văn hoá kinh doanh chú trọng tự giải quyết các vấn đề kinh doanh nội bộ và không khuyến khích thuê ngoài Dịch vụ Phát triển Kinh doanh

• Chất l−ợng dịch vụ th−ờng thấp

• Cung yếu đối với một vài khu vực và một vài loại dịch vụ

• Thiếu các sản phẩm dịch vụ phù hợp

• Marketing yếu

• Các hình thức bao cấp và lợi thế dành cho các nhà cung cấp thuộc sở hữu nhà n−ớc có thể tác động tiêu cực tới các nhà cung cấp dịch vụ t− nhân

• Thị tr−ờng có sự quản lý sẽ hạn chế sự lựa chọn của khách hàng và dịch vụ th−ờng có chất l−ợng thấp

Đối với tất cả các loại dịch vụ, có xuất phát điểm tốt là các thị tr−ờng đều b−ớc đầu đã hình thành. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều nhận thức đ−ợc dịch vụ và có hiểu biết cơ bản về chúng. Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều ít nhất một lần đã mua DVPTKD. Mặc dù mức độ thâm nhập thị tr−ờng đối với một vài dịch vụ còn thấp, một vài giao dịch đã đ−ợc thực hiện ở mọi thị tr−ờng đ−ợc nghiên cứu. Các thị tr−ờng đều đã có các nhà cung cấp từ cả khu vực kinh tế nhà n−ớc và kinh tế t− nhân. Hơn nữa, một số điều kiện cơ bản để phát triển các thị tr−ờng DVPTKD đã có sẵn. Tăng tr−ởng kinh tế của Việt Nam vừa kích thích tăng cầu DVPTKD, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đầu t− vào cung. Các chủ doanh nghiệp Việt Nam d−ờng nh− có hiểu biết tốt về những khó khăn trong kinh doanh của bản thân họ và có khả năng lựa chọn dịch vụ phù hợp để giải quyết các vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tại tất cả các thị tr−ờng đều có một số nhà cung cấp có dịch vụ chất l−ợng cao, chứng tỏ Việt Nam có đủ các kỹ năng cần thiết để cung cấp dịch vụ có chất l−ợng ở mọi thị tr−ờng.

Tuy nhiên, có một số yếu kém nghiêm trọng trên các thị tr−ờng DVPTKD Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp không đánh giá đúng mức tầm quan trọng của các loại dịch vụ kinh doanh đối với các hoạt động hàng ngày hoặc đối với khả năng cạnh tranh. Họ không xem thuê ngoài dịch vụ là ph−ơng pháp quan trọng có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Đây là kết quả của cả văn hoá kinh doanh hiện tại trong đó chú trọng tự giải quyết các vấn đề nội bộ và của cả tình trạng thiếu các sản phẩm dịch vụ phù hợp trên các thị tr−ờng DVPTKD. Việc các chủ doanh nghiệp dựa quá nhiều vào các nguồn thông tin cá nhân là kết quả của tình trạng thiếu thông tin tổng hợp đáng tin cậy về các dịch vụ sẵn có và các nhà cung cấp dịch vụ. Các dịch vụ th−ờng có chất l−ợng thấp và không phù hợp với các doanh nghiệp. Các nhà cung cấp không thực hiện tốt công việc giới thiệu những lợi ích cụ thể dịch vụ của họ tới ng−ời tiêu dùng và thuyết phục ng−ời tiêu dùng thử dùng dịch vụ của họ. Tại một vài khu vực, đặc biệt là các khu vực ngoài các thành phố chính, cung dịch vụ còn thiếu trầm trọng.

Một số hoạt động của chính phủ và nhà tài trợ đã góp phần làm trầm trọng thêm những hạn chế của các thị tr−ờng Dịch vụ Phát triển Kinh doanh. Trong một số thị tr−ờng, sự trợ giúp của chính phủ và nhà tài trợ đối với quá trình cung cấp dịch vụ có thể làm suy giảm đầu t− t− nhân vào cung dịch vụ. Bao cấp cũng tạo ra tâm lý mặc nhiên h−ởng dịch vụ trong các doanh nghiệp, tức là bao cấp đ−ợc coi là một trong những điều kiện đối với cầu về một vài dịch vụ. Điều quan trọng cần l−u ý là giá cả dịch vụ không phải là trở ngại chủ yếu đối với sự phát triển của các thị tr−ờng DVPTKD tại Việt Nam. Do đó, bao cấp ở mức độ giao dịch sẽ không giải quyết đ−ợc hạn chế cơ bản của thị tr−ờng. Mặc dù rõ ràng là nhiều doanh nghiệp rất thận trọng về chi tiêu, các sản phẩm phù hợp, mang tính giới thiệu cùng với một cơ chế thanh toán hợp lý có thể sẽ góp phần nhiều hơn làm tăng mức chi tiêu đối với dịch vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian dài hạn so với các biện pháp bao cấp ở mức độ giao dịch.

Một vài chính sách của chính phủ cũng hạn chế hoặc không khuyến khích đầu t− của khu vực kinh tế t− nhân vào cung cấp DVPTKD. Thứ nhất phải kể đến là những quy định hạn chế đối với một vài loại hình dịch vụ nh− quảng cáo và các dịch vụ có liên quan tới Internet do sự quản lý đối với các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng của nhà n−ớc và những giới hạn về phạm vi cung cấp dịch vụ đào tạo của khu vực t− nhân. Thứ hai, sân chơi giữa khu vực kinh tế nhà n−ớc và kinh tế t− nhân còn thiếu công bằng, dẫn đến tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng và các nhà cung cấp t− nhân th−ờng bị đặt vào vị trí bất lợi. Cuối cùng là những quy định −u đãi đầu t− và các doanh nghiệp sản xuất hơn các doanh nghiệp dịch vụ. Những chính sách này gây trở ngại cho sự phát triển của nguồn cung Dịch vụ Phát triển Kinh doanh t− nhân. Các biện pháp hỗ trợ của chính phủ cũng ảnh h−ởng tới cầu về DVPTKD. Một lý do khiến các doanh nghiệp hạn chế chi tiêu cho DVPTKD là sự thiếu tin t−ởng vào các nhà cung cấp trong khu vực kinh tế t− nhân. Bên cạnh đó, những hạn chế về việc thực hiện các quy định pháp luật về bản quyền và thực thi hợp đồng cũng góp phần làm giảm lòng tin của ng−ời tiêu dùng.

B. Những Trở ngại và Cơ hội Chính tại Các Thị tr−ờng Dịch vụ Phát triển Kinh doanh

Những trở ngại nào có tác động xấu nhất tới tính hiệu quả của các thị tr−ờng DVPTKD? Kinh nghiệm quốc tế và kết quả đánh giá của nghiên cứu cho thấy những vấn đề thị tr−ờng bất lợi nhất đối với sự phát triển của các thị tr−ờng DVPTKD bao gồm:

• Chủ doanh nghiệp thiếu thông tin có chất l−ợng tốt về dịch vụ;

• Văn hoá kinh doanh không khuyến khích việc thuê ngoài các dịch vụ;

• Chất l−ợng các dịch vụ th−ờng thấp;

• Thiếu các sản phẩm dịch vụ phù hợp;

• Marketing dịch vụ ch−a tốt; và

• Thị tr−ờng chịu sự quản lý và kiểm soát của chính phủ.

Đây cần phải đ−ợc coi là những −u tiên hàng đầu của các biện pháp hỗ trợ chính sách và của các ch−ơng trình, dự án.

Đâu là cơ hội chính để xây dựng các thị tr−ờng DVPTKD? Kinh nghiệm quốc tế và các kết quả đánh giá của nghiên cứu cho thấy rằng các cơ hội thị tr−ờng tổng thể nhiều hứa hẹn nhất là:

• Sự tăng tr−ởng chung của nền kinh tế và quá trình hội nhập của kinh tế Việt Nam với th−ơng mại toàn cầu góp phần làm tăng cầu đối với DVPTKD;

• Cầu cao về nhiều loại dịch vụ, đặc biệt là thông tin, các dịch vụ có liên quan đến công nghệ thông tin, kế toán và kiểm toán và các dịch vụ giúp khách hàng đẩy mạnh bán hàng nh− quảng cáo & khuyến mại và nghiên cứu thị tr−ờng;

• Cầu về các loại dịch vụ ch−a đ−ợc đáp ứng tại hầu hết các thị tr−ờng DVPTKD là kết quả của các sản phẩm và dịch vụ không phù hợp, cung yếu và thiếu thông tin; và

• Các thị tr−ờng DVPTKD năng động tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ là nguồn thông tin, ý t−ởng và đầu t− cho các khu vực khác.

Các cơ hội này sẽ là điều kiện thuận lợi đối với cả nhà tài trợ và chính phủ trong việc thiết kế các nỗ lực để phát triển các thị tr−ờng DVPTKD.

Đâu là những phân đoạn khách hàng, khu vực và thị tr−ờng dịch vụ cụ thể có hứa hẹn nhất đối với sự phát triển thị tr−ờng DVPTKD? Các kết quả đánh giá của nghiên cứu cùng với thông tin về kinh tế Việt Nam cho thấy rằng các dịch vụ sau có triển vọng phát triển:

• Thông tin kinh doanh đ−ợc cung cấp độc lập hoặc đ−ợc cung cấp kèm hoặc ẩn vào các dịch vụ khác.

• Các dịch vụ liên quan tới công nghệ thông tin nh− thông tin Internet, các dịch vụ liên quan tới máy tính và phần mềm hệ thống thông tin quản lý.

• Các dịch vụ liên quan tới thị tr−ờng nh− quảng cáo & khuyến mại, nghiên cứu thị tr−ờng, thiết kế sản phẩm và các dịch vụ hội chợ triển lãm.

Các khu vực địa lý trong khuôn khổ nghiên cứu chứa đựng tiềm năng lớn nhất đối với sự phát triển của thị tr−ờng DVPTKD bao gồm:

• Hải Phòng, nhờ có cầu về dịch vụ khá cao và cung dịch vụ còn ch−a phù hợp.

• Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhờ số l−ợng doanh nghiệp khá lớn và xuất phát điểm tốt là thị tr−ờng hiện tại khá năng động.

Tất cả các khu vực doanh nghiệp, tất cả các loại hình quy mô của các doanh nghiệp và cả nam giới và nữ giới đều có tiềm năng để nâng cao mức độ sử dụng Dịch vụ Phát

triển Kinh doanh. Hoàn cảnh của khách hàng có ý nghĩa lớn hơn so với phân đoạn khách hàng trong việc xác định những khách hàng có tiềm năng cao. Đối với hầu hết các loại dịch vụ, những doanh nghiệp có thể tăng sử dụng DVPTKD trong thời gian ngắn hạn là các doanh nghiệp đang phát triển hoặc đang tái cơ cấu và các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực có mức độ cạnh tranh ngày càng mạnh, đặc biệt là với các công ty n−ớc ngoài hoặc với hàng nhập khẩu.

C. Khuyến nghị

Các thị tr−ờng Dịch vụ Phát triển Kinh doanh ở Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển thậm chí không cần có các thay đổi về chính sách hoặc các biện pháp, ch−ơng trình hỗ trợ. Tuy nhiên, tốc độ tăng tr−ởng sẽ bị hạn chế trừ khi các vấn đề chính sách đ−ợc giải quyết. Hơn nữa, các nhà tài trợ và các chính phủ có thể hỗ trợ một cách có hiệu quả vào các thị tr−ờng DVPTKD tại Việt Nam để khuyến khích các thị tr−ờng DVPTKD phát triển hơn nữa, giúp bảo đảm rằng các dịch vụ kinh doanh mà doanh nghiệp có nhu cầu đ−ợc cung cấp sẵn trên thị tr−ờng và góp phần xử lý các chức năng thị tr−ờng – những chức năng mà khu vực t− nhân không thực hiện đ−ợc trong ngắn hạn. Vấn đề quan trọng là giảm thiểu những lệch lạc của thị tr−ờng mà các biện pháp hỗ trợ gây ra, bằng cách tập trung các biện pháp hỗ trợ vào xử lý những điểm yếu trên thị tr−ờng và chỉ sử dụng nguồn tài chính công vào các hoạt động xây dựng các thị tr−ờng DVPTKD hoạt động một cách bền vững. Hình 7.1 tóm tắt các khuyến nghị về biện pháp hỗ trợ nhằm xử lý các vấn đề thị tr−ờng cơ bản đã đ−ợc thảo luận trong nghiên cứu này. Các ý kiến chi tiết hơn đ−ợc trình bày ở hai phần d−ới đây.

1. Cấp độ Chính sách

Cải thiện môi tr−ờng chính sách đối với Dịch vụ Phát triển Kinh doanh có ý nghĩa quan trọng để cải thiện cả cung và cầu về các dịch vụ này tại Việt Nam. Chính phủ có thể tăng nguồn cung và tính sẵn có của các dịch vụ kinh doanh tại Việt Nam bằng cách tăng c−ờng đầu t− t− nhân vào cung của DVPTKD theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, các chính sách khuyến khích đầu t− có thể khuyến khích các chủ đầu t− t− nhân đầu t− vào cung DVPTKD. ít nhất ở cấp độ chính sách việc đảm bảo rằng sẽ không có những quy định làm hạn chế hoặc không khuyến khích đầu t− vào việc cung cấp dịch vụ sẽ tạo cơ sở để đầu t−. Các biện pháp tiếp theo nhằm tạo sân chơi bình đẳng giữa các công ty nhà n−ớc và các nhà cung cấp t− nhân về các dịch vụ kinh doanh sẽ khuyến khích đầu t− t− nhân hơn nữa vào việc cung cấp dịch vụ. Cho phép khu vực t− nhân đầu t− vào các thị tr−ờng hiện đang chịu sự quản lý của nhà n−ớc sẽ cải thiện đ−ợc chất l−ợng dịch vụ, mở rộng sự lựa chọn của khách hàng và, có khả năng giảm giá thành. Biện pháp này phù hợp với các loại dịch vụ quảng cáo, dịch vụ Internet và đào tạo.

Bên cạnh đó, chính phủ có thể thực hiện một số biện pháp nhằm tăng mức sử dụng DVPTKD. Cải thiện công tác thực hiện luật bản quyền và tính thực thi của hợp đồng sẽ làm tăng niềm tin của ng−ời tiêu dùng rằng các dịch vụ mà họ mua sẽ làm tăng chứ không phải làm giảm khả năng cạnh tranh của họ. Chính phủ có tác động đáng kể đến quan điểm công chúng. Tích cực tăng c−ờng Dịch vụ Phát triển Kinh doanh thông qua các chiến dịch tuyên truyền sẽ góp phần làm tăng sự chấp nhận và thiện chí của ng−ời tiêu dùng về việc sử dụng các dịch vụ thuê ngoài.

Hình 7.1: Gợi ý về các Biện pháp Hỗ trợ

• Khuyến khích tìm kiếm cơ sở hợp lý đối với các hoạt động bao cấp của các nhà tài trợ, chính phủ và các tổ chức xã hội

• Chuyển nguồn tài chính công từ bao cấp giao dịch sang phát triển thị tr−ờng

• Bao cấp có thể hạn chế nguồn cung t− nhân

• Đối thoại giữa khu vực kinh tế t− nhân và chính phủ về môi tr−ờng quy định và pháp lý đối với DVPTKD

• Cho phép đầu t− t− nhân vào nhiều loại hình dịch vụ

• Một vài chính sách của chính phủ hạn chế sự phát triển của thị tr−ờng

• Giúp các nhà cung cấp nhận biết và h−ớng tới khách hàng tiềm năng

• Tiến hành chiến dịch marketing xã hội chung để cải thiện sự chấp nhận sử dụng dịch vụ thuê ngoài của khách hàng

• Nhận thức hạn chế về sự cần thiết đối với dịch vụ

• Văn hoá kinh doanh bất lợi cho dịch vụ

• Thúc đẩy đầu t− vào các nguồn cung t−

nhân thông qua khuyến khích

• Tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà cung cấp quốc doanh và t− nhân

• Khuyến khích hình thức nh−ợng quyền kinh tiêu

• Cung cấp các thông tin về cơ hội thị tr−ờng cho các nhà cung cấp hiện tại và các nhà cung cấp tiềm năng

• Cung yếu và thiếu ở một vài khu vực

• Thiếu tính cạnh tranh ở một vài thị tr−ờng

• Trợ giúp kỹ thuật cho nhà cung cấp và phát triển sản phẩm • Chứng nhận chất l−ợng hoặc dịch vụ bảo đảm chất l−ợng sản phẩm • Chất l−ợng dịch vụ th−ờng thấp • Marketing kém

• H−ớng trọng tâm của ch−ơng trình vào thông tin

• Khai thác các cơ chế khác nhau về thu

Một phần của tài liệu Dịch vụ phát triển kinh doanh ở Việt Nam (Trang 76)