III. Tổng quan về Kết quả
1. Thâm nhập Thị tr− ờng
Phần lớn các DNNVV ở Việt Nam đã từng sử dụng dịch vụ kinh doanh ít nhất là một lần. Chỉ khoảng 7% các doanh nghiệp cho biết họ ch−a bao giờ sử dụng dịch vụ kinh doanh. Tỉnh có tỷ lệ cao nhất về số doanh nghiệp ch−a bao giờ sử dụng bất kỳ một Dịch vụ Phát triển Kinh doanh nào là Hải Phòng với khoảng 30% DNNVV đ−ợc hỏi. Loại hình doanh nghiệp, giới tính và trình độ của chủ doanh nghiệp không có ảnh h−ởng nhiều tới xu h−ớng sử dụng thử Dịch vụ Phát triển Kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tính trung bình, DNNVV trong đợt khảo sát sử dụng 2,5 loại hình dịch vụ kinh doanh khác nhau. Mức trung bình ở Hà Nội cao hơn một chút với khoảng trên 3 dịch vụ. Đồng Nai và Bình D−ơng đạt mức thấp hơn với d−ới 2 dịch vụ. Các doanh nghiệp lớn th−ờng sử dụng nhiều dịch vụ hơn là doanh nghiệp nhỏ. Ví dụ, các doanh nghiệp lớn ở Hà Nội sử dụng 5 tới 6 loại hình dịch vụ khác nhau, trong khi các doanh nghiệp có d−ới 10 nhân công sử dụng 1 hoặc 2 dịch vụ tại hầu hết các địa ph−ơng. Điểm thú vị là các chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn cao hơn sử dụng nhiều dịch vụ phát triển kinh doanh hơn so với những chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn thấp hơn. Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, th−ơng mại và dịch vụ nhìn chung đều sử dụng cùng số l−ợng loại hình dịch vụ kinh doanh.
6% 9% 50% 30% 15% 5% 18% 6% 6% 45% 2% 7% 23% 19% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% Hình 3.1: Mức độ Thâm nhập Thị tr−ờng
Bảng 3.1. cho thấy rằng các thị tr−ờng Dịch vụ Phát triển Kinh doanh ở Việt Nam có mức độ phát triển khác nhau. Thị tr−ờng dịch vụ quảng cáo và khuyến mại phát triển khá mạnh, mặc dù nghiên cứu này cho thấy rằng hầu hết các khoản chi tiêu cho hoạt động này là quảng cáo trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng hơn là thiết kế các
hoạt động quảng cáo và khuyến mại. Máy tính ngày một trở lên phổ biến hơn đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Thông tin kinh doanh trên Internet là dịch vụ đ−ợc sử dụng nhiều nhất, với khoảng 50% doanh nghiệp sử dụng. Các dịch vụ có liên quan tới máy tính nh− bảo trì, bảo d−ỡng, xử lý các vấn đề nảy sinh, và thiết kế trong web ngày càng đ−ợc các doanh nghiệp chấp nhận. Mặc dù mức độ thâm nhập thị tr−ờng đối với các dịch vụ kế toán và kiểm toán, dịch vụ pháp lý và dịch vụ liên quan tới hội chợ còn thấp, thực tế rằng khoảng một phần năm các doanh nghiệp thuê ngoài các dịch vụ này chứng minh rằng nhu cầu đối với các dịch vụ này là đáng kể. Hầu hết các thị tr−ờng Dịch vụ Phát triển Kinh doanh hiện nay còn yếu song các thị tr−ờng đều hoạt động ở mức đủ là cơ sở cho sự phát triển trong t−ơng lai.
Mức độ thâm nhập thị tr−ờng thấp tại một số thị tr−ờng là do sự miễn c−ỡng và do dự của các doanh nghiệp đối với việc thử sử dụng các dịch vụ, ngay cả khi họ hiểu khá rõ về dịch vụ đó. Có thể giải thích điều này bằng một số lý do. Thứ nhất, các chủ doanh nghiệp th−ờng có xu thế phản ứng tự nhiên với rủi ro và muốn đảm bảo các lợi ích mà họ có thể đạt đ−ợc cho doanh nghiệp của mình tr−ớc khi quyết định mua. Thứ hai, trong văn hoá kinh doanh tại Việt Nam, các doanh nghiệp th−ờng muốn xử lý các vấn đề của doanh nghiệp mình trong nội bộ hơn là nhờ tới sự giúp đỡ từ bên ngoài. Thứ ba, còn thiếu các dịch vụ kinh doanh phù hợp, có chất l−ợng. Các chủ doanh nghiệp sẽ không mua dịch vụ nếu nh− những gì mà họ muốn lại không đ−ợc cung cấp trên thị tr−ờng.