Những giải pháp về sử dụng vốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 84 - 91)

- Về phát triển thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp

3.2.2.2.Những giải pháp về sử dụng vốn

Trên cơ sở chiến lược tăng trưởng dư nợ đến năm 2010 tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phước Sơn (Biểu 3.5), phấn đấu tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm là 19%/năm, trong đó dư nợ cho vay kinh tế cá thể, Hộ gia đình chiếm 50% tổng dư nợ, với 2.032 hộ có dư nợ, chiếm 54,77% số hộ trên địa bàn, đồng thời tăng dư nợ cho vay trung, dài hạn từ 5.550 triệu đồng lên 23.087 triệu đồng, đáp ứng nhu cầu vốn đối với các Hộ gia đình phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn. Để đạt được tốc độ tăng trưởng nêu trên, phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp:

- Đa dạng hoá các hình thức cho vay kết hợp với chu kỳ sản xuất và thu hoạch. Thời gian qua, NHNo&PTNT đã từng bước đa dạng hoá các hình thức cho vay, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, song cần phải kết hợp giữa thời hạn cho vay với chu kỳ sản xuất và thu hoạch của nông sản, vì đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp là các hộ nông dân và các doanh nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, thời hạn cho vay phải tương ứng với chu kỳ sản xuất cộng với thời gian tiêu thụ sản phẩm, như vậy mới tạo cho hộ nông dân thu hồi được vốn và có lãi.

Biểu 3.5: Chiến lược tăng trưởng tín dụng NHNo&PTNT huyện Phước Sơn (2005 - 2010) Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ

1. Dư nợ Kinh tế Quốc Doanh 2. Dư nợ kinh tế ngoài Quốc doanh

3. Dư nợ kinh tế tập thể

4. Dư nợ kinh tế cá thể, Hộ gia

39.464 16.764 16.764 4.200 0 18.500 100% 42,48% 10,65% 46,87% 76.954 15.390 23.087 37.477 100% 20% 30% 50%

đình Trong đó: - Ngắn hạn + Số hộ + Số tiền - Trung, dài hạn + Số hộ + Số tiến 1.015 hộ 12.950 449 5.550 32,81% 14,06% 1.269 hộ 15.390 763 23.087 20% 30%

Nguồn: Ngân hàng No&PTNT huyện Phước Sơn tháng 5/2005

- Đơn giản hoá thủ tục vay vốn đối với các hộ nông dân. Cần coi việc dùng tài sản thế chấp chỉ là phương tiện, là biện pháp đề phòng rủi ro đối với các khoản vốn vay lớn, còn đối với hộ nông dân vay món nhỏ có thể thực hiện cấp sổ vay vốn để hộ nông dân vay trả nhiều lần, thông qua bảo lãnh của trưởng thôn, của xã, hoặc lấy thu nhập gia đình làm căn cứ cho vay.

- Xử lý lãi suất là vấn đề nan giải trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, làm thế nào để lãi suất cho vay phải vừa bảo đảm sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp, vừa tạo được động lực chính sách khuyến khích kinh tế hộ nông dân phát triển. Đây là vấn đề lớn trong điều kiện kinh tế thị trường, khi mà lạm phát trong nền kinh tế không ổn định. Việc xử lý lãi suất phải được phối hợp và điều hành trong toàn hệ thống của Ngân hàng Nông nghiệp. Cần căn cứ vào điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội của từng miền, từng vùng, từng khu vực để có những quy định thích hợp, mềm dẻo và linh hoạt. Đồng thời ngân hàng phải tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay.

- Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thấp tỷ lệ nợ qúa hạn: Chính vì việc cho vay ở nông thôn, nỗi ám ảnh về rủi ro, thất bát luôn đè nặng lên tâm lý người cho vay và người sản xuất nông nghiệp và hàng loạt các nhân tố gây rủi ro của nền kinh tế thị trường đối với hàng nông sản, thực phẩm… Ngân hàng Nông nghiệp phải có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và giảm thấp tỷ lệ nợ xấu, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.

- Tiếp tục đào tạo lại nhân viên và sử dụng máy vi tính nối mạng trong toàn hệ thống để quản lý điều hành thống nhất, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quá trình

hoạt động là điều kiện tiên quyết để bảo đảm tăng cường sức mạnh nội lực trong hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, là nhân tố quyết định sự phát triển ổn định vững chắc trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu giai đoạn 2006 - 2010 tín dụng Ngân hàng cần phối hợp tập trung thực hiện các nội dung sau đây:

Một là, xây dựng chính sách huy động vốn, đầu tư theo mô hình tổng hợp lực nguồn,

gồm tất cả mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, trong đó nguồn trong nước là quyết định, nguồn tại chỗ là cơ bản, nguồn bên ngoài (từ nước ngoài, địa phương khác) là quan trọng. Nguồn vốn ngân sách là nhân tố "dẫn đường, dọn đường, nền tảng" của mọi công cuộc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, do đó càng phải tiết kiệm, bảo toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của nguồn vốn này. Tập trung đầu tư cải tạo, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn ODA và các nguồn tài trợ ưu đãi khác. Xây dựng những dự án đầu tư tổng thể vào nông nghiệp để cứ một đồng vốn ngân sách đầu tư phải kéo theo, thu hút hàng trăm ngàn lần vốn của mọi thành phần kinh tế khác.

Hai là, đa dạng hoá việc huy động vốn đầu tư cho nông nghiệp trên cơ sở khai

thác, sử dụng có quy hoạch, có kế hoạch và có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh: lao động, đất đai, thổ nhưỡng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái…đặc biệt chú trọng thu hút "chất xám", các phát minh, tiến bộ khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó cần tôn trọng nguyên tắc " lấy ngắn nuôi dài", bảo toàn, tái tạo và tăng trưởng giá trị vốn bằng tiền, dưới các dạng vốn tài chính, vốn tín dụng, vốn sử dụng đất, vốn góp liên doanh, vốn cổ phần. Tranh thủ thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nước ngoài viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn tài trợ ưu đãi cho các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ba là, xây dựng hệ thống chính sách phát triển nông nghiêp, nông thôn thống nhất,

đồng bộ ở tầm quốc gia, trong đó có chính sách đầu tư là bộ phận cấu thành quan trọng nhất, xuyên suốt nhất. Để triển khai chính sách đầu tư cho nông nghiệp cần kiện toàn chính sách tài chính - tiền tệ, với khâu then chót là ưu đãi cho khu vực nông nghiệp, nông thôn

về thuế, lãi suất tín dụng và phân bổ vốn ngân sách. Chính sách bảo trợ xuất khẩu, chính sách tiêu thụ hàng nông sản, chính sách đất đai, chính sách mặt hàng, giá cả và thị trường, là những cấu thành hết sức quan trọng góp phần tháo gỡ ách tắc " đầu vào - đầu ra" trong lưu thông hàng nông sản, thiết lập môi trường tốt thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Bốn là, xây dựng chính sách đầu tư tín dụng cho nông nghiệp vừa thích ứng với cơ

chế thị trường, vừa tuân thủ sự điều tiết quản lý vĩ mô của Nhà nước. Tuân thủ nguyên tắc tín dụng trong sự kết hợp hài hoà với đầu tư phát triển theo quy hoạch, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm, coi trọng hiệu quả kinh tế - xã hội về lâu dài, khắc phục tư tưởng cho theo lợi ích cục bộ, kinh doanh đơn thuần, trước mắt. Từng bước tiến tới xoá bỏ mọi bao cấp qua con đường tín dụng. Lấy tín dụng làm phương thức đầu tư chủ yếu mọi nguồn vốn, phân biệt rạch ròi tài trợ chính sách xã hội với đầu tư tín dụng kinh doanh.

Năm là, phát huy vai trò đòn bẩy lãi suất tín dụng một cách hợp lý và linh hoạt,

giảm nhẹ gánh nặng lãi suất cho nông nghiệp, nông dân. Cần nâng lãi suất tiền gửi của đồng tiền cao chút ít để thu hút nguồn nội lực trong nước hơn việc chú trọng vay nợ nước ngoài đưa đến gánh nặng nợ ngoại tệ chồng chất. Kiện toàn cơ chế tín dụng và từng bước áp sát thị trường, sử dụng đồng tiền tín dụng định hướng sản xuất - kinh doanh, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn của nông dân, hạn chế dần những hợp đồng ít ỏi, rải mành mành, thủ tục tiếp nhận vốn nhiêu khê, lãi suất thực sự bị tăng cao do phụ phí lớn.

Sáu là, nhà nước cần có chính sách ưu đãi tích cực hoạt động tín dụng dài hạn trong

nông nghiệp, chuyển dần từ bù lỗ do " bao cấp " lãi suất sang trợ giá lâu dài một số hàng nông sản chiến lược, miễm giảm hoặc giãn thuế cho hệ thống các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; thậm chí có chính sách ưu đãi rõ ràng đối với bất kỳ chương trình đầu tư nào của mọi tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, tư nhân trong và ngoài nước vào nông nghiệp, phục vụ xuất khẩu, tự cân đối ngoại tệ, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn.

Bảy là, kết hợp nguyên tắc tín dụng với các công cụ tài chính khác (như nới lỏng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuế, phí, bù lỗ lãi suất, trợ giá hàng nông sản, cấp đủ vốn lưu động…) để giảm thiểu rủi ro, bảo toàn vốn tín dụng ngân hàng. Tăng cường thanh tra, giám sát việc đầu tư vốn trong

nông nghiệp, đảm bảo chất lượng mọi quy trình thẩm định, xét duyệt, phân bổ, sử dụng vốn đầu tư. Cải tiến đa dạng hoá các hình thức cho vay và thanh toán nhằm vừa rút ngắn quãng đường vận động của đồng vốn đến đúng các địa chỉ đầu tư, vừa tiết kiệm đồng vốn, giảm chi phí tín dụng; phòng ngừa tốt rủi ro bằng cách phát huy tín dụng đồng tài trợ theo dự án; tín dụng khép kín, hoàn chỉnh theo quy trình sinh trưởng cây trồng, vật nuôi; quy trình cung ứng vật tư - sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ - xuất khẩu nông sản hàng hoá, tín dụng tập thể, tương hỗ đến từng hợp tác xã, tổ, đội, đoàn thể hoặc nhóm người lao động…

Tám là, tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống tổ chức đầu tư vốn trong nông nghiệp, nông

thôn thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó kênh đầu tư vốn ngân sách, vốn tín dụng tập trung (Nhà nước thống nhất quản lý) đóng vai trò chủ đạo. Thống nhất các loại hình tín dụng nông thôn theo một số định chế thích hợp hoàn cảnh, địa bàn cụ thể: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, Quỹ tài trợ xuất khẩu nông sản, Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ trợ giúp áp dụng tiến bộ kỹ thuật…Tập trung quản lý các nguồn vốn đầu tư thông qua phát triển thị trường vốn nông thôn có sự tham gia cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng của mọi thành viên. Kiện toàn hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động đầu tư tín dụng nông thôn. Xây dựng cơ chế đầu tư thích hợp tính chất nguồn vốn đầu tư.

Chín là, hướng mạnh chính sách đầu tư tập trung vốn cho các chương trình công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Nâng cấp, đổi mới trang thiết bị máy móc, kỹ thuật, xây mới cơ sở hạ tầng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp, nông thôn, áp dụng các thành tựu công nghệ sinh học, chú trọng bảo vệ môi trường, dự báo thời tiết, phòng ngừa thiên tai. Chú trọng đầu tư nâng cấp các khâu bảo quản, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ hàng nông sản. Tranh thủ những kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, tiến tới xây dựng và mở rộng thị phần một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường bên ngoài.

Ngoài ra cần phải phát huy vai trò kinh tế hộ gia đình, xây dựng thiết chế dân chủ nông thôn và lành mạnh hoá tài chính cơ sở. Đó cũng là những điều kiện hết sức cơ bản góp phần thực hiện huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư để phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

Hệ thống hai nhóm giải pháp trong một chỉnh thể, là môi trường, điều kiện cần và đủ đảm bảo phát triển cầu và cung vốn có hiệu quả kinh tế-xã hội bền vững.

kết luận

Đa số người nghèo ở Việt Nam sống ở vùng nông thôn. Chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia sẽ không thành công trọn vẹn nếu không nâng cao được chất lượng cuộc sống của khu vực đông dân cư này, đặc biệt là những người sống ở vùng núi, nơi chiếm tới 70% diện tích đất Việt Nam. Thất bại trong việc nâng cao đời sống nông dân sẽ càng nới rộng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị, tạo nên những khác biệt lớn về sức khỏe cũng như về giáo dục giữa hai vùng trên. Điều này sẽ dẫn tới những thành phố đông đúc chật hẹp quá tải ngoài ý muốn, nghèo đói ở khu vực nông thôn sẽ ảnh hưởng đến khu vực thành thị kéo theo sự sa sút trong sản xuất và tụt hậu về kinh tế. Chính vì vậy:

Huy động, cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp là vấn đề thiết thực cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Thực trạng kém phát triển của nông nghiệp trong nhiều năm qua là một cản trở lớn đến tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tại địa phương hiện nay. Do nông nghiệp là một ngành kinh tế lớn, có ảnh hưởng sâu rộng đến phát triển KT - XH của đất nước, nên việc tập trung đầu tư vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.

Phước Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng, thế mạnh. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều mặt khó khăn, hạn chế để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Đó là tiềm năng lao động, đất đai, mặt nước chưa được khai thác triệt để, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm. Sản xuất nông nghiệp nhiều nơi còn phân tán, mang yếu tố tự phát; trình độ khoa học- công nghệ của sản xuất còn lạc hậu nên năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp, kém hiệu quả, đời sống một bộ phận nông dân, nhất là ở vùng sâu, vừng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Từ năm 2000 đến nay, bằng việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vận dụng sáng tạo vào điều kiện địa phương, toàn huyện đã triển khai phát triển nông nghiệp một cách sâu rộng và đã thu được một số kết quả nhất định: Bước đầu đã chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất tự cung tự cấp khép kín sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, đáp ứng yêu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm tại địa phương, cơ cấu kinh tế nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đã góp phần to lớn vào ổn định kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân nông thôn. Đặc biệt là đã có tác động lớn đối với số đông đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương trong việc nhận thức chuyển đổi phương thức canh tác, cách thức làm ăn, xoá bỏ dần tình trạng sản xuất manh mún, phân tán, nhỏ lẻ.

Do đặc thù của một huyện miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nên việc triển khai phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng một nền sản xuất hàng hóa là hết sức khó khăn và phức tạp, không thể một sớm một chiều là xong, mà phải trải qua nhiều nấc thang với nhiều bước đi cụ thể. Để quá trình này thực hiện với tốc độ nhanh và

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 84 - 91)