Đất đai: Theo điếu tra thổ nhưỡng của Đoàn quy hoạch nông nghiệp thuộc Viện Quy hoạch Nông nghiệp, diện tích đất tự nhiên ở huyện Phước Sơn có các loại đất như

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 35 - 38)

Quy hoạch Nông nghiệp, diện tích đất tự nhiên ở huyện Phước Sơn có các loại đất như sau: đất phù sa bồi ven suối nhỏ Pb, đất phù sa ven suối nhỏ Pv, đất phù sa Glây Pg, đất dốc tụ D, đất phù sa cổ FRv, đất nâu đỏ phát triển trên đá BaZan FKV, đất đỏ vàng phát triển trên đá Macmacit Granit Fa (Lcu), đất đỏ vàng trên đá Paraga nai Psel, đất đỏ vàng trên đá Philit Fr, đất nâu tím phát triển trên đá Pa raganai Fe (L), đất đỏ vàng phát triển trên phiến thạch mica, đất mầu vàng đỏ phát triển trên đá Pa raganai, trong đó đất đỏ vàng phát triển trên đá Macmacit Granit Fa (Lcu), đất đỏ vàng trên đá Paraganai Pel, đất màu vàng đỏ phát triển trên đá Paraganai chiếm trên 85% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Theo số liệu thống kê năm 2003, tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn huyện là 114.127,12ha. Trong đó: đất nông nghiệp 2.204,58ha; đất lâm nghiệp có rừng 70.070,06ha; trong đó phần lớn là diện tích đất rừng. Rừng Phước Sơn có nhiều loại gỗ quý như gõ, sơn, dỗi, chò chỉ, lim và nhiều lâm sản phụ như mây, ươi. Cây dược liệu như đổ trọng, quế, sâm, sa nhân, trầm hương… Độ che phủ của rừng Phước Sơn còn trên 60%,

là nơi sinh sống của nhiều loại động vật quý như voi, hổ, nai, khỉ, gấu, rắn, trăn, tắckè, rùa, ba ba… và nhiều loài chim như: công, trĩ, qụa đen… Đất chuyên dùng 514,15ha; đất ở 100,8ha; đất chưa sử dụng 41.237,53ha. Trong đó: đất bằng chưa sử dụng 1.199,3ha; đất đồi núi chưa sử dụng 39.070,23ha; sông suối 861ha; đất có mặt nước chưa sử dụng 4ha; núi đá không có rừng cây 103ha. Phần lớn diện tích đất còn lại chưa sử dụng rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và trồng cây các loại cây lâu năm như quế, cao su…[35].

- Về nguồn nước : Phước Sơn có nguồn nước dồi dào, bao gồm nguồn nước ngầm và

nguồn nước bề mặt, cùng với hệ thống sông suối dày đặc và phân bổ tương đối đều giữa các vùng trên địa bàn huyện. Với sông ngòi nhiều, nguồn nước dồi dào và địa hình miền núi cao như sông Đhăc My, Đhắc Mét, sông Trường, Nước Chè, suối Đhăc Ra Lon, Nước Xe, Xà Oai, Xà Loa… Sông Đhăc My bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh, dài 56km là con sông lớn có nhiều gềnh thác, lòng sông dốc rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thuỷ điện (hiện nay công trình thuỷ điện Đắk My 4 đang khởi công xây dựng với công suất 273MW và công trình thuỷ điện ĐăkMy 1 đang trong giai đoạn lập dự án…). Nguồn nước ngọt, nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế. Song, do đặc điểm thời tiết và địa hình, nên nguồn nước cũng thay đổi trữ lượng theo mùa: mùa mưa, tập trung tới 80% lượng mưa cả năm, ngược lại những tháng mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm 1 - 2% lượng mưa cả năm, nên có những tháng lũ lụt, có tháng khô hạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và canh tác.

- Tài nguyên khoáng sản: Với thiết bị khoa học, kỹ thuật và qua thực tiễn khảo sát.

Phước Sơn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, đa dạng về thể loại, nhưng phức tạp về cấu trúc và hầu hết các loại khoáng sản đều có trữ lượng vừa và nhỏ, điều kiện khai thác khó khăn như vàng: có trữ lượng nhỏ ở dạng sa khoáng và vừa ở dạng vàng gốc ở xã Phước Đức, Phước Lộc, Phước Thành (hiện nay đang khai thác).

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

- Dân số và lao động: Tính đến 31/12/2005, tổng dân số của huyện Phước Sơn là 20.932 người. Trong đó: Nam 10.572 người, nữ 10.360 người; số người trong độ tuổi lao 20.932 người. Trong đó: Nam 10.572 người, nữ 10.360 người; số người trong độ tuổi lao động là 9.978 người. Trong đó: số lao động Nam là 5.121 người, số lao động nữ là 4.857 người. Phước Sơn có đến 15 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo thành một cộng đồng dân tộc phong phú và đa dạng, đông nhất là người Bh'noong và người Kinh, sau đó là người Ca

dong, Giẻ, Co, Cơ tu, Hoa…Người Bh'noong chiếm trên 65% dân số toàn huyện - là một nhóm tộc người thuộc dân tộc Giẻ-Triêng, xưa kia sinh sống rải rác suốt từ nguồn Nước Mỹ sang đến vùng Đak Glêi của tỉnh Kom Tum và ở vùng thấp giáp ranh giữa Phước Sơn và Quế Sơn 35.

Tuy lao động ít thất nghiệp, nhưng phần lớn lao động đang làm việc là lao động giản đơn thủ công; chất lượng hiệu quả lao động thấp, phần lớn lao động chưa được đào tạo.

- Về kinh tế: Phước Sơn là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn.

Đời sống của đồng bào theo phương thức tự cấp, tự túc phụ thuộc vào thiên nhiên; sản xuất còn tồn tại phương thức sản xuất lạc hậu, công cụ thô sơ, phát rừng làm rẫy, luân canh, trồng lúa nước trên ruộng cạn. Trong những năm gần đây, nhờ có chính sách định canh, định cư, chường trình 327, chương trình 135, chương trình nước sinh hoạt theo Quyết định 134-CP, chương trình xoá nhà tạm, chương trình 143, chương trình xây dựng cụm kinh tế xã, chương trình phát triển công nghiệp chế biến, khôi phục các làng nghề truyền thống và các chương trình khác, do vậy kinh tế nông thôn ở huyện Phước sơn có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng kinh tế thị trường, bộ mặt KT - XH có bước đổi mới nhất định.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả thời kỳ 2001-2005 đạt 7,5%, các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển theo đúng chủ trương đường lối của Đảng, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập và hoạt động có hiệu quả, giá trị sản xuất lâm - nông nghiệp tăng 7,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 5%, thương mại - dịch vụ tăng 8,5%, đến cuối năm 2005 tỉ trọng (GDP) thương mại - dịch vụ chiếm 45,5%, lâm - nông nghiệp 33,5% và công nghiệp - xây dựng 21% ( tương ứng với cơ cấu trên năm 2000 là 40,5%, 41,9% và 17,6%). Thu nhập bình quân đầu người từ 1,3 triệu tăng lên 1,7 triệu đồng/người/năm [39, tr.9].

+ Sự nghiệp định canh định cư cơ bản ổn định: Nhờ triển khai lồng ghép các chương trình dự án quốc gia với kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương nên những mục tiêu ĐCĐC thực hiện có hiệu quả, đến nay toàn huyện có trên 2.000 hộ và trên 10.000 nhân khẩu cơ bản ổn định ĐCĐC, chiếm tỉ lệ trên 70%.

+ Sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn có bước phát triển: Diện tích gieo trồng hàng năm đều tăng, ruộng nước từ 431 ha năm 2001 tăng lên 666 ha năm 2005, năng

suất cây trồng chính năm sau cao hơn năm trước, bình quân lúa ruộng đạt 35 tạ/ha, bắp 18 tạ/ha; tổng sản lượng lương thực có hạt từ 3.500 - 3.700 tấn/năm; tổng đàn gia súc trên 12.000 con, tăng 20% so với năm 2001, nuôi cá nước ngọt được chú trọng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi có tiến bộ, trên 60% diện tích lúa ruộng được tưới, kinh tế vườn, kinh tế trang trại đang mở ra hướng mới nhằm khai thác tiềm năng để sản xuất hàng hoá.

+ Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tiếp tục được tăng cường: Gần 100 công trình được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Tổng nguồn vốn đầu tư XDCB của toàn xã hội trên 100 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN trên 87,7 tỷ đồng. Đến nay đã khai thông trên 30 km đường đến trung tâm 5 xã vùng cao, gần 10 km đường nội thị và liên thôn được cấp phối, hoặc bêtông ximăng, trên chục cầu cống lớn qua sông suối lớn được xây dựng, lưới điện quốc gia mở rộng lên 4 xã vùng cao, các công trình trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc các xã được cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới. Toàn huyện đã phủ sóng phát thanh, truyền hình, 6 xã có đường quốc lộ đi qua, 5 xã có đường công vụ đến trung tâm, 9/11 xã và 70% hộ được dùng điện, 60% hộ đảm bảo nước sinh hoạt, 7/11 xã có bưu điện văn hoá, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi [14, tr.11-12].

2.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT-XH của Phước Sơn.

Những đặc điểm về tự nhiên, KT - XH của huyện Phước Sơn vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 35 - 38)