Tín dụng ngân hàng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 28 - 31)

c- Các hình thức tín dụng:

1.2.3.Tín dụng ngân hàng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới có nhiều lợi thế phát triển mạnh mẽ (phát triển cả nông - lâm - ngư nghiệp, phát triển cả trồng trọt, chăn nuôi và mọi ngành nghề dịch vụ trong nông thôn). Là nền nông nghiệp dựa trên cơ sở những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và từng bước cơ cấu kinh tế nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá; là nền nông nghiệp mà sự phát triển nông nghiệp gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, làm cho nông thôn ngày càng văn minh và giàu đẹp.

Nông nghiệp là một ngành kinh tế xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người và có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của nông nghiệp thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:

- Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm là nhu cầu tối cơ bản của con người. C.Mác đã khẳng định, con người trước hết phải có ăn rồi sau đó mới nói đến hoạt động khác. Người cho rằng:" Nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho

con người…" [27, tr.197], " Và việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên của

sự sống của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung" [28, tr.134].

- Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. "nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật

chất chủ yếu của xã hội. Sản phẩm nông nghiệp là nhu cầu tối cơ bản của con người" [27,

tr.197]. Như vậy, cho dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, sản phẩm nông nghiệp vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại của xã hội loài người.

- Nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho xã hội.

Để thực hiện vai trò này của nông nghiệp đòi hỏi phải giải quyết tốt quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và cả phân bố sản xuất, quy trình kỹ thuật, mô hình tổ chức và quan hệ về lợi ích kinh tế.

- Nông nghiệp là ngành cung cấp một khối lượng hàng hoá lớn để xuất khẩu; là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội. Đồng thời là ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.

ở nước ta ngày nay, nông nghiệp là ngành có liên quan trực tiếp đến việc làm, thu nhập và đời sống của đại đa số dân cư, vì vậy, nông nghiệp có tầm quan trọng hàng đầu đối với phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội.

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát về thực hiện đề án cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) giai đoạn 2001 - 2005 là: Ngân hàng Nông nghiệp phải thực sự trở thành lực lượng chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng cho đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn phù hợp với chính sách, mục tiêu của Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn. Mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, có quy mô vốn tự có đủ lớn, áp dụng công nghệ tin học, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, thông thoáng đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư ở thành phố, thị xã, tụ điểm kinh tế nông thôn, nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập

[32].

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã tập trung mọi nỗ lực, cố gắng thực hiện Quyết định số 161/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại NHNo giai đoạn 2000-2010 và đã đạt được những kết quả to lớn. Việc triển khai thực hiện Đề án giai đoạn (2001-2005), hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tiếp tục phát triển, mức tăng trưởng cao, giữ được cân đối về nguồn vốn huy động và cho vay, chuyển dịch cơ cấu dư nợ trung, dài hạn từng bước phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và phát triển các dịch vụ.

Tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân 16%/năm, trong đó dư nợ cho vay trung dài hạn 14 - 16%/năm. Số dư nợ đến cuối 2005 là: 84.000 tỷ (trung, dài hạn 33.000 tỷ); dự tính đến cuối 2010 là : 176.000 tỷ (trung, dài hạn 70.000 tỷ); nguồn vốn đến cuối 2010: 250.000 - 260.000 tỷ; tăng vốn tự có đến cuối năm 2005 xấp xỉ 500 triệu USD; dự tính đến cuối 2010 xấp xỉ 1 tỷ USD; tỷ lệ sinh lời > 14%. Doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm 60 - 70%, thu dịch vụ và các hoạt động khác 30 -40%. Tỷ lệ nợ quá hạn không quá 4% tổng dư nợ. Tỷ trọng đầu tư ngắn hạn 60%; Trung dài hạn 40%, tỷ trọng đầu tư khu vực doanh nghiệp 30 - 35%, hộ và cá nhân 65 - 70% [32].

Thực hiện văn bản 3645/NHNo-CLKD về " Kế hoạch triển khai Đề án cơ cấu lại" các chỉ tiêu đề ra đều vượt kế hoạch và vượt cả chỉ tiêu Đề án đến năm 2005, kết quả như sau: Đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn đạt 190.657 tỷ, tăng 123.272 tỷ (+282,93%) so với năm 2001. Tổng dư nợ đạt 161.106 tỷ, tăng 101.076 tỷ (+268,37%) so với năm 2001, Trong đó dư nợ trung, dài hạn là 70.259 tỷ chiếm tỷ trọng 43,6% tổng dư nợ và vượt 7.481 tỷ so với chỉ tiêu đầu năm 2005.

Nợ quá hạn đến 31/12/2005 là 3.705 tỷ (gồm cả nợ tồn đọng) chiếm tỷ lệ 2,3% so tổng dư nợ; Chất lượng tài sản có theo kiểm toán quốc tế năm 2003, tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ = 3% [32].

Tỷ trọng dịch vụ năm 2005 đạt 10,5%/kế hoạch thu dịch vụ từ 15 - 20%.

Song song với công cuộc đổi mới nền kinh tế, trong những năm vừa qua NHNo&PTNT Việt Nam đã mạnh dạn chuyển hướng kinh doanh quan trọng về thị trường, lấy nông nghiệp, nông thôn, nông dân là đối tượng chính trong định hướng hoạt động của mình. Nhờ đó trong những năm vừa qua nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nông dân có bước phát triển nhanh chóng.

Nhưng ban đầu khi đi vào thị trường mới này NHNo&PTNT Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn. Ngay từ đầu đã có nhiều phân vân, lo ngại, thậm chí có ý kiến cho rằng, đầu tư vào hộ sản xuất tức là khuyến khích sản xuất hàng hoá nhỏ, là "Hàng ngày hàng giờ

đẻ ra chủ nghĩa tư bản", đụng vào đường lối "Ai thắng ai " là vấn đề chủ nghĩa xã hội hay

chủ nghĩa tư bản.

Xuất phát từ thực trạng khó khăn và đi tìm định hướng tháo gỡ chung cho nông nghiệp, nông thôn, mối quan tâm chính ở đây là cần có đổi mới căn bản việc tổ chức huy

động và đầu tư vốn để tiếp tục ổn định, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Định hướng

mới phải bao quát từ chủ trương, chính sách đầu tư đến hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế, phương thức, hình thức huy động và bố trí vốn đầu tư. Cần phải có sự tập trung thống nhất quản lý về mặt Nhà nước mọi nguồn vốn đầu tư trong nông nghiệp, xoá bỏ nhiều đầu mối, nhiều tầng nấc trung gian gây cản trở, làm méo mó, chệch hướng các dòng chảy vốn đến với sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, đồng thời tuân thủ các định chế tài chính thích ứng với cơ chế thị trường để đẩy mạnh phát triển thị trường vốn nông thôn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 28 - 31)