Vận dụng có hiệu quả hệ thống chính sách kinh tế thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 79 - 82)

- Về phát triển thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp

3.2.1.6. Vận dụng có hiệu quả hệ thống chính sách kinh tế thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

phát triển.

- Chính sách đất đai

Đối với sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và tại huyện Phước Sơn nói riêng, vấn đề ruộng đất luôn luôn là sự quan tâm hàng đầu của người nông dân, vì nó là tư liệu sản xuất cơ bản nhất. Mặc dù hiện nay tại địa phương đất rộng người thưa, nhưng phần lớn diện tích đất thuộc các nông lâm trường quốc doanh là các chủ quản lý sử dụng đất, song trong thực tế những người chủ quản lý cụ thể gắn bó với từng diện tích đất sản xuất lại không rõ ràng. Do vậy, sự gắn kết giữa người lao động với tư liệu sản xuất (đất đai) rất lỏng lẻo dẫn đến kìm hãm động lực của sự phát triển.

Nhằm khắc phục hạn chế đó, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã quyết định giao khoán ổn định đến hộ nông dân xã viên với thời gian 15 năm đối với cây trồng hàng năm và 50 năm đối với cây lâu năm, với mức khoán ổn định trong 5 năm.

Để hoàn thiện và nâng cao chủ trương trên, Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII (tháng 6năm 1993) đã khẳng định: ruộng đất được giao cho các hộ nông dân để sử dụng lâu dài, tạo điều kiện để hộ nông dân thực sự tự chủ trên ruọng đất được giao. Trong thời gian sử dụng đất, hộ nông dân được hưởng 5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng. Kết quả cuối cùng là năng suất, sản lượng cây trồng đã tăng liên tục trong những năm qua.

- Về chính sách đầu tư phát triển

Chính sách đầu tư của nhà nước nói chung và đối với nông nghiệp, nông thôn nói riêng trong những năm gần đây đã được điều chỉnh theo hướng: Nhà nước tập trung, cắt giảm các khoản đầu tư hiệu quả thấp hoặc chưa bức xúc; tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế cùng bỏ vốn đầu tư vào sản xuất- kinh doanh; đồng thời với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế Việt Nam đã có thêm nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các nguồn vốn đầu tư chính cho nông nghiệp là:

+ Vốn ngân sách: nguồn vốn này được tập trung đầu tư vào các lĩnh vực chủ yếu

như:

Thủy lợi, đường giao thông, xây dựng các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Phủ xanh đất trống đồi núi trọc (trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng); Khai thác đất hoang hóa bãi bồi ven sông, ven biển;

Xây dựng các cảng cá;

Xây dựng cơ sở hạ tầng trong các nông trường quốc doanh, nhà máy chế biến nông- lâm thủy sản.

+ Vốn tín dụng:(thường với lãi suất ưu đãi) được đầu tư vào.

Trồng mới các cây công nghiệp như cao su, chè, cà phê, mía đường; Nâng cấp xây mới các cơ sở chế biến;

Đóng mới, cải hoán các tàu có công suất lớn (từ 45CV trở lên) phục vụ đánh cá xa bờ;

Cho vay theo nhu cầu sản xuất; Các mục tiêu cho vay khác.

+ Vốn của các doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư. + Vốn của tư nhân và các hộ nông dân tự đầu tư. + Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Nhờ có sự đa dạng hoá các nguồn vốn và kênh đầu tư mà tổng đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn đã tăng lên đáng kể trong những năm qua.

Mục đích CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn là triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào các khâu nuôi trồng, sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy hàng năm địa phương nên dành một tỷ lệ ngân sách thích đáng cho nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.

Khuyến khích các thành phần kinh tế, các hội khoa học kỹ thuật thành lập các tổ chức khoa học- công nghệ để đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và triển khai dịch vụ khoa học- công nghệ phục vụ CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn.

Ban hành các chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ công nghệ- kỹ thuật vào nông nghiệp. Tạo điều kiện về trang thiết bị, kỹ thuật mà địa phương có thể, nhằm phục vụ việc nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả.

- Chính sách bảo trợ cho nông dân

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bảo trợ sản xuất là yêu cầu tất yếu đối với kinh tế nói chung và nông dân nói riêng. Xuất phát từ những yêu cầu đặc thù vốn có của nông nghiệp, chu kỳ sản xuất của một số cây trồng, vật nuôi; những sản phẩm nông nghiệp lại trực tiếp bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người. Cho nên, yêu cầu của sự ổn định sản phẩm nông nghiệp được đặt lên hàng đầu, nhất là đối với những sản phẩm thiết yếu.

Sản xuất nông nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường tất yếu cũng phải tuân thủ những quy luật chung của nó. Nhưng để không làm rối loạn quan hệ cung - cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp, không gây biến động và làm mất cân đối trong sản xuất, làm phương hại lợi íh chính đáng của người nông dân và phát triển kinh tế nông nghiệp theo những cơ cấu đã được xác định, cần thiết phải có vai trò điều tiết của Nhà nước. Chính sách bảo trợ là biện pháp can thiệp trực tiếp của Nhà nước để khắc phục tình trạng biến động về giá cả do quan hệ cung - cầu của thị trường trong và ngoài nước gây ra. Đây chính là giải pháp để ổn định sản xuất, ổn định thu nhập và nâng cao đời sống của dân cư nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội.

Nhà nước có thể sử dụng nhiều chính sách để tiến hành bảo trợ sản xuất cho người nông dân: bảo trợ trực tiếp hoặc gián tiếp; cũng có thể bảo trợ "đầu vào" thông qua giảm

giá vật tư, nhiên liệu, giống và các dịch vụ do Nhà nước đảm bảo; hoặc bảo trợ "đầu ra"

bằng việc Nhà nước bao tiêu những sản phẩm cần khuyến khích.

Hiện nay, do nguồn vốn từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, thì hình thức bảo trợ tốt nhất là bảo trợ gián tiếp, Nội dung của phương thức này là Nhà nước không dùng ngân sách để can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường, mà thông qua hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô để tác động vào quá trình CNH, HĐH nông nghịêp, nông thôn. Những biện pháp hỗ trợ bao gồm: bảo trợ về giá, hỗ trợ về vốn, hoặc chính sách thuế, tín dụng: miễn giảm thuế, lãi suất ưu đãi và hỗ trợ lãi suất…Trong các biện pháp đó, bảo trợ về giá tỏ ra có ưu thế tích cực. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn, cần lựa chọn những sản phẩm, những ngành, những lĩnh vực có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế trên địa bàn để tiến hành bảo trợ, bên cạnh đó cần kết hợp với các biện pháp khác để tạo điều kiện kinh tế nông nghiệp luôn giữ được ổn định và tăng trưởng một cách bền vững.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)