I. Nguồn vốn huy động 32.775 39.330 41.230 44.750 47
2.2.2.2. Các giải pháp cơ bản triển khai thực hiện cho vay phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
và kinh tế nông thôn.
Để đưa chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân cũng như làm cho cơ chế chính sách của ngành phát huy tác dụng, trong nhiều năm qua NHNo&PTNT Việt Nam đã chỉ đạo và chi nhánh đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như sau:
- Thường xuyên cập nhật và tổ chức cho cán bộ viên chức học tập, nhận thức đầy đủ nội dung các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, và NHNo&PTNT Việt Nam về công tác cho vay vốn đối với nền kinh tế nói chung và để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Nhằm mở rộng đối tượng cho vay Hộ nông dân, góp phần tạo
việc làm cho nông dân, tăng nguồn thu nhập cho hộ gia đình, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn không ngừng phát triển.
- Tập trung mọi nguồn lực để huy động vốn, đáp ứng này càng nhiều nhu cầu vốn để phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
NHNo&PTNT huyện Phước Sơn đã triển khai hàng loạt các biện pháp vừa có tính chiến lược, vừa có tính thiết thực để huy động vốn trong nền kinh tế . Đó là:
- Tập trung huy động vốn trong dân cư và nền kinh tế bằng mọi hình thức và biện pháp.
NHNo&PTNT huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện đề án kinh doanh (2001 - 2005) trên địa bàn nhằm khai thác tối đa nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu vay vốn đối với các thành phần kinh tế nói chung và để phát triển nông nghiệp trên địa bàn nói riêng.
Qua 5 năm thực hiện Đề án, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn có xu hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước về số tuyệt đối (Bảng 2.4). Mặc dầu tốc độ tăng trưởng còn ở tỉ lệ thấp so với chỉ tiêu kế hoạch của ngành cấp trên giao hàng năm, nhưng tổng nguồn vốn huy động tại địa phương trong những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu vay vốn đối với các thành phần kinh tế tại địa bàn để thực hiện các dự án, chương trình trung, dài hạn như chương trình chăn nuôi đại gia súc, chương trình phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng cây nguyên liệu để cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến … gắn liền với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Tính đến 31/12/2005 chi nhánh đã có tổng nguồn vốn huy động 47.670 triệu đồng. Số liệu diễn biến qua các năm như sau:
Biểu 2.4: Nguồn vốn huy động qua các năm 2001 - 2005 tại địa bàn
Năm Tổng nguồn vốn Trong đó Vốn huy động Tỉ lệ tăng (+), giảm (-) so năm trước 2001 32.775 32.775 100%
2002 39.330 39.330 +20% 2003 41.230 41.230 +4,80% 2003 41.230 41.230 +4,80% 2004 44.750 44.750 +7,20% 2005 47.670 47.670 +6,52%
Nguồn: Báo cáo thống kê của NHNo&PTNT huyện Phước Sơn.
Với khối lượng vốn trên, hàng năm chi nhánh NHNo&PTNT huyện đã cân đối đủ vốn để cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế trên địa bàn nói chung và đặc biệt là cho hộ nông dân vay để phát triển nông nghiệp nói riêng.
- Thực hiện đa dạng hình thức chuyển tải vốn đến hộ vay vốn.
Với đặc thù của một huyện miền núi, dân cư bố trí thưa thớt trên một địa bàn rộng lớn, vấn đề đặt ra làm thế nào để người vay vốn được tiện lợi, tiếp cận được với định chế tài chính chính thức, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện đã thực hiện đa dạng hình thức chuyển tải vốn.
+ Hình thành ngân hàng lưu động, mở rộng màng lưới hoạt động:
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện đã từng bước phát triển màng lưới hoạt động, đưa hoạt động ngân hàng đến gần với người dân, từng bản làng. Cuối năm 2002 chi nhánh đã hình thành được 02 ngân hàng lưu động tại 02 trung tâm cụm xã đối với vùng thấp Phước Hiệp và Vùng cao Phước Năng, kết hợp với việc sử dụng xe ô tô chuyên dùng do Ngân hàng Thế giới WB tài trợ, đã giúp người dân gửi tiền, rút tiền, vay vốn, trả nợ rất thuận lợi và hiệu quả, được sự đồng tình hoan nghênh rất cao của bà con nông dân, đặc biệt là người dân ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Tính đến cuối năm 2005 đã có 100% số xã trên địa bàn huyện người dân được vay vốn NHNo&PTNT huyện.
+ Phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tại địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết Liên tịch số 2308/NQLT/1999 và Nghị quyết Liên tịch số 02/NQLT- 2000.
Nội dung cơ bản, tổng quát của 2 Nghị quyết liên tịch này là thành lập các tổ vay vốn và nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm để mở rộng cho vay Hội viên với mức tiền vay từ 10 triệu đồng trở xuống, người vay không phải thế chấp tài sản; Tuyên truyền các chính sách về nông nghiệp, nông thôn, các chính sách và biện pháp, thủ tục vay vốn, các biện pháp
làm ăn giỏi, sử dụng vốn có hiệu quả với phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
- Mở rộng kinh doanh luôn gắn liền với việc xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo quyền lợi, lợi ích của hộ vay vốn.
Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam là hoạt động tín dụng thương mại theo nguyên tắc kinh tế thị trường, bảo đảm cho ngân hàng có mức lãi hợp lý sau khi bù đắp các khoản chi phí. Tuy nhiên, NHNo&PTNT Việt Nam luôn thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo quyền lợi, lợi ích của Hộ vay vốn. Đó là:
+ Mở rộng tuyên truyền, phổ biến đến hộ các điều kiện, thủ tục cho vay; thực hiện cho vay giảm lãi 15% đối với vùng II, 30% đối với vùng III. Từ đó đã góp phần đáp ứng vốn và hỗ trợ tài chính giúp hộ vay thay đổi tập tục canh tác, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, giữ vững an ninh xã hội, an ninh biên giới, tạo lập sự gắn bó, đoàn kết, hoà thuận trong các cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
+ Mở rộng diện hộ vay không phải thế chấp tài sản:
NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang áp dụng cho vay không phải thế chấp tài sản đối với Hộ nông dân: Từ 500 ngàn đồng tăng lên 5 triệu đồng trước đây đến 10 triệu đồng đối với Hộ theo Quyết định 67/1999/QĐ-TTg; đến nay là 20 triệu đồng đối với Hộ đi xuất khẩu lao động, 30 triệu đồng đối với Hộ nông dân chủ trang trại sản xuất hàng hoá, 50 triệu đồng đối với Hộ sản xuất giống Thuỷ sản, Hộ chăn nuôi gia cầm bị thiệt hại do dịch cúm không phải thế chấp tiền vay. Qua đó giúp Hộ vay có điều kiện để tiếp cận vốn thuận lợi.
+ Niêm yết công khai lãi suất huy động, cho vay, quy trình hồ sơ thủ tục vay vốn tại nơi giao dịch. Thực hiện quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các cơ chế chính sách tín dụng để mọi người dân đều biết.
+ Thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cá nhân của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, nhằm hạn chế tối đa những phiền hà tiêu cực. Quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn am hiểu và làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.