Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 77 - 79)

- Về phát triển thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp

3.2.1.5. Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tốc độ và kết quả của tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển nhanh và bền vững, quy định mức tăng năng suất lao động. Do vậy, phải coi phát triển nâng cao nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng nhất cần được quan tâm đúng mức. Để

đáp ứng nhu cầu cán bộ khoa học và lực lượng lao động được đào tạo để phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong thời gian tới cần phải:

- Tiến hành điều tra, đánh giá trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ khoa học- kỹ thuật và trình độ văn hoá, kỹ thuật của lực lượng lao động nông nghiệp, có chương trình và tổ chức tốt mạng lưới đào tạo dạy nghề, hướng nghiệp để vừa đào tạo đội ngũ lao động lành nghề phục vụ thiết thực tại địa phương, vừa tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, chuyên gia giỏi ở nhiều lĩnh vực đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trong từng giai đoạn.

- Thu hút các nguồn tài trợ trong nước và ngoài nước, tăng ngân sách cho phát triển giáo dục đào tạo ở nông thôn, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị trường học, bồi dưỡng đào tạo cho giáo viên, lập các quỹ khuyến học cho học sinh. Thực hiện đa dạng hoá hình thức đào tạo, xã hội hoá giáo dục, khuyến khích các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân, hộ gia đình đầu tư phát triển giáo dục- đào tạo, mở các trường lớp, hiến đất xây dựng trường, đóng góp tiền, công lao động cho xây dựng trường sở.

- Xây dựng chương trình và nội dung đào tạo phù hợp với từng loại đối tượng trong nông nghiệp, tăng cường đào tạo kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, làm vườn để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất của người nông dân. Tăng cường đào tạo nghề cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

- Xây dựng và kiện toàn đội ngũ viên chức nhà nước tại địa phương, từng bước thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ theo quy định của nhà nước, xây dựng quy chế tuyển dụng công chức, đảm bảo có năng lực, trình độ thực hiện tốt công việc được giao. Đồng thời tăng cường bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh để tăng khả năng quản lý nông nghiệp, thực hiện liên kết giữa nông dân với nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học trong phát triển nông nghiệp.

- Thực hiện đào tạo nghề cho thanh niên vào tuổi lao động, đảm bảo cho mọi thanh niên được học nghề trước khi bước vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và hoạt động dịch vụ nông thôn. Mở rộng các hình thức đào tạo như: đào tạo, kèm cặp tại chỗ các cơ sở sản xuất, xí nghiệp; đào tạo tại trung tâm giáo dục thường xuyên, gửi đi đào tạo. Ngoài ra cần liên tục mở các lớp tập huấn ngắn ngày về kỹ thuật - công nghệ và chuyển giao công nghệ cho nông dân.

- Có chính sách thu hút nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động kỹ thuật có kiến thức, trình độ tay nghề cao từ nơi khác về công tác tại địa phương. Ngoài ra, cũng cần tạo điều kiện cho cán bộ, học sinh có nhu cầu nâng cao trình độ, đi nghiên cứu, thực tập, du học ở nước ngoài.

- Từng bước thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 22 tháng 12 năm 2004 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về việc đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc ít người. Đối với 6 huyện miền núi cao, trong kế hoạch 5 năm 2005-2010 phải tăng tỷ lệ cán bộ dân tộc ít người lên 30-40%(hiện nay bình quân mới chỉ đạt xấp xỉ 19,6%). Trong đó có từ 30% trở lên cán bộ giữ các chức vụ trưởng, phó phòng, ban, uỷ viên thường vụ, ban chấp hành các đoàn thể cấp huyện, nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp thôn 1.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 77 - 79)